Ngãi
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Minh Long là huyện miền núi nằm về phía Tây tỉnh Quảng Ngãi, có tọa độ địa lý trải dài từ 14,9 đến 15,2 độ vĩ Bắc, từ 108,33 đến 108,45 độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Tư Nghĩa và huyện Nghĩa Hành - Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hành
- Phía Tây giáp huyện Sơn Hà - Phía Nam giáp huyện Ba Tơ
Minh Long có vị trí khá thuận lợi, từ trung tâm huyện lỵ Minh Long đến trung tâm các huyện lân cận tương đối gần: Minh Long cách Thành phố Quảng Ngãi 30 km về phía Tây Nam, cách trung tâm huyện Nghĩa Hành khoảng 20 km. Cách Ba Điền huyện Ba Tơ 12 km; cách Sơn Kỳ - Sơn Hà 18 km; đến chợ Chùa 20 km; cách khu kinh tế Dung Quất 65 km, cách khu công nghiệp Tịnh Phong 35 km và cách khu công nghiệp Phổ Phong 66 km. Minh Long còn nằm trên trục nối liền các xã phía Bắc Ba Tơ - Nghĩa Hành - Thành phố Quảng Ngãi – Khu kinh tế Dung Quất. Với vị trí này cho phép Minh Long giao lưu kinh tế, văn hoá, hàng hóa dễ dàng, nhanh chóng so với các
huyện miền núi khác, đồng thời cũng tạo ra cho huyện cơ hội phát triển nhanh nền kinh tế.
Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.689,69 ha, chiếm 12,96% tổng diện tích toàn tỉnh Quảng Ngãi với 05 đơn vị hành chính (5 xã) đều là xã vùng cao của tỉnh. [16]
* Địa hình
Minh Long nằm giữa hai dãy núi tương đối cao nối liền với các dãy núi phía Đông tỉnh Kon Tum và Gia Lai, hai dãy núi chạy ngang theo hướng Đông - Đông bắc và Tây- Tây nam huyện đâm ra đồng bằng ven biển nên địa hình Minh Long trở thành thung lũng hẹp, song địa hình không bằng phẳng mà khá phức tạp do có nhiều đồi núi cao dốc, hiểm trở, bị chia cắt bởi nhiều sông suối, cản trở việc đi lại vào mùa mưa lũ giữa các xã với trung tâm huyện lỵ như Long Môn, Thanh An, Long Mai và Long Sơn. Cũng như các huyện miền núi khác của tỉnh Quảng Ngãi, địa hình Minh Long có độ cao tương đối lớn, cao trình từ 50m đến 1.126m so với mực nước biển.
* Khí hậu
Minh Long nằm trong vùng gió mùa nhiệt đới có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt, có sự ảnh hưởng của biển. Nhiệt độ trung bình trong năm là 250C, cao nhất là 37,50C và thấp nhất là 11,30C. Biên độ nhiệt dao động khá lớn giữa ngày và đêm và các tháng trong năm. Tháng nóng nhất (tháng 5) có nhiệt độ trung bình 34,70C, tháng lạnh nhất (tháng 1) nhiệt độ trung bình 18,80C. So với nền nhiệt độ vùng đồng bằng có những khác biệt đó là: nền nhiệt độ trung bình thấp hơn nhưng giá trị cực đại cao hơn và cực tiểu thấp hơn. Tổng lượng bức xạ trong năm trung bình đạt 143,3 Kcalo/cm2, thấp hơn so với trung bình của tỉnh là 145 Kcalo/cm2, nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của các miền khí hậu khác trong cả nước.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình trong năm là 2.985 mm, lượng mưa cao hơn vùng đồng bằng, biên độ dao động từ 1.000 - 3.500 mm. Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất 725,9 mm (tháng 11). Tháng có lượng mưa trung bình thấp nhất 33,8 mm (tháng 2).
Nắng: lượng nắng cao nhất trong năm từ tháng 4 đến cuối tháng 8, cường độ chiếu sáng của mặt trời thuận lợi cho quá trình quang hợp của cây trồng, đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đồng thời ánh sáng tạo ra nguồn năng lượng phong phú cho các trạm pin mặt trời, cung cấp điện sinh hoạt cho đồng bào các vùng cao, vùng xa. Thời gian này thích hợp với cây trồng nhiệt đới và nửa nhiệt đới, các loại cây lâu năm như chuối, dứa, cam, chanh, nhãn, vải... Sương mù ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho sâu, dày và dịch bệnh phát triển, giảm quang hợp của cây trồng, làm năng suất cây trồng giảm sút.
Gió: gió mạnh và bão ảnh hưởng ít hơn đến huyện Minh Long. Hướng gió thịnh hành theo địa hình Đông Bắc - Tây Nam, tốc độ trung bình từ 2,5 - 3m/giây. Thỉnh thoảng có những cơn lốc mạnh gây ngã đổ hoa màu cây cối và nhà cửa, làm thiệt hại đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong Huyện. Chế độ gió như trên thuận lợi cho phát triển các trạm điện nhỏ.
Độ ẩm không khí: bình quân năm 84%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất 90%, độ ẩm trung bình tháng thấp nhất 60%, độ ẩm tuyệt đối cao nhất 95%, độ ẩm tuyệt đối thấp nhất 55%.
Mùa khô từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch hàng năm, mùa khô khí hậu có nền nhiệt độ cao, độ ẩm rất thấp, gió mùa Tây Nam mạnh xuất hiện làm tăng lượng bốc hơi, gây khô hạn nhanh đối với vùng đất trống và độ che phủ thấp. Mùa này lượng mưa thấp nên thường xảy ra nắng hạn, có khi khô hạn kéo dài.
Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng chín âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch hàng năm, độ ẩm tăng cao, lượng mưa lớn, liên tục và tập trung quy tụ vào 4 tháng cuối năm, nhiều nhất vào tháng 10 và tháng 11, (chiếm 50% lượng mưa cả năm), có ngày mưa lớn nhất đến 525 mm, mưa bão thường gây sạt lở núi ảnh hưởng đến các công trình giao thông và khu dân cư, gây lũ quét ở miền núi và ngập lụt ở thung lũng, khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ, xói mòn đất nông nghiệp, rất có hại cho cây cối, đất đai, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và đời sống của nhân dân. Gió rét kéo dài ở vụ đông xuân làm hạn chế lớn đối với việc tăng năng suất cây trồng và chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi.
* Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích sông suối và mặt nước chuyên dùng 323 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên. Đến năm 2015: đất nông nghiệp là 15.928,81 ha chiếm 73,44%; đất phi nông nghiệp là 702,68 ha chiếm 3,24%; đất chưa sử dụng là 5.058,02 ha chiếm 23,32%. Dự kiến đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp tăng lên đạt 19.173,88 ha, đất 810,36 ha, diện tích đất chưa sử dụng giảm xuống chỉ còn 1598,73ha.
* Thuỷ văn
Huyện Minh Long có mật độ sông suối khá dày đặc, bình quân 0,46 km sông suối/ km2, lưu lượng dòng chảy trung bình 3,13 m3/giây. Các sông suối có đặc điểm chung là ngắn (3 km đến 6 km), độ dốc lớn, bắt nguồn từ vùng đồi núi cao chảy qua vùng thung lũng. Trên địa bàn huyện có các sông suối chính như sau:
* Nguồn nước
Chế độ thuỷ văn được phân hoá theo mùa và đều ảnh hưởng của nguồn nước từ thượng nguồn. Mùa mưa, lượng mưa lớn, do địa hình dốc nên nước chảy rất mạnh, mực nước sông và các suối dâng cao thường gây lũ lụt ảnh
hưởng đến việc lưu thông đi lại giữa các xã và huyện lỵ; mùa khô lượng mưa ít, mực nước lòng sông thường cạn kiệt.
* Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Minh Long tài nguyên khoáng sản không nhiều, chủ yếu là đá granít dùng cho xây dựng, nằm rải rác khắp nơi, tập trung nhiều ở xã Long Sơn.
* Tài nguyên rừng
Hệ thực vật rừng ở Minh Long có các loài cây có giá trị kinh tế cao, là những sản phẩm quý hiếm phục vụ đắc lực cho sản xuất - chế biến thành hàng hoá có giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó vẫn còn một phần lớn đất lâm nghiệp chưa đưa vào sử dụng, nếu được khai thác đưa vào sử dụng, đây sẽ là một nguồn lợi dồi dào. Tuy nhiên thảm thực vật rừng bị tàn phá mạnh đã làm mất đi tính tự nhiên của thảm thực vật nhiệt đới nhiều tầng, nhiều loài cây quí bị giảm đáng kể về số lượng lẫn chất lượng.
* Tài nguyên du lịch - nhân văn
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, huyện Minh Long là nơi tổ chức nhiều đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi và tổ chức cuộc tiến công giải phóng Huyện lỵ Minh Long năm 1974, đến nay vẫn còn di tích lịch sử về hoạt động cách mạng ở làng Trê, xã Long Môn.
Ngoài ra, Huyện Minh Long còn có thác Trắng, là một trong những thác đẹp nhất Quảng Ngãi. Thác nằm giữa vùng núi Trường Sơn trùng điệp (thuộc thôn Tịnh Đố, xã Thanh An). Từ trung tâm huyện Minh Long đi đến thác khoảng 7 km. Thác cao khoảng 40-50 mét, dưới chân thác có hồ nước sâu tự nhiên. Không khí và hơi nước ở thác Trắng mát lạnh vào mùa hè. Ngoài ra, huyện có 70% dân số là người dân tộc HRê với bản sắc văn hoá dân tộc có nét riêng độc đáo, đặc sắc. Yếu tố này nếu biết khai thác, phát huy
cũng là tiềm năng không nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch và dịch vụ phục vụ du lịch ở Minh Long.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
* Tăng trưởng kinh tế
Kinh tế huyện Minh Long giai đoạn 2010 - 2015 có sự tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2010 đạt 23.411,2 triệu đồng, đến năm 2015 tăng lên 43.560,0 triệu đồng, năm 2016 là 67.397,7 triệu đồng, năm 2017 ước đạt 92.977 triệu đồng (theo giá cố định 2004). Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 14,0%/năm. [16] Các ngành kinh tế của huyện đều đạt sự tăng trưởng liên tục, trong đó:
- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản năm 2010 đạt 14.498,9 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 34.534 triệu đồng, ước đến năm 2020 đạt 37.765 triệu đồng tăng bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là 10%/năm.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2010 đạt 3.819,1 triệu đồng, năm 2015 đạt 19.229 triệu đồng dự kiến đến năm 2020 đạt 23.461 triệu đồng tốc độ tăng bình quân 2010 - 2015 đạt 19,9%/năm.
- Giá trị sản xuất khu vực dịch vụ năm 2010 đạt 5093,2 triệu đồng, đến năm 2015 đạt 25,284 triệu đồng, dự kiến đến năm 2020 đạt 26.175 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 17,8%/năm.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm năm 2010 đạt 3,0 triệu đồng, năm 2015 đạt 6,4 triệu đồng, dự kiến năm 2020 đạt 7,2 triệu đồng (giá hiện hành).
Nhìn chung, kinh tế huyện còn nhiều khó khăn, tỷ trọng đóng góp về giá trị sản xuất cho tỉnh rất nhỏ, mức sống có xu hướng ngày càng thua thấp so với mức bình quân chung của tỉnh Quảng Ngãi.
* Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2010-2015, cơ cấu kinh tế của huyện (tính theo GTSX) chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng
tăng từ 16,31% năm 2010 lên 23,6 % vào năm 2013, 25,9% vào năm 2014 ước năm 2017 đạt 28,7%; tỷ trọng khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần từ 61,92% năm 2010 xuống còn 41,7% năm 2013, 40,2% năm 2014 và ước giảm còn 38,9% năm 2017; tỷ trọng khối dịch vụ tăng từ 21,8% năm 2010 lên 34,7% năm 2013, 33,8% năm 2014 và ước đạt 32,4% năm 2017.
Đây là sự chuyển dịch cơ cấu đúng hướng, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng có tỷ trọng tăng giảm không đều, xu thế chưa bền vững.
* Dân số
Trong những năm qua, huyện Minh Long đã triển khai đưa công tác dân số trở thành nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động của các cấp uỷ Đảng, chính quyền nhất là ở cơ sở. Từ năm 2010 - 2015 công tác dân số đã đạt được những bước quan trọng, tiến tới đạt và duy trì mức sinh thay thế.
- Quy mô dân số: dân số trung bình huyện Minh Long năm 2010 là 14.031 người, năm 2014 là 16.590 người, đến năm 2017 ước đạt 17.247 người.
- Mật độ dân số: mật độ dân số trung bình rất thấp, năm 2010 đạt 65 người/ km2 năm 2013 đạt 71 người /km2, ước năm 2017 đạt 71,6 người/km2. Dân số phân bố không đều giữa các xã trong huyện, tập trung đông nhất ở xã Long Hiệp là 214 người/km2, các xã dọc theo tỉnh lộ như Long Mai là 84 người/km2, ở xa đường hơn như Long Sơn 63 người/ km2, thấp nhất xã Long Môn chỉ có 19 người/km2.
- Tốc độ tăng dân số và biến động quy mô dân số: công tác dân số kế hoạch hoá gia đình và các chương trình tuyên truyền, vận động tư vấn kết hợp với cung cấp các dịch vụ sức khoẻ sinh sản được thực hiện có hiệu quả trên
toàn huyện, đến tận các vùng khó khăn. Trong giai đoạn 2010 - 2015, dân số trung bình tăng thêm 1.700 người với nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 1,16%;
- Cơ cấu dân số: Toàn huyện có 02 dân tộc, bao gồm: dân tộc Hre và dân tộc Kinh; đến năm 2014 dân tộc Hre chiếm 70% (10.931 người) và dân tộc Kinh chiếm 30% (4.677 người).
Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối ổn định, trong đó tỷ lệ nữ nhiều hơn nam giới, nữ so với dân số chung năm 2010 là 51,37%; năm 2013 là 51,16%, ước năm 2017 là 51,20%.
Tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ bình quân tăng, cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có xu hướng già hoá, tỷ lệ trẻ em ngày càng giảm, tỷ lệ người trong tuổi lao động ngày càng tăng.
* Dân cư
Người Hrê ở Minh Long nhìn chung có nét tương đồng với người Hrê ở các huyện Ba Tơ, Sơn Hà, sự khác biệt không nhiều. Dân tộc Hrê nói chung giỏi canh tác lúa nước, duy ở Minh Long người Hrê giỏi trồng chè, khác với ở Ba Tơ trồng nhiều dứa. Người Hrê ở Minh Long sinh sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng lúa nước, trồng chè, cau, thuốc lá và lưu giữ được nhiều tinh hoa văn hóa cổ truyền.
Người Kinh ở Minh Long mang đặc điểm của văn hóa Kinh nói chung và có sự giao thoa văn hóa với người Hrê. Trong số người Kinh ở Minh Long thì nhiều người cư trú lâu đời, một số người ở vùng Nghĩa Hành, Mộ Đức đến sinh sống, lập nghiệp. Người Kinh chủ yếu trồng lúa nước, buôn bán, làm nghề thủ công.
* Lao động
- Quy mô nguồn lao động: Năm 2014 lao động trong độ tuổi là 8.727 người, chiếm 55,8% dân số, ước đến năm 2017 lao động trong độ tuổi là
8.816 người, chiếm 56% dân số. Giai đoạn 2010 - 2015, lao động trong độ tuổi trung bình mỗi năm tăng trên 660 người.
- Chất lượng nguồn lao động:
Lao động ngành nông nghiệp của huyện có tinh thần lao động cần cù tuy nhiên tập quán sản xuất một số vùng còn lạc hậu, trình độ thâm canh chưa cao. Do lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện chưa phát triển, 100% xã trên địa bàn huyện không có nghề thủ công truyền thống, nên đội ngũ công nhân kỹ thuật còn thiếu vắng. Sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ, nên trong những lúc nông nhàn, người lao động ở huyện Minh Long thường bị thiếu việc làm.
* Cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
Sự phát triển của nền kinh tế góp phần phân công lại lực lượng lao động xã hội, thúc đẩy cơ cấu lao động chuyển dịch theo xu hướng tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Năm 2010 tổng số lao động đang làm việc trong các ngành là 7.205 người, năm 2013 tăng lên 8.461 người và dự kiến năm 2017 là 8.678 người, trong đó lao động ngành nông lâm ngư nghiệp đã giảm từ 85,96% năm 2010 xuống 78,9% năm 2013, ước còn 76,3% năm 2017 song vẫn chiếm tỷ lệ rất cao; lao động ngành dịch vụ tăng từ 11,24% năm 2010 lên 17,25% năm 2013, ước năm 2017 đạt 19,4%. Lao động ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ lệ rất nhỏ và phát triển không ổn định, từ 2,8% năm 2010 lên 3,84% năm 2013, ước năm 2017 tăng lên đạt 4,3%.
2.1.3. Tác động của các điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội đến