thẳng đến Quảng Ninh, nhưng có một mạng lưới quốc lộ, cảng, bến xe hợp lý. Tuy nhiên, chất lượng các tuyến đường và hệ thống giao thông công cộng còn yếu kém, khiến việc đi Quảng Ninh và di chuyển trong nội bộ tỉnh là một thách thức đối với khách du lịch. Trong số ba tuyến quốc lộ chính nối Quảng Ninh với các tỉnh khác, tuyến Hà Nội đi Hạ Long là tuyến có lưu lượng giao thông cao nhất. Tuyến quốc lộ lớn thứ hai là tuyến cao tốc nội tỉnh nối Móng Cái và Hạ Long, đi qua nhiều thành phố lớn của tỉnh. Tuyến quốc lộ chính thứ 3 là tuyến giữa thành phố Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Dự án nâng cấp đường cao tốc từ Hà Nội và Hải Phòng đi Hạ Long đã hoàn thành, đã giảm đáng kể thời gian di chuyển của khách du lịch đến Vịnh Hạ Long.
Tuy nhiên, du lịch Quảng Ninh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đóng góp vào GDP của tỉnh còn thấp. Sản phẩm du lịch chưa đa dạng. Kết cấu hạ tầng và các dịch vụ hỗ trợ còn thiếu đồng bộ. Quy mô doanh nghiệp du lịch còn nhỏ. Chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao. Hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch chưa có chiến lược dài. Việc chấn chỉnh môi trường kinh doanh du lịch còn chưa triệt để.
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnhQuảng Ninh Quảng Ninh
2.2.1. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng lớn về du lịch nhưng chưa thực sự phát huy tối đa mọi lợi thế đó. Cho nên công tác xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã sớm được thực hiện. Trên cơ sở mục tiêu chung của “Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam giai
đoạn 2001 – 2010”, năm 2001, Quảng Ninh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2001 – 2010, đây là cơ sở cho công tác chỉ đạo, quản lý xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch. Từ đó đến nay, công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch luôn được chú trọng và tập trung chỉ đạo. Các cấp ủy và chính quyền Quảng Ninh đã đề ra những chủ trương, chiến lược, quy hoạch cụ thể nhằm phát triển du lịch của tỉnh. Đó là Nghị quyết số 08/NQ-TU ngày 30/11/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh Uỷ Quảng Ninh về đổi mới, phát triển Du lịch Quảng Ninh thời kỳ 2001- 2010; UBND tỉnh ra các quyết định như: Quyết định ban hành Quy định quản lý hoạt động tàu lưu trú du lịch trên Vịnh Hạ Long, Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch Thành phố Hạ Long giai đoạn 2006 – 2015,…
Với quan điểm phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng trong việc thực hiện 3 khâu đột phá chiến lược, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững và chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh”; thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và triển khai các nghị quyết, kế hoạch phát triển du lịch, như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch giai đoạn 2013-2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; Kết luận số 29-KL/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về nhiệm vụ giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015; Chỉ thị 11/CT-UBND và Quyết định 3268/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh về quản lý môi trường kinh doanh du lịch v.v.. Tỉnh mạnh dạn thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn tư vấn Boston của Hoa Kỳ) xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030 và Quy
hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nêu rõ mục tiêu: “Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia, có cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và đảm bảo quốc phòng - an ninh”. Tỉnh đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách du lịch đạt 8 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 3 triệu lượt; tổng doanh thu 8.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 35.000 lao động trực tiếp. Đến năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có 4 triệu lượt khách quốc tế; tổng doanh thu 30.000 tỷ đồng; tạo việc làm cho 62.000 lao động trực tiếp. Tỉnh đang hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên; định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận; đồng thời phát triển các không gian du lịch mới ở Hải Hà, Cô Tô, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu... nhằm tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ các thị trường mục tiêu như châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á, Trung Đông...
Để thực hiện mục tiêu này, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng đề ra 56 giải pháp chia thành các nhóm: Tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu; sản phẩm du lịch mới; các dự án hạ tầng giao thông vận tải; dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch; dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực; dự án bảo vệ môi trường; quản trị công và hợp tác; nhóm các giải pháp khác. Trước mắt, tỉnh tiếp tục đa dạng
hoá công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, bảo vệ môi trường; tăng cường ứng dụng công nghệ cao trong các hoạt động du lịch; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch; xây dựng cơ chế thông thoáng, mở rộng liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước để phát triển du lịch trên địa bàn; nghiên cứu mở rộng thị trường và phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo. Bên cạnh đó, tỉnh cũng không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; hợp tác, quảng bá, xúc tiến và xây dựng thương hiệu du lịch; huy động các nguồn lực phát triển du lịch song song với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, di tích, di sản trên địa bàn [20].
Trên cở sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành chức năng phối hợp với các cơ quan trung ương xây dựng và hoàn thiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch lớn như: Vịnh Hạ Long, Đảo Cô Tô, Khu di tích Yên Tử,…Đồng thời xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh và liên tỉnh cũng như quốc tế để thuận lợi cho việc đi lại tham quan. Cùng với Quy hoạch về du lịch, Tỉnh đã tập trung xây dựng một số quy hoạch như Quy hoạch Vùng tỉnh Quảng Ninh đến 2030, tầm nhìn đến 2050; Quy hoạch kinh tế xã hội... Các quy hoạch này là cơ sở để xây dựng các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch.
2.2.2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chính sách trong hoạt động du lịch của tỉnh
Để thực hiện định hướng phát triển du lịch và từng bước đưa ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực nhằm tạo điều kiện thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tỉnh đã cho xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch cũng như có các chính sách về phát triển du lịch. Trong bối cảnh Quảng Ninh xác định, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ “nâu” sang “xanh”, du lịch được xác định là một
trong những ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn thì nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển phong phú hơn các sản phẩm du lịch là một điều bức thiết. Có lẽ thế, từ năm 2001, UBND tỉnh đã chỉ đạo cho Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Trường Đại học khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) tiến hành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thời kỳ 2001 – 2010. Trong năm 2013, tỉnh đã ban hành hàng loạt các văn bản để thực hiện mục tiêu này, Như: Nghị quyết số 07-NQ/TU về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030; Kết luận số 29-KL/TU về nhiệm vụ, giải pháp phát triển du lịch giai đoạn 2013-2015. Hiện tại, tỉnh cũng đang tích cực chỉ đạo các ngành liên quan triển khai xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, định hướng đến 2030.
Bên cạnh đó, ngành Du lịch Quảng Ninh cũng đã tích cực tham gia đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch; chỉnh sửa, bổ sung Quyết định số 410/QĐ-UB và Quyết định số 4117/QĐ-UB của UBND tỉnh về quản lý tàu thuyền du lịch, quy chế xếp hạng tốp 05 doanh nghiệp phong phú du lịch, 5 doanh nghiệp lữ hành, tàu thuyền du lịch và các nhà hàng đạt chuẩn mua sắm du lịch hàng đầu của tỉnh; đề xuất tham gia xây dựng các chính sách góp phần quan trọng cho quản lý nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Ngành du lịch tỉnh đã tham gia các dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 92/ 2007/NĐ-CP ngày 01/06/2007 của Chính Phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Du lịch về cơ sở lưu trú, Lữ hành, quảng bá xúc tiến du lịch, chi nhánh văn phòng đại diện; Kế hoạch Marketing du lịch Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015; xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê báo cáo định kỳ ngành du lịch.
UBND tỉnh đã phối hợp với các thị xã, thành phố, huyện có tiềm năng về du lịch để tuyên truyền, phổ biến Luật Du lịch cho các cơ sở doanh nghiệp
kinh doanh du lịch trên địa bàn. Đề xuất các giải pháp, phương án tăng cường hợp tác phát triển du lịch Quảng Ninh với một số tỉnh, thành phố trong nước (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng) và một số nước trong khu vực ( Thái Lan, Lào, Hàn Quốc…).
Tỉnh Quảng Ninh cũng đưa ra những chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để khuyến khích sự phát triển du lịch bằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt. Tỉnh hiện nay đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một số dự án cụ thể, rất nhiều trong số đó liên quan đến du lịch. Ví dụ như ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư với thuế suất ưu đãi áp dụng cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh, góp vốn, chuyển giao công nghệ và miễn thuế nhấp khẩu và những ưu đãi tương tự khác của tỉnh cùng những chi phí thuế đất đặc biệt áp dụng cho một số dự án nhất định được nêu rõ trong nội dung xúc tiến đầu tư tỉnh đề ra. UBND tỉnh đã phê duyệt ban hành các danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong giai đoạn 2016 - 2020 có 42 dự án thuộc 06 lĩnh vực, trong đó có 14 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ du lịch. Các dự án trên đã và sẽ góp phần thay đổi mạnh mẽ về du lịch trên địa bàn đồng thời đã minh chứng định hướng đúng đắn, chính sách phù hợp của Tỉnh trong việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược đến đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tỉnh.
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch của tỉnh
Vấn đề quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh những năm qua luôn được chú trọng. Đặc biệt là khâu tổ chức và vận hành bộ máy quản lý nước về du lịch sao cho có hiệu quả nhất.
Về bộ máy tổ chức quản lý, trước đây, mọi công việc liên quan đến công tác quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn đều do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện. Nhưng đến ngày 28/4/2016, UBND tỉnh Quảng Ninh đã tách bộ phận Du lịch ra khỏi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
để thành lập Sở Du lịch theo Quyết định số 1270/2016/QĐ-UBND. Theo đó, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Du lịch gồm có 04 phòng, ban: Thanh Tra, Phòng Quản lý Lữ hành, Phòng Quản lý Cơ sở Lưu trú và Dịch vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin và Xúc tiến Du lịch. Lãnh đạo Sở gồm 02 Phó Giám đốc. Khối văn phòng có 07 cán bộ: 01 Chánh Văn phòng, 02 Phó Chánh Văn phòng, 04 Chuyên viên [25].
Ngay trong tháng 5, sau khi tách bộ phận Du lịch ra khỏi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thành lập Sở Du lịch, bên cạnh việc kiện toàn lại bộ máy hoạt động, ngành du lịch đã bắt tay vào các công việc cụ thể. Theo đó, để nâng cao chất lượng phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ thuyền viên, nhân viên đang làm việc trên tàu du lịch, Sở Du lịch đã phối hợp với Chi hội tàu du lịch cùng các chủ tàu, thuyền trưởng tổ chức lễ ký cam kết thực hiện văn minh khi phục vụ khách trên tàu du lịch. Đồng thời tuyên truyền, phổ biến kịp thời các chủ trương, chính sách, quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long đến chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên và nhân viên trên tàu. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành du lịch cũng đã cùng với các doanh nghiệp nhà hàng, khách sạn và đơn vị kinh doanh thực phẩm ký cam kết nối không với thực phẩm không đảm bảo an toàn v.v…Cùng với đó, các trung tâm du lịch của tỉnh chú trọng đến việc xây dựng các sản phẩm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Còn ở các thành phố, huyện, thị xã thì công tác quản lý nhà nước về du lịch được giao cho phòng Văn hóa – Thông tin.
Là điểm du lịch thu hút khách lớn nhất trong cả nước, hàng năm, lượng khách du lịch đến với Vịnh Hạ Long ngày một đông. Vì vậy, đứng trước yêu cầu quản lý và phát huy giá trị của Di sản Thiên nhiên thế giới, được sự đồng ý của Chính phủ, ngày 09/12/1995, UBND tỉnh Quảng Ninh đã quyết định thành lập Ban Quản lý Vịnh Hạ Long. Đây là cơ quan chuyên trực thuộc
UBND tỉnh Quảng Ninh có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý ở cấp độ nhà nước trong việc bảo tổn và phát huy giá trị vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực Di sản Thế giới. Về chuyên môn nghiệp vụ và quan hệ quốc tế, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long chịu sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa Thông tin và Uỷ ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam. Từ khi thành lập đến nay, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long hoạt động rất có hiệu quả và tạo nên những thay đổi rõ rệt trong việc quản lý, điều hành du lịch ở Hạ Long. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long còn đảm trách những nhiệm vụ quan trọng và lâu dài. Trước hết, đơn vị này có trách nhiệm tham mưu, đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, phát triển, các dự án đàu tư, tu bổ và tôn tạo. Đồng thời, Ban