Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 70)

công chức người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị

2.4.1. Ưu điểm

Một là, những đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước về ĐTBD CBCC là những cơ sở rất quan trọng, tạo ra hành lang

pháp lý cho việc triển khai các nhiệm vụ ĐTBD CBCC nói chung và CBCC người DTTS nói riêng. Với việc xác định được vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác ĐTBD CBCC người DTTS, hàng năm tỉnh Quảng Trị đã luôn quan tâm và quán triệt những chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ĐTBD CBCC; đồng thời ban hành và triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh, như: Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND ngày 08/4/2008 về chính sách và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở người dân tộc thiểu số từ năm 2008 - 2010 và chiến lược đến năm 2020; Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 về việc quy định một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo ngồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020; Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 của HĐND tỉnh về việc quy định một số chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng

của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020; Nghị quyết số 09/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 về chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã người dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 - 2025, chiến lược đến năm 2030. Các quyết định của UBND tỉnh Quảng Trị, như: Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 26/9/2013 về việc quy định chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng của tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020; Quyết định số 1454/QĐ-UBND ngày 28/6/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Nhìn chung, các văn bản quy định về ĐTBD CBCC đã được tỉnh Quảng Trị quan tâm, ban hành kịp thời, đúng thẩm quyền, căn cứ pháp lý, trên cơ sở các quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Các quy định liên quan đến công tác ĐTBD CBCC người DTTS đã bám sát vào các thông tư, hướng dẫn của các bộ, ngành liên quan và tình hình thực tế của tỉnh, cơ bản đảm bảo chặt chẽ, rõ ràng và hợp lý, không xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trong ưu tiên tuyển dụng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển CBCC người DTTS được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Trị quan tâm,

chỉ đạo thực hiện. Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng

Trị đã nghiêm túc trong việc triển khai thực hiện các quy định liên quan đến công tác dân tộc, CBCC người DTTS; kịp thời tham mưu UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện một cách hiệu quả, chất lượng và theo đúng quy định.

Ba là, việc thực hiện các quy định việc thực hiện phân công tổ chức bồi dưỡng: Tại tỉnh Quảng Trị các sở, ban, ngành được phân công chịu trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC đối với lĩnh vực phụ trách. UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức các nội dung

bồi dưỡng đối với những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn từ nguồn kinh phí ĐTBD trong ngân sách hàng năm đã phân bổ cho địa phương.

Việc ĐTBD CBCC hiện nay được tỉnh giao cho Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức thực hiện bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và một số chương trình bồi dưỡng cho CBCC xã; ngoài ra tỉnh Quảng Trị còn mời Học viện Hành chính quốc gia, Trường Đại học Nội vụ và các cơ sở đào tạo tham gia mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cấp phòng, bồi dưỡng theo ngạch chuyên viên, chuyên viên chính... cho CBCC.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị được phân công tham mưu, quả lý và tổ chức thực hiện ĐTBD CBCC người DTTS chặt chẽ, có hiệu quả. Đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Lê Duẩn và các giảng viên thỉnh giảng là những người có kinh nghiệm thực tiên và chuyên môn phù hợp với các lớp ĐTBD; việc truyền đạt nội dung sát với thực tế, phát huy được vai trò chủ động của học viên. Đặc biệt đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Lê Duẩn thường xuyên được tham gia các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy do Bộ Nội vụ và các bộ, ngành tổ chức; các khóa ngắn hạn ở nước ngoài. Do

đó, nhìn chung đội ngũ giảng viên của tỉnh Quảng Trị cơ bản đáp ứng được

yêu cầu về ĐTBD.

Bốn là, công tác ĐTBD CBCC người DTTS được chú trọng. Trên cơ sở nội dung chương trình ĐTBD của Bộ Nội vụ, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC nói chung và CBCC người DTTS nói riêng, tổ chức thực hiện hoàn thành 100% các nội dung, chương trình kế hoạch đã đề ra theo hướng chọn lựa, ưu tiên các nội dung, đối tượng ĐTBD phù hợp với yêu cầu công việc và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC người DTTS trong thi hành công vụ. Thực hiện các quy định của pháp luật về ĐTBD CBCC người DTTS, hàng năm các cơ quan, đơn vị quản lý công chức đã xây dựng và triển khai

quy hoạch, kế hoạch ĐTBD để tạo nguồn và nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của CBCC, trong đó:

- Vềđào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học: Hiện nay tỉnh Quảng Trị chỉ thực hiện đối với CBCC cấp xã người DTTS, còn đối với CBCC khác tự học ngoài giờ hành chính để nâng cao trình độ. Theo chính sách của tỉnh, CBCC cấp xã người DTTS đi đào tạo trung cấp, cao đẳng, đại học được hỗ trợ tiền học phí, tiền tài liệu, giáo trình chính khóa phục vụ học tập và tiền ở nội trú.

- Vềđào tạo sau đại học: Tỉnh Quảng Trị chỉ khuyến khích và thực hiện đào tạo sau đại học đối với các ngành tỉnh còn thiếu nhân lực và phục vụ hội nhập quốc tế như tài chính công, luật học, kiến trúc, xây dựng và các ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế...

Thực hiện Nghị quyết số 12/2013/NQ-HĐND ngày 31/5/2013 và Nghị quyết số 09/2017/NQ-HĐND ngày 23/5/2017 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh Quảng Trị đã ban hành kế hoạch phân bổ chỉ tiêu và chuyên ngành cần đào tạo sau đại học theo chính sách của tỉnh giai đoạn 2013 - 2020 trên cơ sở thực trạng đội ngũ hiện có và đề xuất các ngành, các địa phương, sát với yêu cầu cơ cấu đội ngũ CBCC của từng ngành và địa phương, đơn vị đáp ứng yêu cầu đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phục vụ các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Về thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc đối với CBCC: Thực hiện Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08/01/2018 của Bộ Nội vụ, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đã nghiêm túc thực hiện chế độ bồi dưỡng bắt buộc cho CBCC tối thiểu 5 ngày/năm.

Việc ĐTBD để đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện chức danh theo vị trí việc làm và điều kiện, tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh nghiêm túc thực hiện, trong đó đã chú trọng việc lựa chọn cử CBCC tham gia các lớp bồi dưỡng cao cấp chính trị,

trung cấp chính trị; các lớp kỹ năng nghiệp vụ, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh tại các cơ sở đào tạo của Đảng, của ngành và địa phương theo các kế hoạch của các bộ, ngành Trung ương và địa phương.

Việc bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ CBCC chủ yếu thông qua hình thức đào tạo tại chỗ, qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ mở tại cơ quan, đơn vị, địa phương và các biện pháp như: Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tổ chức tập huấn chuyên sâu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, sáng kiến về công tác chuyên ngành…

Việc cấp chứng chỉ sau bồi dưỡng được thực hiện theo đúng quy định, giúp cơ sở ĐTBD quản lý, đánh giá được học viên và nâng cao ý thức của học viên trong quá trình bồi dưỡng.

- Về đánh giá chất lượng bồi dưỡng CBCC: Thực hiện quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/11/2017 của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị đã có văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị tổ chức đánh giá đối với các lớp được giao chủ trì. Ngoài ra, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các cơ sở đào tạo lựa chọn một số lớp bồi dưỡng ngắn ngày để lấy phiếu khảo sát đánh giá chất lượng ĐTBD. Thông qua các phiếu khảo sát, đánh giá để phân tích, đánh giá điều chỉnh một số nội dung trong việc lựa chọn đơn vị đào tạo, phân công bố trí giảng viên, tổ chức quản lý học viên và bổ sung các cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu dạy học. Việc đánh giá chất lượng ĐTBD giúp cho Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí mở các lớp ĐTBD phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.

- Về tài liệu bồi dưỡng: Sau khi Bộ Nội vụ tổ chức tập huấn giảng viên nguồn và chuyển giao tài liệu bồi dưỡng chuyên sâu cho công chức xã theo chức danh, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các đơn vị và Trường Chính trị Lê Duẩn biên soạn tài liệu, tổ chức bồi dưỡng chuyên sâu cho CBCC theo các bộ tài liệu đã được Bộ Nội vụ phê duyệt.

Trên cơ sở các tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo cấp phòng của Bộ Nội vụ ban hành, tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với các đơn vị và Trường Chính trị Lê Duẩn biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng cho CBCC của tỉnh. Nhìn chung, đa số tài liệu bồi dưỡng theo ngạch công chức sử dụng bộ tài liệu do Bộ Nội vụ và các bộ, ngành biên soạn; tài liệu các lớp bồi dưỡng ngắn ngày này do báo cáo viên, giảng viên của các cơ sở đào tạo biên soạn. Tài liệu biên soạn đã cập nhật kịp thời những quy định mới, đáp ứng nhu cầu của người học.

- Vềkinh phí dành cho công tác ĐTBD CBCC và việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí ĐTBD: Tại tỉnh Quảng Trị kinh phí ĐTBD CBCC người DTTS chủ yếu sử dụng nguồn ngân sách của tỉnh, ngoài ra CBCC đã chủ động tham gia các khóa ĐTBD từ nguồn kinh phí tự túc. Việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho ĐTBD CBCC được các cơ quan, đơn vị thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 07/2019/NQ- HĐND ngày 20/7/2019 của HĐND tỉnh Quảng Trị về việc quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Năm là, CBCC người DTTS nhìn chung đã tích cực, chủ động khắc phục khó khăn để học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý Nhà nước, tin học,…từ đó nâng cao dần chất lượng trong việc tham mưu, đề xuất ý kiến đóng góp nhằm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo các Nghị quyết, kế hoạch của tỉnh đề ra. Góp phần quan trọng vào việc giữ vững đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo, đảm bảo ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Sáu là, CBCC người DTTS được đảm bảo quyền được ĐTBD, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm theo tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn ngạch công chức và phù hợp với

yêu cầu nhiệm vụ được giao. CBCC tham gia ĐTBD, nâng cao năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng tạo điều kiện về thời gian, kinh phí, được hưởng nguyên lương và phụ cấp, thời gian ĐTBD được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương và hỗ trợ các kinh phí ĐTBD khác theo đúng quy định của pháp luật.

2.4.2. Tn ti, hn chế

2.4.2.1. Về pháp luật đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số

Một là, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về công tác tuyển dụng, sử dụng, quản lý, ĐTBD CBCC nói chung nhiều nhưng thiếu cụ

thể đối với đội ngũ CBCC người DTTS và chưa thật sự thống nhất, chưa có

tính đặc thù riêng cho đội ngũ CBCC người DTTS nên chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong việc đảm bảo cơ cấu hợp lý, nâng cao năng lực trình độ, tăng số lượng CBCC người DTTS ở các cơ quan, đơn vị, địa phương dẫn đến tình trạng tỷ lệ CBCC người DTTS chưa tương xứng với tỷ lệ dân số là người DTTS và tỷ lệ CBCC càng ở cấp cao càng giảm.

Hai là, đã có chính sách hỗ trợ học thạc sỹ, tiến sỹ cho người DTTS trong nhóm dân tộc có chất lượng nguồn nhân lực thấp học cao học, nghiên cứu sinh nhưng chế độ hỗ trợ quy định ở mức thấp nên CBCC ở vùng sâu,

vùng xa khó khăn về tài chính khó có điều kiện theo học ở bậc học thạc sỹ,

tiến sỹ.

Mặt khác, tại Điều 6 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định điều kiện để CBCC được đi đào tạo sau đại học là: Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp

với vị trí việc làm. Với quy định này, để được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu thì CBCC phải có độ tuổi không quá 40. Với quy định này, trong quá trình thực hiện việc đào tạo sau đại học ở một số cơ quan, ban, ngành đã có nhiều vướng mắc, đó là: Hiện nay, việc tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội là căn cứ vào vị trí việc làm. Những người được tuyển dụng có cả trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ. Trong quá trình công tác được cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo sau đại học, nếu những người có trình độ đại học thì áp dụng điều kiện như trên là phù hợp, tuy nhiên đối với người có trình độ thạc sĩ được cử đi đào tạo nghiên cứu sinh nếu áp dụng quy định trên là không phù hợp.

Ba là, đối tượng cử đi ĐTBD theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP bao gồm: Cán bộ trong các cơ quan nhà nước; công chức trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức người dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh quảng trị (Trang 70)