a. Những tồn tại chung
Tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn đang ở mức cao, đặc biệt một số hộ chưa có sự chuyển biến tích cực. Một bộ phận hộ thoát nghèo có nguy cơ tái nghèo do phải sống trong những vùng không thuận lợi về điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, thiếu việc làm và việc làm không ổn định; thu nhập thấp, không có tích lũy. Tốc độ giảm nghèo không đồng đều ngay trong từng thôn và giữa các thôn, các vùng có điều kiện giống nhau; một số thôn tỷ lệ nghèo vẫn đang ở mức cao, nhất là các thôn Tam Thắng, Nam Huân, Hòa Phú.
Nhận thức về trách nhiệm đối với công tác xóa đói giảm nghèo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể ở một số thôn và một số ban ngành chưa sâu sắc và toàn diện, công tác phối hợp chỉ đạo điều hành chưa nhất quán, nhiều khi còn lúng túng. Lãnh đạo một số cơ sở và bản thân các hộ nghèo đang còn tư tưởng trông
chờ, ỷ lại vào nguồn hỗ trợ của Nhà nước, chưa huy động và khai thác được nguồn nội lực để thực hiện chương trình tại địa phương. Nguồn lực đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước cho chương trình hàng năm còn hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu. Chưa có thôn nào trích từ nguồn thu ngân sách và nguồn thu 5% quỹ đất của thôn để lập quỹ xóa đói giảm nghèo của thôn mình theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá XV kỳ họp thứ 9.
Một số chính sách hỗ trợ thôn nghèo, hộ nghèo chưa có tác dụng khuyến khích hộ nghèo, thôn nghèo phấn đấu vượt nghèo; tư tưởng không muốn ra khỏi danh sách thôn nghèo, hộ nghèo còn nặng trong một bộ phận nhân dân và cán bộ cơ sở.
Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án thuộc chương trình của các ngành chức năng chưa đồng bộ. Vấn đề xây dựng mô hình, kiểm tra chỉ đạo và sơ tổng kết, nhân diện rộng chưa được quan tâm đúng mức và thường xuyên.
b. Tồn tại trong việc thực hiện các chương trình kế hoạch
Xây dựng cơ sở hạ tầng ở các thôn nghèo đặc biệt khó khăn: Chưa huy động được sự tham gia và đóng góp tích cực của nhân dân; cơ chế dân chủ, công khai, kiểm tra, giám sát tuy đã được thực hiện, nhưng có nơi, có lúc đang mang nặng tính hình thức. Việc lập kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các xã chưa được chú trọng nên không chủ động triển khai thực hiện; một số công trình chưa mang lại hiệu quả như mong muốn.
Tín dụng ưu đãi: Một bộ phận hộ nghèo chưa tiếp cận được nguồn tín dụng ưu đãi, trong khi đó vẫn còn tình trạng cho vay không đúng đối tượng, sử dụng sai mục đích.
cũng đa dạng theo từng thôn cũng khác nhau. Trong khi đó mạng lưới khuyến nông chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu tổ chức chưa phù hợp. Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông phần lớn chưa đến được với người dân và độ rủi ro của các mô hình phát triểm kinh tế còn cao. Nội dung và nhu cầu khuyến nông rất lớn nhưng hình thức khuyến nông còn đơn điệu, bà con khó tiếp thu, khó vận dụng. Công tác khuyến nông tại các thôn Bái Trung I, Hòa Phú, Nam Huân còn khó khăn do tập quán canh tác của bà con còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp, điều kiện cơ sở hạ tầng còn khó khăn. Chưa hỗ trợ cho bà con kịp thời thông tin về thị trường đặc biệt là về giá cả, nơi tiêu thụ và khả năng tiêu thụ. Hiệu quả của các mô hình tập huấn chưa cao, thiếu khả năng nhân rộng tổng kết. Trình độ năng lực của cán bộ khuyến nông của xã còn yếu. Số lượt hộ nghèo tham gia chương trình khuyến nông, hướng dẫn cách làm ăn còn hạn chế.
Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo: Tài liệu tập huấn chưa được sửa đổi bổ sung cho phù hợp với đối tượng, kinh phí tập huấn còn hạn chế so với yêu cầu.
Hỗ trợ người hộ về giáo dục: Nhiều người nghèo chưa hiểu hết các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo. Các chi phí cho giáo dục vẫn là gánh nặng đối với hộ nghèo, đặc biệt là các khoản chi về sách giáo khoa, các khoản đóng góp cho nhà trường, nhiều hộ không đủ tiền cho con đi học, học sinh nghèo phải giúp gia đình kiếm tiền. Cơ sở vật chất của trường học còn thiếu và thiếu nhiếu giáo viên, trình độ giáo viên còn nhiều bất cập. Vẫn tồn tại tình trạng một bộ phận con em hộ nghèo còn bỏ học, số em học lên lớp cao, bậc cao còn hạn chế.
Hỗ trợ về y tế: Thông tin về quyền lợi của người nghèo về y tế chưa đầy đủ. Trạm y tế xã chưa đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh, hiện tượng người dân khám chữa bệnh vượt tuyến còn nhiều. Tuyến y tế xã còn rất thiếu cán bộ y tế có trình độ
đại học, trong khi đó lực lượng y tế thôn, bản chưa đủ kiến thức và kinh nghiệm để giúp người nghèo. Người nghèo hay đau ốm trong đó tủ thuốc tại thôn lại rất nghèo nàn, chi phí khi phải nằm viện do mắc phải bệnh nặng vẫn quá lớn so với các khoản được hỗ trợ đối với người nghèo. Đa số người nghèo vẫn thiếu kiến thức về vệ sinh dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ em nghèo suy dinh dưỡng lớn.
Như vậy, trong chương trình xóa đói, giảm nghèo ở xã Hòa Lộc, với những thay đổi có ý nghĩa quan trọng trong đời sống của các hộ nghèo nói riêng và nhân dân xã Hòa Lộc nói chung về các lĩnh vực giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế xã hội đã cải thiện đáng kể đời sống của bà con, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những hạn chế nhất định, nhân dân nơi đây cần nỗ lực hơn nữa trong cuộc sống để cải thiện tình hình, nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo là vấn đề luôn được ưu tiên hàng đầu. Mục đích của nó là góp phần giữ gìn sự ổn định về xã hội, giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội, phân hóa giàu nghèo, sự phân tầng xã hội đảm bảo an sinh xã hội.
Đảng và nhà nước ta đã quan tâm và có những chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp đối với người nghèo ở từng vùng trong suốt quá trình phát triển đất
nước. Tuy nhiên, nhiều địa phương trên đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn, kết quả xóa đói giảm nghèo còn nhiều hạn chế, đặc biệt là những vấn đề còn tồn tại đe dọa tính bền vũng của kết quả giảm nghèo đã đạt được trong thời gian qua.
Là một xã thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Hòa Lộc không được thiên nhiên ưu đãi nhiều, thời tiết, khí hậu bất lợi cho phát triển kinh tế- xã hội. Với những chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo của nhà nước và các tổ chưc có liên quan, cùng với sự nỗ lực của người dân nơi đây trong giai đoạn 2005-2011, đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội của xã. Bên cạnh những khó khăn tồn tại, những kết quả đã đạt được có ý nghĩa quan trọng, là những điều kiện nâng cao hơn nữa đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội nơi đây.
Trong thời gian làm bài do hạn chế về kiến thức và hiểu biết nên bài làm của em chưa được như mong muốn. Vì vậy, em rất mong nhận đươc sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo đã giúp đỡ em rất nhiều trong môn học và hoàn thành tiểu luận này. Em xin chân thành cảm ơn!