3 Chương III – Mạng WAN và thiết kế mạng WAN
3.4 Tóm tắt chương 3
Phần đầu trình bày các kiến thức cơ bản về WAN, các yêu cầu khi thiết kế WAN, các công nghệ và các thiết bị dùng cho kết nối WAN. Đồng thời đưa ra so sánh và đánh giá các công nghệ này.
Phần hai trình bày phương pháp thiết kế WAN bao gồm các mô hình phục vụ cho thiết kế và đi sâu vào mô hình an toàn an ninh, là một vấn đề đặc biệt quan trọng khi thiết kế WAN. Trong phần này chúng tôi cũng đưa ra các bước phân tích và thiết kế WAN.
Phần cuối trình bày chi tiết mẫu thiết kế hệ thống WAN đơn giản nhưng khá phổ biến cho các cơ quan và tổ chức chính phủ ở Việt Nam hiện nay, đó là thiết kế WAN cho Trung tâm Thông tin của một Bộ, ngành mà chúng tôi đã triển khai trong thực tế.
3.5 Bài tập thực hành:
3.5.1 Bài tập thực hành 3.1:
Thực hành tìm hiểu các thiết bị dùng cho kết nối WAN bao gồm: Router, Chuyển mạch WAN, Access Server, Modem, NTU, CSU/DSU, ISDN terminal Adaptor, ADSL router.
Nội dung:
• Tìm hiểu cấu trúc vật lý từng loại thiết bị,
Hình 3-31: Một bộ router của hãng Cisco 2612
Router CISCO 2612, 2613
− 02 cổng LAN 10: ethernet 0/0, Token Ring Ring 0/0
− 06 cổng WAN chuẩn V35: Serial 0/0, Serial 0/1, Serial 1/0, Serial 1/1, Serial ½, Serial 1/3.
− 01 cổng console, 01 cổng phụ để bảo trì từ xa.
Hình 3-32: Router của hãng Cisco 2691
Router CISCO 2691
− 02 cổng LAN 10/100: FastEthernet 0/0, FastEthernet 0/1
− 02 cổng WAN chuẩn V35: Serial 0/0, Serial 0/1,
− 02 cổng WAN chuẩn G704: T1 1/0, T1 1/1
− 01 cổng WAN ISDN: BRI 0/0
− 01 cổng cắm Flash card(bộ nhớ ngoài)
• Tìm hiểu các chuẩn giao tiếp mạng: RS232, X21, V35, G703, G704, RJ11
• Tìm hiểu các loại cáp phục vụ kết nối RS232, V35, RJ11.
Hình 3-33: Một số loại connector.
Cáp V.35 DTE đực(Male) 60 chân DB-60 đến cái(Female) Winchester 15 chân dùng cho các họ router Cisco 7000, Cisco 4000 , Cisco 3600, Cisco 2500, Cisco 1600, Cisco access servers,và AccessPro PC cards.Sơ đồ chân có thể tìm trong tài liệu của CISCO phần cable Pinouts.
• Đánh giá tiêu chuẩn kỹ thuật các loại thiết bị.
Với router, access server, switch phải xem xét các tính năng:
− Năng lực xử lý(CPU của thiết bị).
− Bộ nhớ trong SDRAM.
− Bộ nhớ ngoài Flash card.
− Số cổng giao tiếp mạng( cổng LAN, cổng WAN,...).
− Số khe cắm(slots) để có thể mở rộng.
− Phần mềm hệ thống.
− Giá thành.
Với Modem, NTU phải xem xét các tính năng:
− Chuẩn giao tiếp.
− Dùng cho công nghệ kết nối loại nào.
− Tốc độ và khoảng cách tối đa có thể kết nối.
− Giá thành.
− Yêu cầu cơ bản như chương 1.
− 01 Switch, 01 Router, 05 Asyn Modem, 02 NTU, 01 WAN Switch, 01 ADSL router.
Yêu cầu giáo viên:
Giới thiệu các tính năng kỹ thuật, các loại chuẩn kết nối WAN,
Yêu cầu học viên: nhận dạng được thiết bị, biết các tính năng kỹ thuật của các
chuẩn giao tiếp, so sánh được ưu nhược điểm của từng loại kết nối.
3.5.2 Bài tập thực hành 3.2:
Phân tích, thiết kế WAN cho trung tâm thông tin của bộ-ngành như đã trình bầy trong mục 3.3, dùng công nghệ kết nối: PSTN, Leased line, ASDL, VPN.
Nội dung:
Thực hiện các bước phân tích như đã trình bầy trong mục 3.2:
• Mô hình topo của WAN được thể hiện trong hình 3-27.
• Mô hình ứng dụng có thể gắn với một ngành cụ thể có liên quan đến học viên để có thể dễ dàng phân tích các yêu cầu về truyền thông đánh giá dự báo lưu lượng dữ liệu truyền giữa các POP, về an ninh-an toàn mạng, về quản lý mạng,...
• Chọn công nghệ kết nối dựa trên các chỉ tiêu về kinh tế - kỹ thuật: PSTN, Leased line, ASDL, VPN,... với chi phí ban đầu, chi phí hàng tháng, chi phí vận hành,....
• Chọn các thiết bị mạng: loại router, access server, và modem, NTU nào,để đảm cấu hình, năng lực xử lý, khả năng mở rộng, chi phí ban đầu,...
Dùng bộ phần mềm mô phỏng của Boson để thử nghiệm các kết nối WAN đơn giản, mô phỏng kết nối từng phần của WAN theo sơ đồ mạng :
Hình 3-34 : Sơđồ mạng vẽ trên phần mềm Visio.
Dùng VISIO vẽ sơ đồ WAN, bao gồm cả việc gán IP cho từng thiết bị cho mạng kết nối 3 LAN.
Yêu cầu về thiết bị:
− Yêu cầu cơ bản như chương 1.
− Bổ sung thêm các máy được cài đặt bộ phần mềm mô phỏng của Boson, và phần mềm VISIO 2000/2003.
Yêu cầu giáo viên:
− Thực hiện các bước phân tích mẫu
− Giới thiệu cách dùng VISIO để vẽ sơ đồ WAN
− Giới thiệu cách dùng phần mềm mô phỏng của Boson để mô phỏng kết nối WAN đơn giản.
Yêu cầu học viên:
− Hiểu được các bước thiết kế WAN
3.5.3 Bài tập thực hành 3.3:
Thực hành tìm hiểu Cài đặt, cấu hình và kiểm tra WAN đã được thiết kế trong bài 3.2
Nội dung:
Cài đặt, cấu hình và kiểm tra kết nối WAN trên mô hình mô phỏng của Boson, thực hiện kết nối PPP qua leasd line, hoặc Frame relay.
Cài đặt, cấu hình và kiểm tra kết nối PPP qua PSTN, qua leased line Đánh giá được chất lượng các kết nối WAN.
Yêu cầu về thiết bị:
Như bài thực hành 3.1, bổ sung thêm các máy được cài đặt bộ phần mềm mô phỏng của Boson, 05 đường điện thoại, các loại đồng hồ kiểm tra kết nối nếu có.
Yêu cầu giáo viên:
Giới thiệu các bước cài đặt, các tham số của từng loại thiết bị khi cấu hình hệ thống, các bước kiểm tra, đánh giá so sánh chất lương từng loại kết nối.
Yêu cầu học viên:
- Cài đặt và cấu hình được các thiết bị trên cho một cấu trúc mạng đa cho. - Kiểm tra, xác định được chất lượng các kết nối WAN
4 Kết luận.
Là một đơn vị nghiên cứu, đồng thời là một ISP, chúng tôi đã trực tiếp thiết kế và triển khai nhiều hệ thống mạng trong nhiều năm qua, chúng tôi cố gắng đưa vào giáo trình những hiểu biết của mình nhằm giúp học viên các kiến thức cơ bản và thực tế khi thiết kế và xây dựng hệ thống mạng LAN, WAN.
Do phải viết giáo trình trong thời gian quá ngắn nên không tránh khỏi nhiều thiếu sót mong các đồng nghiệp chân thành góp ý.