Quá trình đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm , năng xuất
lao động và khả năng cạnh tranh làm cho một bộ phận lao động bị thất nghiệp. Chỉ tính trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước, lao động dôi dư do nguyên nhân người lao động không đáp ứng được yêu cầu đổi mới công nghệ chiếm tới 30,41% tổng số lao động dôi dư.
Cũng theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân số trong độ tuổi lao động cả nước là 55 triệu người, trong đó 45,2 triệu người thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi, chiếm 82,2% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi đang làm việc là 43,9 triệu người, chiếm 51,1% tổng dân số, bao gồm: lao động khu vực thành thị gần 12 triệu người, chiếm 27% tổng lao động trong độ tuổi đang làm việc; lao động khu vực nông thôn 31,9 triệu người, chiếm 73%. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên là 56,7% so với tổng số lao động trong độ tưổi, trong đó tỷ lệ lao động có trình độ trung học phổ thông trở lên là 27,8%. Lực lượng lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên chiếm 5,3% tổng lực lượng lao động trong độ tuổi, trong đó thành thị 14,4%; nông thôn 1,8%; nam 5,6%; nữ 5%. Tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp là 2,9% (cao hơn mức 2,38% của năm 2008), trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp xỉ năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008
Thất nghiệp do doanh nghiệp bị phá sản: Trong nền kinh tế thị trường mở cửa, hiện tượng có doanh nghiệp bị phá sản là chuyện bình thường. Sự phá sản của một bộ phận doanh nghiệp dẫn đến hậu quả là số lao động làm việc trong các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng thất nghiệp.
Ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước, giai đoạn mở cửa nền kinh tế đã có 1344 doanh nghiệp (20% doanh nghiệp) bị phá sản trong tổng số 6720 doanh nghiệp đã đưa ra khỏi danh sách doanh nghiệp Nhà nước.
Hiện tượng doanh nghiệp bị phá sản trong khu vực ngoài quốc doanh cũng
không còn hiếm.
Nhà nước Việt Nam đã ban hành luật phá sản doanh nghiệp để giải quyết
các vấn đề đến tình trạng doanh nghiệp bị phá sản.
Toàn cầu hoá kinh tế đã làm tăng mức độ cạnh tranh trong nền kinh tế: hiện tượng thất nghiệp do phá sản, giải thể doanh nghiệp là hiện tượng có
tính quy luật.
Thất nghiệp của lao động không kỹ năng: Trong các khu vực FDI, khu công nghệ cao, các ngành nghề, lĩnh vực mới thường sử dụng công nghệ hiện đại, mức đầu tư chỗ làm việc lớn, năng xuất lao động cao.Các ngành, lĩnh vực này sử dụng phần lớn lao động có kỹ năng, do đó có tác động đến thu hẹp việc làm của lao động không kỹ năng, khả năng thất nghiệp cao nghiêng về lao động không có kỹ năng.
2.Thực trạng về vấn đề phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu toàn cầu hóa
Toàn cầu hoá và quá trình hội nhập có nhiều tác động tích cực tới sự phát
triển nguồn nhân lực của Việt Nam, làm thay đổi nhận thức và phát huy khả năng sáng tạo cũng như mở rộng các cơ hội lựa chọn cho con người Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình này cũng có những tác động không thuận cho sự phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi mà tỷ trọng nông nghiệp còn cao.