8. Kết cấu nội dung của luận văn
2.4. Đánh giá chung
2.4.1. Những kết quả đạt được
Công tác QLNN về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện Đồng Xuân đƣợc sự quan tâm của UBND tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, sự chỉ đạo, lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện đã quán triệt tinh thần các Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc với các cơ quan, địa phƣơng có liên quan tiến hành đồng bộ trên các mặt nhƣ:
Quan tâm hỗ trợ ngành văn hóa thực hiện đầu tƣ, xây dựng Nhà Rông văn hóa, tổ chức lễ hội truyền thống và sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc. Cơ bản bảo tồn đƣợc các giá trị văn hóa tinh thần nhƣ: tiếng nói, các lễ hội truyền thống, các điệu xoang, hát, cồng, chiêng, trang phục, Nhà Rông truyền thống của dân tộc mình.
Chú trọng công tác đào tạo bồi dƣỡng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn văn hóa các dân tộc và quan tâm hỗ trợ những nghệ nhân đang nắm giữ văn hóa truyền thống.
Các nội dung đầu tƣ hỗ trợ của các dự án đã góp phần nâng cao kiến thức cho đồng bào dân tộc thiểu số, tạo điều kiện cho họ tiếp cận với điều kiện khoa học kỹ thuật, nâng cao năng lực sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, cải thiện đời sống tinh thần, vật chất và tạo điều kiện cho việc phát triển bền vững; việc học tập đƣợc thuận lợi, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đƣợc tốt hơn, góp phần đẩy nhanh xóa đói, giảm nghèo, tiếp tục bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa của dân tộc và dần dần xóa bỏ các hủ tục lạc hậu. Tạo đà cho sự phát triển của các DTTS trên địa bàn huyện ở các giai đoạn tiếp theo góp phần đảm bảo an ninh chính trị.Những năm gần đây đƣợc sự quan tâm đầu tƣ bằng nhiều chƣơng trình, dự án khác nhau, vùng miền núi và đồng bào DTTS trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến, thay đổi đáng kể nhƣ: Hạ tầng về văn hóa, giáo dục, y tế đƣợc quan tâm đầu tƣ nhận thức của ngƣời dân đƣợc nâng lên, ngƣời dân đã dần biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đã biết xây dựng thôn, làng theo tiêu chí nông thôn mới. Cơ bản đã chuyển đổi phƣơng thức sản xuất lạc hậu, du canh, du cƣ, tự cung tự cấp sang hƣớng sản xuất hàng hóa. Đại bộ phận đồng bào tiếp thu đƣợc kinh nghiệm sản xuất nhƣ: trồng lúa nƣớc, trồng rừng, trồng cây dƣợc liệu, thâm canh một số loại cây trồng có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.
Địa phƣơng đã quy hoạch vùng dân cƣ ổn định, bền vững và đầu tƣ đầy đủ hạ tầng nông thôn, các hộ dân đồng bào DTTS cơ bản có đầy đủ diện tích đất để canh tác.
Đồng bào dân tộc Chăm Hroi và Ba na trên địa bàn huyện đã nâng cao ý thức của mình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, nhất là trong các lễ hội truyền thống đã duy trì các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Bà con nhân dân đƣợc thƣờng xuyên tiếp xúc, giao lƣu với nhau tạo tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc.
Tại các thôn đồng bào DTTS đều có các điểm trƣờng, tỷ lệ học sinh đến trƣờng đạt trên 95%. Tỷ lệ xóa mù chữ ở vùng đồng bào DTTS ngày càng giảm, từng bƣớc góp phần nâng cao dân trí, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đƣợc các cấp ủy và chính quyền quan tâm chỉ đạo, công tác tiêm phòng vắcxin phòng, chống dịch bệnh đƣợc thực hiện đầy đủ.
Đã sƣu tầm, bảo tồn một số loại hình văn hóa truyền thống mang tính đặc trƣng riêng của đồng bào DTTS Chăm Hroi và Ba na trên địa bàn huyện Đồng
văn hóa gắn với phát triển du lịch, đồng thời giới thiệu nét văn hóa tiêu biểu trong nghệ thuật trình diễn đến với du khách để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
Sự quan tâm đặc biệt từ tỉnh, huyện, đặc biệt là sự tăng cƣờng QLNN của ngành văn hóa và các địa phƣơng đã góp phần bảo tồn, phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của các DTTS trên địa bàn huyện. Những văn hóa phong phú và đặc sắc của đồng bào dân tộc Chăm Hroi và Bana nhƣ: các lễ hội truyền thống, văn học dân gian truyền khẩu, phong tục, tập quán, các nhạc cụ truyền thống và cách trình diễn, dệt trang phục truyền thống, kiến trúc,…đƣợc giữ, bảo tồn cơ bản.
2.4.2. Những hạn chế
Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trên địa bàn cũng còn nhiều hạn chế, tồn tại cần khắc phục, đó là:
Công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trƣơng chính, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt là các chủ trƣơng, chính sách về bảo tồn giá trị văn hóa vùng đồng bào DTTS, khả năng thuyết phục của thông tin chƣa cao, nội dung, hình thức tuyên truyền còn nghèo nàn, đơn điệu chƣa có sức hấp dẫn quần chúng để có thể làm thay đổi sâu sắc nhận thức, tập quán, lối sống lạc hậu của đồng bào DTTS.
Việc bố trí, sắp xếp cán bộ có chuyên ngành văn hóa làm công tác quản lý nhà nƣớc về văn hóa còn nhiều bất cập. Cán bộ làm công tác văn hóa ở cơ sở còn thiếu, chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, thƣờng xuyên thay đổi. Việc triển khai hoạt động quản lý văn hóa còn chậm, quy hoạch về sự phát triển văn hóa chƣa theo kịp với sự phát triển của kinh tế.
Ngân sách đầu tƣ của Nhà nƣớc đối với công tác văn hóa chƣa hoàn toàn dựa trên cơ sở thực tiễn, mức độ và tỉ lệ đầu tƣ còn thấp và mang tính bình quân theo đầu ngƣời, chƣa đầu tƣ có chiều sâu, trọng điểm nhằm phát triển văn hóa vùng DTTS. Kinh phí phân bổ cho việc khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể các dân tộc còn hạn chế, chƣa kịp thời. Công tác xã hội hoá cho các hoạt động văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, nhất là việc tuyên
truyền, giáo dục văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS chƣa thật sự sâu sắc…
Công tác thanh tra, kiểm tra vẫn còn mang tính hình thức, chƣa thƣờng xuyên nên dẫn tới việc không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra trong hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa còn chồng, chéo, trùng lắp, thiếu sự phân công phối hợp giữa các cấp, ngành nên hiệu quả hiệu quả QLNN còn thấp.
Các hình thức văn học, nghệ thuật dân gian, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống nổi bậc nhƣ: sử thi, truyện kể, nghệ thuật trình diễn, dệt thổ cẩm, âm nhạc truyền thống,… mặc dù đã đƣợc sƣu tầm, nghiên cứu nhƣng có nguy cơ dần mai một do các nghệ nhân dân gian phần lớn tuổi đã già, sức khoẻ yếu nên việc truyền dạy cho lớp trẻ gặp khó khăn; chính sách hỗ trợ nghệ nhân dân gian chƣa đƣợc quan tâm đúng mức; các hình thức hoạt động văn hoá còn sơ cứng, giản đơn và chƣa rộng khắp. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển chƣa đồng đều. Một số tập quán lạc hậu chƣa đƣợc xóa bỏ triệt để ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. Việc khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc tại chỗ chƣa đƣợc đẩy mạnh, nhiều phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc có nguy cơ bị mai một dần.
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế
Do địa bàn rộng, dân cƣ sống ít tập trung nên ảnh hƣởng đến việc tuyên truyền, giáo dục và vận động quần chúng tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chƣa đƣợc tiến hành thƣờng xuyên và sâu rộng đến các thôn, làng và các tầng lớp nhân dân. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng ở cơ sở chƣa thật sự chú trọng và có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống.
Đội ngũ làm công tác dân tộc và công tác văn hóa nói chung từ huyện đến cơ sở còn thiếu và yếu, đặc biệt đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa ở các xã, thị trấn
tâm, tận lực trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện.
Đồng Xuân là huyện miềm núi nghèo, điều kiện thu ngân sách hạn chế nên nguồn kinh phí đầu tƣ cho văn hóa còn có hạn, chủ yếu trong chờ vào nguồn vốn các chƣơng trình mục tiêu quốc gia và ngân sách của trung ƣơng, tỉnh hỗ trợ.
Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS ở nhiều nơi còn nghèo và khó khăn. Công tác tuyên truyền về văn hóa truyền thống của các dân tộc đến các đối tƣợng học sinh là con em ngƣời DTTS gặp nhiều hạn chế về ngôn ngữ nên sự tiếp nhận chƣa thật rõ ràng và sâu sắc, vì vậy hầu hết các thế hệ trẻ ngày nay xao nhãng việc tổ chức sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhƣ đánh cồng chiêng, xoang, hát dân ca... Mặt khác, các nghệ nhân tuổi ngày càng cao, già yếu, bệnh tật, nhiều cụ đã qua đời, đó là sự thiệt thòi, mất mát vốn quý của di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Sự thay đổi cơ chế, sự xâm nhập của các phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ các kênh giải trí truyền hình, sự xâm nhập mạnh mẽ của nhiều luồng văn hóa bên ngoài tác động mạnh mẽ đến đời sống văn hóa dân tộc đã làm cho văn hóa truyền thống của cộng đồng làng thay đổi một cách nhanh chóng.
Phƣơng thức sản xuất của đồng bào dân tộc trên địa bàn huyện trƣớc đây là phƣơng thức sản xuất nƣơng rẫy, tự cung, tự cấp và quan hệ giữa các thành viên trong làng nay đã có nhiều biến đổi lớn, các hoạt động sinh hoạt cộng đồng truyền thống ngày càng ít hơn. Ngày nay, dƣới sự tác động của quá trình đô thị hóa, nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần đã đến từng thôn, làng của ngƣời đồng bào dân tộc thiểu số, tác động trực tiếp đến suy nghĩ, đến lối sống và phƣơng thức sinh hoạt sản xuất của chính bản thân họ theo xu hƣớng mới.
Do trình độ dân trí không đồng đều, một số ngƣời dân tại chỗ chƣa có ý thức quan tâm lƣu giữ, kế tục, sử dụng và truyền dạy cho các thế hệ sau. Bên cạnh đó, thế hệ trẻ ít quan tâm đến các bản sắc văn hóa của dân tộc mình, vì vậy các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian của ngƣời đồng bào DTTS bị mai một dần.
Sự thay đổi tín ngƣỡng đã ảnh hƣởng nghiêm trọng đến nền văn hóa dân tộc. Hầu hết các sinh hoạt văn hóa dân gian đều diễn ra xung quanh các lễ hội, nhƣng giờ đây có nhiều nơi, nhiều làng ngƣời dân bỏ hoặc có tổ chức nhƣng rất sơ sài, không còn tổ chức các lễ hội truyền thống mà đƣợc thay bằng những lễ nghi tôn giáo mới, đây cũng là một nguyên nhân làm mai một các di sản văn hóa phi vật thể.
Chƣa có những công trình nghiên cứu khoa học mang tính thực tiễn cho các mục tiêu giữ gìn và phát huy vốn văn hóa dân gian vào đời sống xã hội; nguồn kinh phí, ngân sách, phƣơng tiện, con ngƣời cần đầu tƣ, bố trí cho lĩnh vực này còn hạn chế.
Từ những ƣu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng về QLNN về hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các DTTS huyện Đồng Xuân cho thấy các yếu tố trên đã tác động mạnh đến đời sống của đồng bào dân tộc Chăm Hroi và Ba na nói chung và giá trị văn hóa tinh thần tiêu biểu đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đồng Xuân theo hƣớng tích cực cụ thể:
Cơ bản chuyển đổi đƣợc phƣơng thức sản xuất cho đồng bào DTTS Chăm Hroi và Ba na, từ nền sản xuất lạc hậu phát, đốt, trỉa, sống nhờ nƣớc trời, tự cung tự cấp sang hƣớng sản xuất hàng hóa. Đại bộ phận đồng bào tiếp thu đƣợc kinh nghiệm sản xuất, biết đƣa những kiến thức cơ bản vào áp dụng cho những giống cây tròng, vật nuôi cho năng xuất cao. Bệnh đau đến khám chữa bệnh tại Trạm Y tế và Trung tâm Y tế huyện.
Tiểu kết chƣơng 2
Công tác quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số ở huyện Đồng Xuân góp phần không nhỏ vào phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng và toàn huyện nói chung. Quản lý văn hóa, đặc biệt là quản lý văn hóa ở cấp huyện hết sức khó khăn và phức tạp. Hoạt động quản lý bảo tồn và phát huy giá trị văn hoác các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đồng Xuân đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, song qua nghiên cứu
chính trị là chƣa đồng đều dẫn đến hiệu quả còn thấp. Công tác quản lý văn hóa trong những năm qua vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế nhƣ: Việc triển khai áp dụng các chủ trƣơng, về công tác cán bộ trong ngành văn hóa, việc chỉ đạo và phối hợp giữa các ngành chức năng trong quản lý hoạt động văn hóa, vấn đề tài chính đầu tƣ cho các hoạt động văn hóa,…đang là những vấn đề cần đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền và các đoàn thể quan tâm thực hiện đồng bộ.
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG XUÂN THỜI GIAN TỚI
3.1. Phương hướng, mục tiêu hoàn thiện quản lý nhà nước về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số
Chƣơng trình hành động của tỉnh Phú Yên về văn hóa, thể thao, gia đình và du dịch đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ phát triển văn hóa, thể thao, gia đình và du lịch cụ thể nhƣ sau:
3.1.1. Mục tiêu chung
Tập trung xây dựng văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội; xây dựng con ngƣời Phú Yên phát triển toàn diện, hƣớng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Xây dựng môi trƣờng văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động văn hóa, nghiên cứu và từng bƣớc xây dựng phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trƣờng văn hóa. Đầu tƣ phát triển văn hóa tƣơng xứng với tăng trƣởng kinh tế. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực văn hóa.
Chú trọng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng và các loại hình nghệ thuật tiêu biểu của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nâng cao mức hƣởng thụ văn hóa nhân dân, từng bƣớc thu hẹp khoảng cách về hƣởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và giai tầng xã hội. Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngƣỡng. Chăm lo phát triển đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, nghệ thuật.
3.1.2. Nhiệm vụ trọng tâm
Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đƣợc xác định tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 BCH Trung ƣơng Đảng (khóa XI); Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nƣớc”.
3.1.2.1. Về bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa