Những yếu tố bảo đảm cho giải quyết khiếu nại hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 35)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Những yếu tố bảo đảm cho giải quyết khiếu nại hành chính

1.3.1. Yếu tố chính trị

Nguồn gốc và bản chất của một Nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị của chế độ xã hội dưới sự lãnh đạo của một chính Đảng. Dưới chế độ xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo thì Nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản, dưới chế độ tư bản Nhà nước mang bản chất tư sản. rên cơ sở lý luận và trong thực tiễn đều cho thấy, Đảng cầm quyền sẽ đứng ra thành lập hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước và đưa người của Đảng mình vào các vị trí trong các cơ quan của bộ máy nhà nước. Nền hành chính được tổ chức và vận hành dưới sự lãnh đao của Đảng cầm quyền. Vì vậy, dù muốn hay không nền hành chính vẫn phải lệ thuộc vào hệ thống chính trị, phải phục tùng sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Nền hành chính thực hiện chức năng quản lý xã hội và phục vụ Nhân dân

bằng bộ máy hành chính nhà nước của mình. Đối với nước ta nền hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội và phục vụ Nhân dân bằng bộ máy hành chính nhà nước với đầy đủ bản chất của một nhà nước dân chủ xã hội chủ

nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.

Trong đó, công tác giải quyết khiếu nại là một trong những nội dung quản lý nhà nước nên công tác này cũng phải lệ thuộc vào bản chất của hệ thống chính trị nước ta là một Nhà nước dân chủ xã hội chủ nghĩa “của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân”.

1.3.2. Yếu tố pháp luật

Trong đời sống xã hội, pháp luật là một trong nhiều phương thức thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, đồng thời là phương tiện để nhà nước quản lý kinh tế, xã hội và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Thông qua giải quyết khiếu nại, các quan hệ xã hội có liên quan được nhà nước điều chỉnh theo những mục tiêu đã định. Đối với nhà nước ta, pháp luật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước, đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả chức năng tổ chức và quản lý kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội …. Mặc dù pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, song nó luôn có xu hướng phát triển chậm hơn sơ với sự phát triển của các quan hệ kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, quá trình phát triển kinh tế của nhà nước ta luôn có những điều chỉnh về pháp luật, đảm bảo pháp luật là điều kiện quyết định thúc đẩy phát triển nên kinh tế đất nước. Đối với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật thể hiện ở những tiêu chí như tính toàn diện, tính đồng bộ, khả thi và trình độ kỹ thuật lập pháp.

Đối với sự hòan thiện cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật biểu hiện qua các vấn đề: Việc triển khai các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật; việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức triển khai áp dụng pháp luật trên thực tế; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của cơ quan áp dụng pháp luật; năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; các điều kiện vật chất kỹ

thuật phục vụ cho công tác áp dụng pháp luật.

1.3.3. Yếu tố kinh tế- xã hội

Theo học thuyết Mác về hình thái kinh tế xã hội, trong mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng thì cơ sở hạn tầng giữ vai trò quyết định. Do vậy, trong mối quan hệ giữa các điều kiện kinh tế xã hội với pháp luật thì pháp luật ra đời, tồn tại và phát triển phải dựa trên nền tảng của kinh tế - xã hội và phản ánh trình độ phát triển của kinh tế - xã hội.

Lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng chỉ ra rằng nếu như kiến thức thượng tầng là phạm trù chỉ tất các hiện tượng xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở kinh tế, bao gồm những hình thái ý thức xã hội về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và những thiết chế tương ứng như nhà nước, chính đảng, giáo hội … thì cơ sở hạ tầng là tổng hợp những quan hệ sản xuất hợp thành kết cấu kinh tế của xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Quá trình giải quyết khiếu nại chịu sự ảnh hưởng bởi sự phát triển kinh tế xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật. Kinh tế có phát triển, đời sống vật chất được nâng lên cao thì phát luật mới có điều kiện và khả năng được thực hiện. Điều kiện văn hóa xã hội, giáo dục không ngừng phát triển, mở rộng làm chuyển biến đáng kể trình độ dân trí, cách nghĩ, tầm nhìn của người dân, đặc biệt là tư duy pháp lý. Người dân có nhiều điều kiện để tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng như đài, ti vi, sách, báo …. qua đó để hiểu pháp luật nhiều hơn, từ đó hạn chế dần các hành vi vi phạm pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật sẽ tốt hơn. Nhưng khi nền kinh tế kém phát triển, cuộc sống người dân nghèo đói thì hiện tượng vi phạm pháp luật tràn lan, bởi lẻ mối quan tâm hàng đầu của người dân lúc này là miếng cơm, manh áo, phần lớn họ sẽ thờ ơ với pháp luật,

thậm chí còn có những hành vi vi phạm pháp luật để kiếm sống.

Vì vậy cần phải quan tâm đến sự phát triển kinh tế xã hội ở tất cả các vùng miền, nhất là ở vùng sâu, vùng xa để góp phần nâng cao hiệu quả cuộc sống, đưa pháp luật gần hơn với đời sống thực tiễn. Bên cạnh đó, việc giải quyết khiếu nại đảm bảo pháp luật tạo hành lang pháp lý, giữa vững an ninh trật tự, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.

1.3.4. Năng lực của người giải quyết khiếu nại

Giải quyết khiếu nại thực chất là hoạt động áp dụng pháp luật, do vậy, chất lượng, hiệu quả hoạt động này phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức, ý chí chủ quan của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác này.

Nếu năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm, khách quan thì sẽ là điều kiện để họ phân tích đúng tình huống pháp luật, lựa chọn đúng, phù hợp quy phạm pháp luật để áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì vậy chắc chắn hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ cao.

Ngược lại, nếu năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác giải quyết khiếu nại hạn chế, yếu kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, không khách quan, thì họ khó có thể phân tích đúng tình huống pháp luật, khó có thể lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp áp dụng cho tình huống pháp luật đó, vì vậy, hiệu lực, hiệu quả giải quyết khiếu nại sẽ thấp.

Lực lượng cán bộ giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo nhìn chung vẫn chưa được đào tạo bài bản, trình độ không đồng đều; và thường có sự thay đổi, một số cán bộ được giao nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giải quyết khiếu nại còn có biểu hiện ngại gặp và đối thoại với dân, đùn đẩy; nhiều cán bộ chỉ chú trọng đến việc giải quyết hết thẩm quyền mà chưa quan tâm đến giải quyết dứt điểm vụ việc trong giải quyết khiếu nại.

1.4. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của một số địa phƣơng và một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho tỉnh Đắk Lắk

1.4.1. Kinh nghiệm của một số địa phương

1.4.1.1. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của tỉnh Lâm Đồng

Tại Hội nghị Tổng kết 4 năm (1/7/2012 - 1/7/2016) thực hiện Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo toàn quốc, Lâm Ðồng là một trong 9 tỉnh, thành phố được đánh giá làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là đơn thư khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp. Ðạt được thành tích đó, nhờ 4 năm qua, ngành Thanh tra tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành Trung ương, địa phương tăng cường giải quyết đơn thư khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp đạt kết quả tốt.

Từ kết quả đạt được rất khả quan trong việc giải quyết khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng đã đúc rút được 4 bài học kinh nghiệm sau: Cần xác định việc tiến hành kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp là cần thiết, là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ngành chức năng, nên cần quan tâm thực hiện, đạt kết quả. Sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương và lãnh đạo địa phương là yếu tố quan trọng quyết định của việc giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp; Sự phối hợp chặt chẽ giữa Trung ương, địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và sự tuân thủ đúng đắn Luật Khiếu nại là cơ sở của sự thành công trong công tác giải quyết khiếu nại của người dân; Cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người khiếu nại tuân thủ đúng pháp luật. Thậm chí, trong nhiều trường hợp cần phải có sự kiên trì vận động, thuyết phục của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể mới chấm dứt được tình trạng khiếu nại tồn đọng, kéo dài, phức tạp [41].

1.4.1.2. Kinh nghiệm giải quyết khiếu nại của tỉnh Ninh Thuận

đơn khiếu nại, vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính các cấp, trong đó đã giải quyết 844/859 đơn, đạt 98,25% (trong số này thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 184/189 đơn, đạt 97,35%). Về đơn thư tố cáo, có 20 đơn thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính các cấp. Kết quả đã giải quyết đạt 100% (trong đó Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết 5/5 đơn). Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 791 triệu đồng, 30.574 m2 đất; kiến nghị khôi phục quyền lợi hợp pháp và hỗ trợ bổ sung cho công dân trên 16,61 tỷ đồng, 111.200 m2 đất các loại; minh oan 7 trường hợp. Trong đó, Thanh tra tỉnh kiến nghị thu hồi về cho Nhà nước 791 triệu đồng, 8.321 m2 đất các loại; kiến nghị khôi phục quyền lợi hợp pháp và hỗ trợ bổ sung cho công dân hơn 9,61 tỷ đồng, 31.200m2 đất các loại; minh oan 3 trường hợp.

Qua phân tích để nhận rõ những nguyên nhân của thực trạng khiếu nại, tố cáo của công dân và kết quả giải quyết từng vụ việc cụ thể, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là, cần tăng cường thực hiện tốt việc công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về đất đai, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thì hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Nơi nào thiếu công khai, minh bạch, quyết sách nào thiếu dân chủ, công bằng và buông lỏng công tác quản lý để xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thì sẽ gây ra bức xúc trong dư luận xã hội, làm phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Hai là, cán bộ thực thi nhiệm vụ phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, tôn trọng, lắng nghe Nhân dân thì mới giải quyết thấu tình, đạt lý, dứt điểm vụ việc ngay từ khi mới phát sinh. Nếu giải quyết hời hợt, né tránh thì Nhân dân càng bức xúc, dẫn đến tình trạng đơn thư vượt cấp, làm cho tình hình thêm phức tạp, vấn đề giải quyết

càng thêm khó khăn.

Ba là, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tham gia đối thoại, hòa giải, thuyết phục, giải thích thì vụ việc sẽ giải quyết hiệu quả hơn. Nếu thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì nhiều vụ việc sẽ được giải quyết ngay tại cơ sở.

Bốn là, đối với các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, quan tâm, chủ động rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông người, coi đây là việc làm thường xuyên; tranh thủ sự hướng dẫn của các bộ, ngành Trung ương cần quan tâm phối hợp, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương cùng với sự vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật vào thực tiễn thì sẽ giải quyết dứt điểm. Đồng thời, coi trọng và kiên trì vận động, thuyết phục công dân tôn trọng và chấp hành chính sách, pháp luật và cách quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được kiểm tra, rà soát kỹ; kiên quyết đấu tranh, xử lý đối với các trường hợp lợi dụng gây rối, kích động, xúi giục, làm cho vụ việc thêm phức tạp [42].

1.4.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đắk Lắk

Từ bài học kinh nghiệm của hai địa phương vừa đề cập bên trên, đến đây luận văn có thể rút ra một số bài học cho tỉnh Đắk Lắk như sau:

Một là, thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng theo gương Bác Hồ vĩ đại, đẩy lùi sự suy thoái về đạo đức lối sống trong đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là đội ngũ hanh tra viên nói riêng, làm cho họ nhận thức nguồn gốc, nội dung, giá trị, vai trò của tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giải quyết khiếu nại; tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ, tự giác của mỗi công chức, viên chức, Thanh tra viên của các cấp các ngành, các địa phương trong việc vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết

những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong công tác giải quyết khiếu nại. Từ đó, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, Thanh tra viên xứng có chuyên môn, phẩm chất, đạo đức cách mạng

Hai là, việc giải quyết khiếu nại phải đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, trước hết phải là trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, hiệu quả điều hành của chính quyền cơ sở, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể Nhân dân trong giải quyết các vụ việc khiếu nại tạo sự thống nhất cao trong Nhân dân và cả hệ thống chính trị.

Ba là, khiếu nại phát sinh ở đâu cần tập trung chỉ đạo giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, đúng chính sách, có lý, có tình, dứt điểm tại nơi đó. Đặc biệt cần coi trọng công tác hòa giải ở cơ sở, coi trọng công tác tiếp xúc, đối thoại với người dân trong quá trình giải quyết khiếu nại để qua đó nắm được những tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, giải thích chế độ, chính sách cho Nhân dân hiểu và kịp thời tiếp thu, xử lý những nội dung sai phạm của đội ngũ cán bộ trong khi thực hiện nhiệm vụ do Nhân dân phát hiện được.

Bốn là, xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở tạo bước chuyển biến quan trọng đến các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và nhân dân, để mọi người phát huy quyền dân chủ ở cơ sở, trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

Tiểu kết chƣơng 1

Khiếu nại là quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn bản quy phạm pháp luật ghi nhận, việc giải quyết khiếu nại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố mối quan hệ giữa nhà nước và nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn tỉnh đắk lắk (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)