DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
sách Nhà nước cấp huyện
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN là quản lý quá trình phân phối và sử dụng một phần vốn tiền tệ từ quỹ NSNN để đầu tư tái sản xuất TSCĐ nhằm từng bước tăng cường, hoàn thiện, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất phục vụ của nền kinh tế quốc dân đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2. Nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
Quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Một là, đúng đối tượng: Cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN được thực
hiện theo phương thức cấp phát không hoàn trả nhằm đảm bảo vốn để đầu tư các dự án cần thiết phải đầu tư thuộc kết cấu hạ tầng KTXH, quốc phòng an ninh...từ đó tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho sự phát triển toàn diện và cân đối của nền kinh tế quốc dân. Nguồn vốn cấp phát đầu tư XDCB từ NSNN chỉ được sử dụng để cấp phát thanh toán cho các dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và Luật đầu tư công.
Hai là, thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng, có đủ các tài
liệu thiết kế và dự án được duyệt: Trình tự đầu tư và xây dựng là trật tự các giai đoạn, các bước công việc trong từng giai đoạn của quá trình đầu tư XDCB. Các dự án đầu tư không phân biệt quy mô và mức vốn đầu tư đều phải thực hiện nghiêm chỉnh trình tự đầu tư và xây dựng gồm ba giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng.
Ba là, đúng mục đích, đúng kế hoạch: Nguồn vốn NSNN đầu tư cho các
công trình, dự án được xác định trong kế hoạch NSNN hàng năm dựa trên kế hoạch XDCB của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị và khả năng nguồn vốn của NSNN. Vì vậy, cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN đúng mục đích, đúng kế hoạch nhằm tuân thủ đúng nguyên tắc quản lý NSNN và đảm bảo tính kế hoạch, cân đối của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương.
Bốn là, theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch và chỉ trong
phạm vi giá dự toán được duyệt: Quản lý và cấp vốn theo mức độ khối lượng thực tế hoàn thành kế hoạch nhằm đảm bảo vốn cho quá trình đầu tư XDCB
được tiến hành liên tục đúng kế hoạch tiến độ, kiểm tra chặt chẽ được chất lượng từng khối lượng XDCB và chất lượng của công trình hoàn thành, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng đúng mục đích và có vật tư đảm bảo, tránh ứ đọng, gây thất thoát và loãng phí vốn đầu tư. Dự toán công trình xây dựng phản ánh những chi phí cần thiết và là giới hạn mức vốn tối đa được phép đầu tư xây dựng công trình được xác định trên cơ sở các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá XDCB và các chế độ chính sách của Nhà nước quy định. Hơn nữa, một trong những nguyên tắc quan trọng trong quản lý chi NSNN là quản lý theo dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vì vậy, quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB phải dựa vào dự toán đã được duyệt và chi trong phạm vi dự toán đã được duyệt. Khối lượng XDCB hoàn thành được cấp vốn thanh toán phải là khối lượng đã thực hiện, đúng thiết kế, thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng, có trong dự toán, có trong kế hoạch XDCB năm và đã được nghiệm thu bàn giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước. Mức vốn cấp phát thanh toán cho từng công trình, hạng mục công trình, từng khối lượng XDCB hoàn thành nghiệm thu phải được xác định căn cứ vào dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Năm là, giám đốc bằng đồng tiền: Kiểm tra bằng đồng tiền đối với việc
sử dụng vốn đúng mục đích, đúng kế hoạch, có hiệu quả là chức năng của tài chính. Thực hiện công tác giám đốc trong quá trình cấp phát vốn đầu tư có tác dụng đảm bảo sử dụng tiền vốn tiết kiệm, đúng mục đích, đúng kế hoạch và thúc đẩy các đơn vị thực hiện tốt trình tự đầu tư và xây dựng, kế hoạch tiến độ thi công, đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành công trình đúng thời hạn để đưa vào sản xuất sử dụng. Giám đốc bằng đồng tiền được thực hiện đối với mọi dự án đầu tư, trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng; bao gồm giám đốc trước, trong và sau khi cấp phát vốn.
Các nguyên tắc quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một thể thống nhất, chi phối toàn bộ công tác quản lý và cấp phát vốn đầu tư XDCB. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và là điều kiện tiền đề để thực hiện lẫn nhau.
1.2.3. Bộ máy quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện
Chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý chi đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện như sau:
- UBND cấp huyện
Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước.
Thực hiện quản lý trong quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước HĐND huyện, UBND cấp Tỉnh và pháp luật Nhà nước về những quyết định của mình.
- Cơ quan tài chính cấp huyện
Đảm bảo nguồn vốn theo quy định của Bộ Tài chính để KBNN thanh toán cho dự án.
Thực hiện quyết toán vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN.
Phối hợp với các cơ quan chức năng hướng dẫn và kiểm tra các chủ đầu tư, KBNN, các nhà thầu thực hiện dự án về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính trong đầu tư phát triển.
Được quyền yêu cầu KBNN, chủ đầu tư cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về tài chính trong đầu tư phát triển.
- KBNN cấp huyện:
Kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ cho dự án khi đã có đủ điều kiện và đúng thời gian quy định.
Có ý kiến rõ ràng bằng văn bản cho chủ đầu tư đối với những khoản giảm thanh toán, trả lời các thắc mắc của chủ đầu tư trong việc thanh toán vốn.
Trường hợp phát hiện quyết định của các cấp có thẩm quyền trái với quy định hiện hành, phải có văn bản đề nghị xem xét lại và nên rõ ý kiến đề xuất. Nếu quá thời gian quy định mà không được trả lời thì được quyền giải quyết theo đề xuất của mình; nếu được trả lời mà xét thấy không thỏa đáng thì vẫn giải quyết theo ý kiến của cấp có thẩm quyền, đồng thời phải báo cáo lên cơ quan thẩm quyền cao hơn và báo cáo cơ quan tài chính để xem xét xử lý.
Đôn đốc chủ đầu tư thanh toán dứt điểm công nợ khi dự án đã quyết toán và tất toán tài khoản.
Thực hiện chế độ thông tin báo cáo và quyết toán sử dụng vốn đầu tư, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Được quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin theo chế độ quy định để phục vụ cho công tác kiểm soát, thanh toán vốn.
Định kỳ và đột xuất kiểm tra các chủ đầu tư về tình hình thực hiện dự án, việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư phát triển, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư; được phép tạm dừng thanh toán vốn hoặc thu hồi số vốn mà chủ đầu tư sử dụng sai mục đích, sai đối tượng hoặc trái với chế độ quản lý tài chính của Nhà nước, đồng thời báo cáo cơ quan tài chính để xử lý.
Tổ chức công tác kiểm soát, thanh toán vốn theo quy trình, nghiệp vụ thống nhất, đơn giản thủ tục hành chính nhưng đảm bảo quản lý vốn chặt chẽ, thanh toán kịp thời, đầy đủ, thuận tiện cho chủ đầu tư.
Hết năm kế hoạch, xác định số thanh toán trong năm, lũy kế số thanh toán từ khởi công đến hết niên độ NSNN cho từng dự án, nhận xét về kết quả chấp hành chế độ quản lý, chấp hành định mức, đơn giá, các chế độ chính sách theo quy định.
- Chủ đầu tư
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.
Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của khối lượng dự án hoặc tiến độ thực hiện khi thanh toán; đảm bảo chính xác, trung thực, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN và
cơ quan chức năng Nhà nước.
Khi có khối lượng đã đủ điều kiện theo hợp đồng, tiến hành nghiệm thu kịp thời, lập đầy đủ hồ sơ thanh toán và đề nghị thanh toán cho nhà thầu trong thời hạn quy định.
Báo cáo kịp thời, đầy đủ theo quy định cho cơ quan quyết định đầu tư và các cơ quan nhà nước có liên quan; chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quyết định đầu tư về tình hình sử dụng vốn đầu tư và chấp hành chế độ,
chính sách tài chính đầu tư phát triển của Nhà nước.
Thực hiện kế toán đơn vị chủ đầu tư; quyết toán vốn đầu tư theo đơn vị hiện hành.
Được yêu cầu thanh toán vốn khi đã có đủ điều kiện và yêu cầu Kho bạc nhà nước trả lời, giải thích.
1.2.4. Nội dung quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước cấp huyện
Công tác quy hoạch đầu tư XDCB có vai trò rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động đầu tư phù hợp với mục tiêu chiến lược, giúp cho KTXH phát triển lành mạnh, đúng hướng, hiệu quả và bền vững.
Những căn cứ để lập quy hoạch dự án: Nhiệm vụ quy hoạch xây dựng vùng đã được phê duyệt; quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của địa phương, quy hoạch phát triển ngành có liên quan; định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã được phê duyệt; quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng.
Nội dung của công tác quy hoạch: Đánh giá hiện trạng về điều kiện tự nhiên, KTXH; xác định các động lực phát triển địa phương; xác định hệ thống các đô thị, các điểm dân cư, các khu công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; xác định mạng lưới, vị trí, quy mô các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật; dự kiến những hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện; dự báo tác động môi trường vùng và đề xuất biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đồ án quy hoạch.
1.2.4.2. Công tác lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản
Kế hoạch đầu tư XDCB gồm kế hoạch trung hạn và kế hoạch hàng năm. Kế hoạch trung hạn được lập trong thời hạn 05 năm, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm; kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện kế hoạch trung hạn, phù hợp với mục tiêu kế hoạch phát triển KTXH hằng năm và cân đối vốn đầu tư XDCB hằng năm.
Lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn giai đoạn trước; định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm của địa phương, mục tiêu ưu tiên đầu tư trong kế hoạch 05 năm KTXH, khả năng cân đối vốn NSNN, vốn từ nguồn thu để lại cho
đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối NSNN; dự báo tác động của tình hình thế giới và trong nước đến sự phát triển và khả năng huy động các nguồn vốn đầu tư; cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế để xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH.
Lập kế hoạch đầu tư XDCB hằng năm căn cứ vào tình hình và kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH của địa phương, kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB năm trước; kế hoạch phát triển KTXH hằng năm; kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh chưa có trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn; nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH trong năm kế hoạch.
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hàng năm phải phù hợp với các mục tiêu phát triển tại định hướng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm và hằng năm của địa phương và các quy hoạch đã được phê duyệt; phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư XDCB và thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế khác; việc phân bổ vốn đầu tư XDCB phải tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư XDCB trong từng giai đoạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; ưu tiên bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực theo mục tiêu và định hướng phát triển của từng thời kỳ; bảo đảm công khai, minh bạch và công bằng; bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; kế hoạch đầu tư XDCB hằng năm phải phù hợp với kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn đã được phê duyệt.
1.2.4.3. Phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Nguyên tắc bố trí vốn cho từng dự án phải có trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hằng năm vốn NSNN; tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn được cấp có thẩm quyền quyết định; phù hợp với khả năng cân đối vốn NSNN trong kế hoạch đầu tư XDCB trung hạn và hằng năm; mức vốn
bố trí cho từng dự án không vượt quá tổng mức vốn của dự án đã được phê duyệt. Tập trung bố trí vốn đầu tư XDCB để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ chương trình, dự án quan trọng, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
1.2.4.4. Lập dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản:
Lập dự toán chi đầu tư XDCB được tiến hành đồng thời với lập dự toán chi NSNN nói chung, do đó nó được lập trong sự cân đối tổng thể của chi NSNN hàng năm. Dự toán chi đầu tư XDCB được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch tài chính 05 năm, kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn NSNN, khả năng cân đối các nguồn lực trong năm dự toán, quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của phápluật có liên quan.
1.2.4.5. Việc thực hiện dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản:
Chi đầu tư XDCB từ NSNN chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Đã có trong dự toán ngân sách được giao.
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. - Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi.
Sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
Chấp hành chi đầu tư XDCB từ NSNN phải được thực hiện nghiêm ngặt, kiên quyết không thanh toán những công trình, dự án không có trong dự toán và không tuân thủ theo quy định trên, đình chỉ ngay những dự án kém hiệu quả để tránh lãng phí hơn nữa nguồn vốn NSNN.
1.2.4.6. Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN, trong năm kết thúc xây dựng hoặc