Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 76)

7. Kết cấu luận văn

2.4. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

2.4.1. Kết quả đạt được

Hoạt động của các cơ quan báo chí ở tỉnh Đắk Lắk trong những năm qua có sự khởi sắc, đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Đã bám sát các hoạt động diễn ra của đời sống xã hội, thực hiện đúng sự lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng và nhà nước để tập trung vào công tác thông tin tuyên truyền. Báo chí đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, đồng thời là vũ khí sắc bén, hiệu quả trong công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và nhà nước, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn. Những kết quả đạt được của báo chí thời gian qua đã khẳng định sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, sự quản lý hiệu quả của Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với sự nỗ lực, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nói trên.

Đối với các cơ quan báo chí địa phương đã thông tin kịp thời, toàn diện về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trong tỉnh, thực hiện tốt vai trò là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền địa phương, của các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, góp phần có hiệu quả đưa chủ trương, chính sách

của Đảng và nhà nước vào cuộc sống. Đặc biệt, báo chí đã cùng tham gia giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp, đưa tin kịp thời những thiếu sót, khuyết điểm trên các lĩnh vực hoạt động của tỉnh, nhất là các vấn đề bức xúc mà dư luận quan tâm, phản ánh đúng đắn tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, góp phần vào công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tệ nạn xã hội, bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng…

Các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đã thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, hoạt động đúng quy định của pháp luật, đã đăng tải thường xuyên các hoạt động, sự kiện diễn ra trong tỉnh trên các báo Trung ương, báo ngành, góp phần làm cho môi trường hoạt động báo chí trên điạ bàn tỉnh ngày càng sôi động, tác động tích cực và có hiệu quả đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.

Nhìn chung, thông tin trên báo chí thời gian qua đã đáp ứng nhu cầu nghe, nhìn của cán bộ, công chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Đã có nhiều bài viết sâu sắc, có sức lan tỏa lớn, chứa đựng nội dung tuyên truyền phong phú, hiệu quả, phản ánh kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, giúp chính quyền địa phương và các ngành chức năng trong tỉnh xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.

Đối với công tác quản lý nhà nước về báo chí của tỉnh Đắk Lắk:

Trong những năm qua có nhiều đổi mới, chủ động hơn trong việc tham mưu ban hành các cơ chế chính sách, các quy định đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh. Công tác thanh tra, kiểm tra đã được chú trọng, được tăng cường và đi vào nề nếp, bảo đảm tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, qua đó thực hiện quản lý tốt đi đôi với việc tạo điều kiện cho hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh phát triển đúng quy hoạch và định hướng.

Đội ngũ làm công tác chỉ đạo, quản lý ngày càng được tăng cường về nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm,

duy trì và cải tiến các cuộc giao ban báo chí định kỳ hằng tháng, thường xuyên tổ chức các hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí. Phối hợp với các cơ quan chủ quản, báo chí Trung ương và Cục Báo chí để quản lý các cơ quan đại diện, phóng viên thường trú tại Đắk Lắk, phát huy vai trò là các tờ báo lớn, có uy tín để quảng bá, giới thiệu về quê hương, văn hóa, con người, tiềm năng thế mạnh của tỉnh, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Đắk Lắk.

Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho UBND tỉnh các văn bản về chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý về báo chí trên địa bàn tỉnh; kịp thời tham mưu ban hành Quy chế người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tổng hợp danh sách người phát ngôn của các cơ quan hành chính nhà nước ở Đắk Lắk, cung cấp thông tin, quản lý và xử lý thông tin của cơ quan báo chí ngày càng tổ chức chặt chẽ, thiết thực. Phối hợp tổ chức tốt công tác giao ban, họp báo định kỳ ngày một hiệu quả, chất lượng.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động báo chí:

Đắk Lắk là tỉnh miền núi, cơ sở vật chất, nhất là điều kiện làm việc của các cơ quan báo chí còn gặp nhiều khó khăn, năng lực tài chính còn hạn chế, song được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự giúp đỡ ủng hộ của các ngành, các cấp và nhân dân, cùng với sự cố gắng khắc phục khó khăn của các cơ quan báo chí, nên trong những năm vừa qua hoạt động báo chí ở tỉnh Đắk Lắk ngày càng phát triển đáp ứng như cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, đổi mới và từng bước hiện đại trang thiết bị và phương tiện hoạt động báo chí, phóng viên được trang bị các phương tiện tác nghiệp hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động báo chí, đổi mới nội dung và chất lượng được nâng cao, mở rộng đối tượng phục vụ của báo chí. Vì vậy báo chí ở tỉnh Đắk Lắk đã phục vụ tích cực, có hiệu quả công tác tuyên

truyền, góp phần xây dựng tỉnh Đắk Lắk trở thành trung tâm phát triển vùng Tây Nguyên năm 2020.

2.4.2. Hạn chế

Đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý báo chí đa số đều không có nghiệp vụ báo chí. Do đó khi đánh giá chất lượng bài viết hoặc thẩm định một tác phẩm, chương trình rất khó khăn. Thực tế ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay, lực lượng cán bộ làm công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trình độ chuyên môn, chính trị chưa ngang tầm, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời đại bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa.

Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí đôi lúc còn chưa chủ động, còn chạy theo sự vụ. Một số địa phương, đơn vị thực hiện chưa nghiêm túc việc cung cấp thông tin cho báo chí và xử lý thông tin trên báo chí theo quy định về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể viết các bài đấu tranh chống các quan điểm sai trái trên báo của tỉnh, số lượng các bài viết chống tiêu cực còn ít.

Cụ thể, đối với báo chí in vẫn chưa được đông đảo công chúng tiếp nhận, đón đọc, chủ yếu phát hành qua mạng lưới bưu chính, được đặt mua, cấp phát cho đơn vị cơ sở qua ngân sách địa phương; đối tượng bạn đọc chưa rộng rãi, đa dạng… Nội dung tác phẩm báo chí chưa hấp dẫn, lôi cuốn bạn đọc, chưa có nhiều tác phẩm báo chí đạt giải cao ở khu vực, toàn quốc.

Đắk Lắk là một tỉnh miền núi, việc phát hành báo đến vùng sâu, vùng xa còn chậm, số lượng phát hành ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa chiếm tỷ lệ thấp, chi phí cho việc xuất bản báo ngày càng tăng cao, đặc biệt là phí công in và vật tư, trong khi nguồn thu của báo tăng chậm, giá bán báo không thay đổi, dẫn tới luôn trong tình trạng khó khăn trong cân đối thu chi

tài chính, ảnh hưởng tới chế độ nhuận bút và ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng của tờ báo.

Đối với báo chí phát thanh và truyền hình, chất lượng nội dung một số chương trình cũng chưa thực sự hấp dẫn, thiếu tính nhanh nhạy, chưa thu hút được đông đảo lượng công chúng nghe nhìn. Một số vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội chưa được phản ánh kịp thời, việc tuyên truyền tạo định hướng dư luận xã hội còn hạn chế; việc nêu gương điển hình tiên tiến chưa được thường xuyên...

Về nội dung thông tin của các báo Trung ương đứng chân trên địa bàn, một số bài báo còn phản ánh một chiều; một số thông tin chưa được kiểm chứng đã phản ánh trên báo chí, đăng tin bài chưa thật khách quan hoặc suy diễn… gây sự hoài nghi về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp chính quyền địa phương, ảnh hưởng đến uy tín và dư luận của tờ báo, uy tín phóng viên.

Việc xử lý các phóng viên của cơ quan báo chí Trung ương đối với sai phạm về nội dung tin viết về tỉnh trên một số báo, nhất là báo điện tử chưa nghiêm, có trường hợp xuê xoa.

Một số phóng viên báo chí, tuy chưa có bộc lộ rõ ràng nhưng vẫn có tư tưởng ủng hộ xu hướng tự do báo chí, quyền lực báo chí liên kết thành nhóm tạo dòng thông tin cố ý làm nóng dư luận xã hội quan tâm.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Nguyên nhân chủ quan

Như chúng ta đã biết, công tác quản lý nhà nước bao gồm cả việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước. Như trên đã phân tích pháp luật hiện tại về quản lý nhà nước đối với báo chí dù đã được sự đầu tư và chuẩn bị rất công phu nhưng cũng có những bất cập trong một số chế định. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật ở tỉnh dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn gặp khó khăn, bởi Luật Báo chí chậm được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Việc ban hành các văn

bản hướng dẫn chưa kịp thời, đồng bộ dẫn đến địa phương lúng túng trong thực hiện.

Sự quan tâm của các cấp, các ngành và thái độ của toàn xã hội đối với hoạt động quản lý nhà nước về báo chí chưa đúng mức. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức cho rằng hoạt động quản lý báo chí là việc riêng của cơ quan quản lý chuyên ngành về báo chí nên chưa thực sự có sự phối hợp.

Bộ phận quản lý nhà nước về báo chí của Sở Thông tin và Truyền thông trên thực tế còn hạn chế cả về số lượng cán bộ, cả về trình độ, năng lực quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn; các điều kiện hoạt động còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của công tác quản lý trên lĩnh vực này.

Những quy định về quản lý cơ quan đại diện và phóng viên thường trú chưa sát với thực tiễn địa phương; vai trò, vị trí giữa cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí chưa rõ ràng (giữa UBND tỉnh và Sở Thông tin và Truyền thông). Từ đó dẫn đến công tác quản lý chưa chặt chẽ, sâu sát hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm và quyền hạn.

Đối với các báo Trung ương thường trú tại địa phương, trong bối cảnh kinh tế báo chí có nhiều khó khăn, để chạy theo lợi nhuận, không ít cơ quan báo chí đã giao khoán cho cơ quan đại diện, phóng viên thường trú tổ chức nội dung tin bài chuyên trang, quảng cáo, phát hành dẫn đến sai sót về nội dung thông tin.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cán bộ làm công tác chỉ đạo, quản lý, đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ tư tưởng chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo chí chưa được thường xuyên.

- Nguyên nhân khách quan

Cả nước nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng, quản lý nhà nước về báo chí trước hết chịu sự tác động của tình hình phát triển báo chí thế giới. Ngay từ khi xuất hiện, báo chí đã đi vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc, nhiều giai cấp trong xã hội. Bên cạnh những tích cực mang đến cho xã hội loài người thì báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với an ninh chính trị, trật tự xã hội trên toàn thế giới và luôn hàm chứa những tiềm ẩn khó lường.

Trong thời gian vừa qua, làn sóng thương mại hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa báo chí của thế giới cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình báo chí trong nước theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy mà việc quản lý báo chí đã khó khăn lại càng khó khăn, phức tạp.

Ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách chống phá, chúng lợi dụng vấn đề nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận để phá hoại công cuộc xây dựng đất nước, sự nghiệp đổi mới phát triển của dân tộc. Từ đó cũng đã tạo ra tình hình bất ổn trong hoạt động báo chí mà các cơ quan chức năng không dễ dàng quản lý.

Một số địa phương, đơn vị của tỉnh hiện nay vẫn chưa có người phát ngôn, do vây không chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí, phóng viên phải tự tìm kiếm thông tin nên có trường hợp thông tin phản ánh thiếu chính xác, ảnh hưởng tiêu cực đến địa phương, đơn vị.

- Những vấn đề đ t ra trong quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí ở tỉnh Đắk Lắk hiện nay

Hoạt động báo chí của nước ta trong điều kiện hiện nay chịu các tác động bởi nhu cầu thông tin và được thông tin; sự phát triển nhanh về kỹ thuật

và công nghệ truyền thông; nền kinh tế theo cơ chế thị trường... Những tác động trên đặt ra một số yêu cầu đối với quản lý nhà nước về báo chí như sau:

+ Quản lý nhà nước về báo chí phải bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin của công dân theo quy định tại Điều 14, 25 của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản luật có liên quan, nâng cao trách nhiệm xã hội của báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin của xã hội tốt hơn. Vì vậy, xây dựng Luật Báo chí (sửa đổi) là yêu cầu cấp thiết để bảo đảm quyền tự do báo chí, đồng thời tăng cường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí trong điều kiện báo chí Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, loại hình và chất lượng thông tin

- Quản lý về báo chí phải được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam, quản lý của nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật.

+ Phát triển báo chí phải đi đôi với quản lý chặt chẽ, có hiệu quả toàn bộ hệ thống báo chí cũng như từng cơ quan báo chí. Thời kỳ mới đặt ra những yêu cầu mới của hoạt động báo chí. Tuy nhiên, trước tác động của cơ chế thị trường, mọi hoạt động của báo chí luôn đối mặt với nguy cơ tự phát. Do vậy,

lãnh đạo, quản lý báo chí phải đặc biệt quan tâm đến những đặc điểm của tình hình mới, phòng ngừa và hạn chế tiêu cực. Bên cạnh đó, cũng cần đề phòng khuynh hướng nhân danh sự lãnh đạo, quản lý để bóp nghẹt sức năng động, sáng tạo của các cơ quan cũng như cá nhân nhà báo. Quản lý chặt chẽ chính là điều kiện bảo đảm cho báo chí phát triển đúng quy hoạch, phù hợp quy mô, số lượng, tránh lãng phí. Nhưng báo chí là một bộ phận thuộc lĩnh vực sáng tạo văn hoá, tinh thần, rất cần những khoảng trống riêng. Do vậy, quản lý báo chí đòi hỏi phải vừa mềm dẻo, vừa nguyên tắc mới có thể đạt hiệu quả mong muốn.

+ Quản lý nhà nước về báo chí phải bắt kịp trình độ phát triển cao của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)