Đặc điểm huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk tác động đến giảm nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 38)

2011- tháng 6/2018

2.1. Đặc điểm huyện Krông Păc, tỉnh Đăk Lăk tác động đến giảm nghèo

nghèo đối với đồng bào dân tộc thiểu số

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên huyện Krông Păc

2.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình và đất đai

Huyện Krông Păc được thành lập năm 1976 qua ba lần chia tách thành huyện M’Đrăk, Krông Bông và huyện Eakar. Huyện cách thành phố Buôn Ma thuột 30 km về hướng Đông, diện tích tự nhiên toàn huyện có 62.581 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 47.326 ha, đất phi nông nghiệp là 9.821 ha và diện tích đất chưa sử dụng là 5.434 ha. Nhìn chung địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp [30, Tr.1].

2.1.1.2. Đặc điểm thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Đặc điểm thời tiết khí hậu huyện Krông Păc là vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở đây có hai mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Nhìn chung, thời tiết, khí hậu rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp và thuận lợi cho trồng các loại cây công nghiệp như cà phê, tiêu và các loại cây ăn trái như sầu riêng, bơ và cây lương thực.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Krông Păc

2.1.2.1. Dân số

Dân số trung bình toàn huyện có khoảng 218.479 người, gồm 15 xã và 1 thị trấn với 284 thôn, buôn, tổ dân phố; trong đó dân số tại thị trấn là 20.328 người, dân số sinh sống tại vùng nông thôn là 198.151 người, có 23 thành phần dân tộc cùng chung sống. Trong đó, đồng bào DTTS là 13.859 hộ với

71.651 khẩu, chiếm 32,54% so với dân số toàn huyện. Riêng đồng bào DTTS tại chỗ là 8.429 hộ, 42.866 nhân khẩu, chiếm 19,51% so với dân số toàn huyện; các dân tộc chiếm tỷ lệ cao như: dân tộc Dao 118 hộ với 491 khẩu; dân tộc Cao Lan 350 hộ 1.739 khẩu; dân tộc Tày 1.952 hộ 9.643 khẩu; dân tộc Mường 112 hộ 397 khẩu; dân tộc Nùng 1.332 hộ 7.620 khẩu; dân tộc HMông 291 hộ 1.597 khẩu; dân tộc Sán Chỉ 264 hộ 1.977 khẩu [30, tr.1].

Trình độ dân trí không đồng đều. Đa số đồng bào DTTS cư trú vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí không đồng đều, thấp hơn so với mặt bằng của huyện. Điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống đã được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng chưa đầy đủ, đồng bộ, nhất là đường giao thông, công trình thủy lợi, cơ sở chế biến nông sản, chợ, cơ sở vật chất văn hóa, giáo dục, y tế, thông tin liên lạc. Phần lớn nông dân phải tự khai thác nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn trong mùa mưa. Tình hình an ninh chính trị, nhất là an ninh nông thôn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của huyện, đặc biệt là vùng đồng bào tộc Xê Đăng, Ê đê, Vân Kiều và H’Mông.

Lao động và việc làm. Các chương trình về giải quyết việc làm luôn được quan tâm, chú trọng, tỷ lệ lao động qua đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động đô thị cũng như nông thôn hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Từ năm 2011 – tháng 6/2018, huyện đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện được 22.826 lao động có việc làm, trong đó năm 2011: 3.170 lao động, năm 2012: 3.851 lao động, năm 2013: 2.503 lao động, năm 2014: 1.860 lao động, năm 2015: 3.170, năm 2016: 3.215 lao động, năm 2017: 3.257 lao động, 6 tháng đầu năm 2018: 1.800 lao động. Chương trình xuất khẩu lao động, giải quyết 249 người đi làm việc ở nước ngoài, trong đó năm 2011: 8 người, năm 2012: 41 người, năm 2013: 21 người, năm 2014: 28

người, năm 2015: 58 người. Năm 2016: 35 người, năm 2017: 38 người, 6 tháng đầu năm 2018: 20 lao động.

Tuy nhiên, vấn đề lao động và việc làm còn có nhiều khó khăn, trình độ, tay nghề của lao động còn hạn chế.

2.1.2.2. Điều kiện kinh tế

- Tình hình kinh tế của huyện Krông Păc.

Tình hình kinh tế của huyện đến tháng 6 năm 2018 tăng trưởng bình quân là 14%/năm (so với năm 2011), trong đó: nông, lâm nghiệp tăng bình quân 7,88%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 16,21%, thương mại - dịch vụ tăng bình quân 16,20%.

Tổng giá trị sản xuất bình quân toàn ngành kinh tế (theo giá hiện hành) ước đạt 5.536 tỷ đồng/năm. Trong đó: nông, lâm nghiệp là 2.362 tỷ đồng, chiếm 42,66%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng 900 tỷ đồng, chiếm 16,26%; thương mại, dịch vụ 2.274 tỷ đồng, chiếm 41,08%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng là 16,34%; cơ cấu kinh tế cơ bản đã có sự chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 46,94% xuống còn 40,37%, thương mại - dịch vụ tăng 43,29%.

Công tác thu, chi ngân sách đã có nhiều cố gắng của các ngành, các cấp trong huyện. Đã khai thác triệt để nguồn thu ngân sách, bình quân mỗi năm thu 115,87 tỷ đồng; tổng thu là 579,35 tỷ đồng. Triển khai, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chi theo chế độ, quy định bảo đảm hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Chi ngân sách bình quân mỗi năm 702,45 tỷ đồng. Tổng chi từ ăm 2011 – tháng 6/2018 là 5.214,25 tỷ đồng.

Thu nhập bình quân đầu người đến tháng 6 năm 2018 đạt 34 triệu đồng (giá hiện hành), so với năm 2011 (16 triệu đồng) [17, tr5].

- Các ngành kinh tế:

Ngành nông nghiệp của huyện tiếp tục có những bước tiến tích cực. Từng bước chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, áp dụng các tiến bộ khoa học, nâng cao năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chế biến sản phẩm. Tạo điều kiện phát triển các trang trại chăn nuôi, trồng trọt có quy mô vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện của địa phương

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng 53.084 ha, năng suất, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, sản lượng cà phê nhân xô 38.283 tấn/năm, tăng 3,73% so với năm 2011. Giá trị sản xuất ngành trồng trọt bình quân hàng năm 1.565 tỷ đồng.

Chăn nuôi: Thường xuyên quan tâm đầu tư phát triển đàn gia súc, gia cầm và nuôi thả cá. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 32.000 tấn; sản lượng cá 1.844 tấn. Giá trị sản xuất bình quân hàng năm 768 tỷ đồng so với năm 2011.

Lâm nghiệp: Công tác quản lý, bảo vệ rừng, đất rừng thường xuyên được tăng cường; đã thực hiện tốt chủ trương giao đất, giao rừng cho nhân dân nhận khoán, sản xuất, quản lý; trung bình mỗi năm trồng 300 đến 400 ha rừng. Tổng diện tích rừng hiện có 1.541 ha; độ che phủ rừng 8%. Giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân hàng năm 29 tỷ đồng.

+ Công nghiệp - xây dựng:

Về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chủ yếu phát triển các ngành có lợi thế về nguồn nguyên liệu như: chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; sản xuất gạch; khai khoáng, đá, cát; cơ khí thông thường... với tổng giá trị bình quân mỗi năm 222 tỷ đồng.

Hệ thống lưới điện đã được quan tâm đầu tư 283 km đường dây trung áp, 559 km đường dây hạ áp và 284 trạm biến áp, tổng sản lượng điện 50.000 KW.

+ Thương mại - dịch vụ:

Phát triển đa ngành, đa nghề kinh doanh dịch vụ; hàng hóa đa dạng, phong phú loại hình, góp phần thúc đẩy sản xuất, kích thích tiêu dùng đáp ứng nhu cầu thị trường và của nhân dân. Các dịch vụ vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa phát triển khá mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển khá toàn diện về quy mô và chất lượng dịch vụ, đến nay 100% xã, thị trấn có dịch vụ bưu điện văn hóa. Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ bình quân hàng năm 2.274 tỷ đồng.

Các ngân hàng và quỹ tín dụng đã phát huy hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế và hộ gia đình tiếp cận vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, nhất là thực hiện chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; vốn vay đối với hộ nghèo, học sinh, sinh viên, xuất khẩu lao động, nước sạch, vệ sinh môi trường... Ngân hàng chính sách xã hội doanh số cho vay là 232,36 tỷ đồng, tổng dư nợ 1.243,29 tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại vốn huy động từ năm 2011 - đến tháng 6/2018 được 4.902 tỷ đồng, tổng số cho vay là 4.691 tỷ đồng, tổng dư nợ 5.359 tỷ đồng. Các quỹ tín dụng đã cho 4.939 lượt hộ vay, số tiền 172 tỷ đồng; tình hình nợ xấu được kiểm soát.

- Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Trên địa bàn huyện, hiện có 6 doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh và Tổng Công ty cà phê Việt Nam; 4.236 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể, trong đó: 245 doanh nghiệp; 3.963 hộ cá thể và 28 hợp tác xã với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác nhau đã tạo việc làm cho một lực lượng lớn lao động của huyện.

Những năm qua, tuy bị tác động của sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế, song với sự hỗ trợ tích cực của các cấp, các ngành của tỉnh, của huyện, sự

cố gắng vượt bậc của các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ và hợp tác xã trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xây dựng và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Các doanh nghiệp đã góp phần tích cực làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đóng góp nguồn thu ngân sách huyện mỗi năm hơn 70 tỷ đồng, các doanh nghiệp đã đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển.

- Công tác quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Công tác quản lý đất đai:các xã, thị trấn đã hoàn chỉnh quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu đúng theo Luật đất đai 2003 và quy hoạch nông thôn mới. Toàn huyện đã tổ chức nhận bàn giao 1.511,79 ha đất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất thuỷ lợi, đất giao thông từ các doanh nghiệp chuyển về địa phương quản lý. Đã cấp 5.856 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với diện tích 15.510.833m2; cấp đổi và chuyển nhượng 15.227 giấy, với diện tích 753.024m2

.

Ban hành Quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho các công trình, tổng diện tích thu hồi 184,19 ha, số phí bồi thường, hỗ trợ 150,8 tỷ đồng. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường. Việc quản lý khai thác tài nguyên, khoáng sản như: rừng, đất sét, cát, đá, nước đi vào nền nếp. Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện tiếp tục được chú trọng, các tổ, đội quản lý môi trường, trật tự đô thị được củng cố và đi vào hoạt động hiệu quả. Hoạt động thu gom rác thải, chất thải rắn được thực hiện hiệu quả; công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường, nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái trên hành lang sông, suối, ao hồ, kênh, mương triển khai thường xuyên. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các cấp ủy đảng, cơ quan, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân được nâng lên. Các đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội đều gắn với việc bảo vệ môi trường, hoạt động về môi trường được quan tâm, hưởng ứng. Công tác kiểm tra, xử lý ô nhiễm môi

trường được tăng cường, việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường được tiến hành thường xuyên.

2.1.2.3. Điều kiện văn hóa- xã hội - Giáo dục và đào tạo

Hiện nay, trên địa bàn huyện có hệ thống các trường học đồng bộ các cấp học gồm có 99 trường học mầm non tiểu học, trung học cơ sở, 6 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, 1 trường dân tộc nội trú, 100% xã, thị trấn có trường trung học cơ sở. Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo ở các cấp học đã được nâng cao. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học, trung học cơ sở, tốt nghiệp trung học phổ thông được tăng lên. 16/16 xã, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập trung học cơ sở. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt bình quân 91%. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đạt 96,7%, trong đó đạt trên chuẩn là 55,6%; chưa đạt chuẩn là 3,3%. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được quan tâm, đã thực hiện được 18 trường. Đến nay, toàn huyện có 37/106 trường chuẩn quốc gia, chiếm 30,19% [17].

Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, 100% xã, thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động khá hiệu quả. Trung tâm dạy nghề huyện đã phối hợp với các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh tổ chức các lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề cho người dân.

- Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Đã thường xuyên được quan tâm và chú trọng, các chương trình y tế, phòng chống bệnh xã hội triển khai đúng kế hoạch đề ra, công tác phòng chống dịch, tiêm chủng được duy trì thường xuyên, công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, đối tượng nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi được quan tâm đúng mức. 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, nữ hộ sinh hoặc y sĩ; 14/16 xã, thị

trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí mới, đạt 87,5%. Hoạt động của y tế tư nhân được quản lý chặt chẽ. Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 05 tuổi còn 21%, giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,32‰, giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,01%.

- Văn hóa thể thao

Văn hóa thể thao phát triển mạnh mẽ, phong phú, đa dạng.Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở các xã, thị trấn đến thôn, buôn, tổ dân phố được phát huy mạnh mẽ và mang lại nhiều kết quả. Từ năm 2013, việc công nhận xã, thị trấn văn hóa chuyển sang thực hiện xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị. Toàn huyện hiện có 39.528 hộ/46.219 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt 85,53% số hộ. Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện được quan tâm giữ gìn và phát triển. Việc trùng tu, sửa chữa các di tích lịch sử được quan tâm đầu tư đồng thờiphát triển các điểm du lịch trên địa bàn.

Hoạt động văn hóa, thể dục thể thao của huyện phát triển mạnh, tỷ lệ người tham gia các môn thể dục thể thao đạt 35%, triển khai và thực hiện tốt các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đối với cán bộ, công chức, viên chức và đảng viên.

Công tác truyền thanh - truyền hình đã duy trì tốt hoạt động tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những sự kiện chính trị trọng đại của đất nước và của địa phương. Tập trung sản xuất các chương trình bằng tiếng phổ thông, tiếng Ê đê và nâng cao chất lượng của các tin, bài phục vụ nhân dân. Hệ thống đài truyền thanh của 16 xã, thị trấn luôn phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền, 100% cơ quan, đơn vị, xã, thị trấn mở hộp thư điện tử trên mạng.

- Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và chính sách xã hội + Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, toàn huyện có 100% số xã đã hoàn thành công tác lập quy hoạch, hoàn thành phê duyệt đề án xây dựng nông thôn mới của huyện. Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, hạ tầng giao thông nông thôn được xây dựng khang trang,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện krông pắc, tỉnh đắk lắk (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)