Các "ngữ" trong tiếng hàn

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾẾT THÚC HỌC PHẦẦN HỌC PHẦẦN CÁC NẾẦN VĂN MINH NHẦN LOẠI (Trang 26 - 31)

2.1 Nhận diện các thành tựu của nền văn minh

2.1.7 Các "ngữ" trong tiếng hàn

Ngữ pháp

Câu tiếng Hàn được sắp xếp theo cấu trúc: chủ ngữ + vị ngữ (động, tính từ) và chủ ngữ + tân ngữ + vị ngữ (SOV). Ngôn ngữ Hàn có một trật tự hoàn toàn tự do. Chủ ngữ và tân ngữ trong câu có thể thay đổi vị trí trong trật tự câu do tiểu từ gắn sau mỗi thành phần đó đã có vai trò xác định ngữ pháp của thành phần đứng trước nó là chủ ngữ hay tân ngữ. Chủ ngữ thì gắn với tiểu từ 이/가 (tùy theo dạng từ có patchim hay không), tân ngữ thì gắn với 을/를 Trong tiếng Hàn, chủ ngữ trong trường hợp đã được xác định ở một tình huống cụ thể thì nó có thể được lược bỏ.

Có rất nhiều điểm thú vị trong tiếng Hàn chẳng hạn như

không cần phải băng khoăn về giới tính hay số lượng của chủ ngữ khi chia động từ như trong tiếng Anh. Danh từ không thay đổi theo các trường hợp riêng biệt như trong nhiều ngôn ngữ khác (đặc biệt là tiếng Hy Lạp và tiếng Nga), thường có nhiều dạng danh từ dựa trên danh từ đó là gì và nó nắm giữa vai trò gì trong câu.

Nhưng tiếng Hàn là một ngôn ngữ linh hoạt. Chúng ta sẽ nói chuyện với người lớn tuổi hơn mình hay có chức quyền cao hơn thì phải dùng các ngữ pháp thích hợp, nhất là với động từ. Người ta thường hay nói "hãy để người Hàn nói hết câu". Bởi vì động từ chính của câu thường nằm ở vị trí cuối câu và nó có nhiều hình thái đa dạng. Như là động từ 가다 với hình thái ban đầu như vậy, người ta có thể kết hợp nhiều yếu tố ngữ pháp khác nhau vào thân từ 가 để biểu hiện các ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn như: 갑니다 (đuôi kết thúc câu lịch sự trang trọng),

가요 (đuôi kết thúc câu lịch sự thân mật), 갑니다 (đuôi kết thúc câu ngang hàng, bạn bè trang lứa),....v.vv

Trong tiếng Hàn, còn có các hậu tố cơ bản để đánh dấu để chia tách từng trường hợp (phân biệt các sự vật như nơi chốn, thời gian, ....). Ví dụ, 로 là một công cụ đánh dấu (mang ý nghĩa là 'bằng cách nào đó') vì vậy nếu gắn nó vào cuối từ cho tiếng Hàn ( 한국말 + 로 ), nó có nghĩa là 'nói chuyện bằng tiếng Hàn'.

Ngữ điệu

Ngôn ngữ Hàn không có âm điệu nhưng nếu ta quan sát kĩ sẽ nhận ra rằng chìa khoá của ngữ điệu chính là các dấu khoảng cách, đánh dấu bắt đầu vào một cụm mới. Theo đó đối với cụm được bắt đầu bằng phụ âm thường thì sẽ đọc xuống giọng ở đầu mỗi cụm. Còn cụm được bắt đầu bằng phụ âm đặc biệt sẽ lên giọng ở đầu mỗi cụm. Những âm tiết còn lại trong cụm đa phần đọc lên giọng. Để sử dụng thuần thục được quy tắc chi phối ngữ điệu tiếng Hàn, trước hết cần nhận diện rõ hai nhóm phụ âm sau đây.

+Nhóm đọc lên giọng (gọi chung là nhóm phụ âm đặc biệt): Bao gồm các phụ âm bật hơi (ㅋ, ㅌ, ㅍ, ㅊ), phụ âm căng (ㄲ, ㄸ, ㅃ, ㅉ) , phụ âm xát (ㅅ, ㅆ, ㅎ).

+Nhóm đọc xuống giọng (gọi chung là nhóm phụ âm thường): Tất cả các phụ âm còn lại (ㄱ, ㄷ, ㅂ, ㅈ, ㅁ, ㄴ, ㄹ, ㅇ).

Ví dụ về các chuỗi cụm từ bắt đầu bằng âm thường

우리 가족은 모두 네 명입니다. 아버지, 어머니, 동생 그리고 저입 니다.

(Gia đình tôi có tất cả bốn người. Đó là ba, mẹ, em tôi và tôi) Đây là một câu giới thiệu bản thân quen thuộc mà sinh viên được học từ năm nhất. Khi nghe một người học Việt Nam đọc hai câu trên, các giáo viên Hàn Quốc thường nhận xét ngữ điệu không tự nhiên, vì giọng cao quá. Thật ra, không hẳn là do giọng người Việt cao (Ở những nốt cần đọc cao thì người Hàn thậm chí đọc còn cao hơn người Việt), mà là do người học đọc cao giọng ở chỗ cần phải xuống giọng (우, 가, 모, 네 và 아, 어, 동, 그, 저)

Chỉ với nguyên tắc xuống giọng ở đầu mỗi cụm nếu cụm được bắt đầu bằng phụ âm thường, người học có thể cải thiện độ tự nhiên của các câu thoại, tránh được tình trạng “Việt Nam hoá” tiếng Hàn. Không những thế, còn thể hiện rõ được ý tứ của các câu nói khác nhau do dấu khoảng cách quyết định

*MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP NGOẠI LÊ +Cụm một âm tiết

Một số trường hợp hai cụm được bắt đầu bằng âm thường đứng cạnh nhau, tuy nhiên một trong hai cụm là cụm một âm tiết. Lúc này, đọc xuống giọng ở một trong hai cụm, thường là cụm cần nhấn mạnh hơn.

저 지우개는 제 거인데요. Xuống giọng ở 지, 제 (Cái cục gôm đó là của tôi mà.)

+Hai cụm đứng cạnh nhau có quan hệ chặt chẽ với nhau thì cụm sau không đọc xuống giọng. Trong ví dụ sau vẫn đọc lên

책도 여러 가지가 있는데 어떤 걸로 드릴까요?

(Sách cũng có nhiều loại, anh lấy loại nào đây?)

+Một cụm gồm nhiều từ có nghĩa ghép với nhau thì vẫn xuống giọng ở đầu mỗi từ. Ví dụ: 사회주의, 자동이체, 개인주택 v…

+Một số cụm ba âm tiết cuối mệnh đề vẫn đọc lên giọng ở đầu cụm, kể cả đó là phụ âm thường. Về phần này, các nghiên cứu trước đó về ngữ điệu của Jun (1993) hay Jung (2002) đã đúc kết ra rằng hai âm tiết cuối câu đều được đọc thấp giọng. Có lẽ đó là lí do âm tiết trước nó được đọc cao giọng hơn. Ví dụ:

책꽂이하고 공책을 주세요. (Làm ơn đưa tôi cái kẹp sách và quyển vở)

머니까/ 오토바이로 갑시다. (Xa lắm, chúng ta đi bằng xe đạp đi) +Từ ‘일’ (một) được bắt đầu bằng phụ âm thường nhưng trong nhiều trường hợp vẫn được đọc lên giọng. Có lẽ là để phân biệt với 이 (hai). Từ ‘사’ (bốn) là phụ âm xát nhưng trong một số trường hợp vẫn được đọc xuống giọng, có lẽ là để phân biệt với 삼 (ba).

Phương ngữ

Trong ngôn ngữ Hàn cũng có nhiều tiếng địa phương đặc sắc, gọi là 방언/bang-eon - "phương ngôn", hay 사투리/saturi. Các phương ngữ ở Hàn có thể phân loại như sau:

– Tiếng địa phương Yeongseo (영서 방언): Những tiếng địa phương này được sử dụng trong khu vực Yeongseo thuộc tỉnh Gangwon, Hàn Quốc.

– Phương ngữ Jeju (제주 방언): Đây được sử dụng trên đảo Jeju nằm về phía bờ biển phía tây nam của Hàn Quốc. Phương ngữ này đôi khi được xem như một ngôn ngữ Hàn Quốc riêng biệt. – Phương ngữ Seoul (서울 말): Phương ngữ này còn được gọi là Gyeonggi. Nó được nói ở Seoul, Gyeonggi, và Incheon ở Hàn Quốc. Phương ngữ này là nền tảng của ngôn ngữ chuẩn.

– Các phương ngữ Jeolla (전라 방언): Đây cũng có thể được gọi là phương ngữ phương Tây và được sử dụng trong khu vực Jeolla (Honam) của Hàn Quốc. Họ cũng được nói ở thành phố Gwangju. Các phương ngữ có mười nguyên âm: “i, e, ae, a, ü, ö, u, o, eu, và eo”.

– Tiếng địa phương Gyeongsang (경상 방언): Đây cũng gọi là tiếng địa phương ở Đông Nam và phổ biến ở khu vực

Gyeongsang (Yeongnam) của Hàn Quốc, cũng như các thành phố Ulsan, Busan và Daegu. Nó rất dễ dàng để phân biệt các phương ngữ này khỏi phương ngữ Seoul vì khoảng cách của chúng đa dạng hơn. Các phương ngữ này có sáu nguyên âm chính và có ‘i, e, a, eo, o, và u “.

– Tiếng địa phương Chungcheong (충청 방언): Những tiếng địa phương này được nói ở vùng Chungcheong (Hoseo) của Hàn Quốc và cũng ở thành phố Daejeon.

Sự thật thì người Hàn có thể hiểu được tất cả các phương ngữ, ngoại trừ thổ ngữ của đảo Jeju. Phương ngữ Jeju được xem như là một thứ tiếng khác biệt.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN KẾẾT THÚC HỌC PHẦẦN HỌC PHẦẦN CÁC NẾẦN VĂN MINH NHẦN LOẠI (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)