Xuất một số giải pháp để khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến gia

Một phần của tài liệu SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID 19 đến GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN HIỆN NAY (Trang 29 - 37)

công nhân hiện nay

Các chính sách an sinh xã hội và chính sách tiền tệ

Trước hết chính là vấn đề tiêm chủng vaccine, các vùng đang là điểm nóng tâm dịch

như các thành phố phía Nam cần tăng tốc tiêm vaccine để có thểđạt miễn dịch cộng đồng. Cần phải thực hiện công bằng trong phân phối vaccine và tránh tình trạng xin - cho cũng như mua bán xuất tiêm. Đặc biệt cần phải ưu tiên tiêm vaccine cho công nhân lao động trong các khu công nghiệp, lao động tự do, những đối tượng cần thu nhập và buộc phải ra

ngoài đường vì mưu sinh. Bên cạnh đó, các nhân viên shipper giao hàng, tiểu thường buôn bán tại chợ hoặc kinh doanh đồăn cũng cần được ưu tiên tiêm vaccine vì có tiêu dùng mới tạo ra việc làm cho người lao động.

Các địa phương có thể đề nghịnhà nước bàn giao một lượng vaccine cho các đơn vị tư nhân có thểđáp ứng tiêu chuẩn đểtăng tốc độ tiêm phòng và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tiêm để hỗ trợ quá trình tiêm vaccine được nhanh hơn. Đồng thời, cần đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng vaccine theo vùng từnguy cơ cao đến thấp. Thực hiện một cách công bằng và chính xác trong việc tiêm phòng vaccine đến người dân cũng như tuyên truyền

đểngười dân hiểu được các loại vaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kiểm định một cách kỹ càng và được sử dụng tại các nước khác đều tốt để nhằm tránh tâm lý e ngại làm chậm tiến độ tiêm vaccine trong bối cảnh sốlượng vaccine trong nước còn đang thiếu hụt

Đối với người lao động tạm thời chưa có việc làm hoặc đang bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, chấm dứt hợp đồng do dịch Covid-19 nên được ưu tiên

27

chú trọng thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ như cho phép tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) cũng như được bảo đảm các quyền lợi về bảo hiểm tai nạn (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp cần cùng nhau có kế hoạch hỗ trợ tài chính tức thời cho công nhân và người lao động đang bị

tạm ngưng hoặc mất việc để họ yên tâm thực hiện giãn cách.

Về mức hỗ trợ nên bằng mức lương tối thiểu của vùng hoặc tháng và liên tục trong 3 tháng kể từ thời điểm công bố dừng giãn cách xã hội. Bên cạnh đó, gói hỗ trợ thay vì phải phát trực tiếp cho người lao động thì có thể tạo các gói trả qua các doanh nghiệp bị ảnh

hưởng bởi dịch để nhằm giữchân người lao động đểđảm bảo cho nguồn lao động hậu dịch. Và mỗi lao động chính của gia đình sẽđược hỗ trợ từ 1-3 triệu đồng để có thể trang trải các chi phí sinh hoạt. Có phần ngân sách đểgiúp đỡngười lao động thất nghiệp về các chi phí xét nghiệm, đi lại, huấn luyện đào tạo…

Đối với những lao động vẫn có việc làm thì đề nghị các doanh nghiệp nên tăng cường tổ chức và sắp xếp nơi cư trú cho công nhân để mọi người có thể hoạt động theo mô hình "3 tại chỗ" nhằm đảm bảo an toàn cũng như tạo sựyên tâm đểở lại và tiếp tục làm việc để không làm ngưng trệ cho nguồn sản xuất cũng như đảm bảo được mức thu nhập tối thiểu. Ngoài ra, cần bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như cơ cấu lại thời gian trả, có thêm các chính sách ưu đãi về việc trả nợ ngân hàng, hỗ trợ y tếcũng như duy trì mức sinh hoạt phí tối thiểu hàng ngày, giảm giá điện, nước, xăng.

Các địa phương cần vận động các chủ nhà trọ tổ thực hiện cam kết giảm giá tiền phòng cho các công nhân ở trọ và thông qua các lực lượng tình nguyện để trao tận tay các phần

quà cho công nhân và người lao động đang ở trọ. Hợp tác với các cơ quan chức năng có

thẩm quyền từ cấp trung ương đến địa phương để nhanh chóng thực hiện hồsơ nhằm hỗ

trợ cho công nhân và người lao động đang gặp khó khăn theo gói hỗ trợ của Nghị quyết 09/2021/NQ-HĐND

Nghiên cứu phát triển các gói hỗ trợ đặc biệt cho các lao động nữvà lao động không

có trình độ chuyên môn kỹ thuật đang chịu tổn thương bởi diễn biến khó lường của đại dịch Covid -19 để nhằm giúp họ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và ổn định cuộc sống

28

Tăng cường việc sắp xếp nơi ở, thực phẩm, thuốc men cho những người yếu thế, người

nghèo, người gặp khó khăn vì dịch bệnh; tạo cơ hội việc làm cho người nghèo trong độ tuổi

lao động, hỗ trợ hoàn cảnh lang thang và tổ chức đào tạo nghềcho các trường hợp trong

độ tuổi đến trường.Các địa phương có người lao động làm việc tại các tỉnh, thành phốđang

có dịch bệnh chủđộng phối hợp đểchăm lo và có chính sách hỗ trợcho người lao động của

địa phương mình có thể yên tâm ở lại làm việc thay vì chỉ lên kế hoạch đón người lao động vềquê điều có thể dẫn đến việc đứt gãy các nguồn nhân lực khi các tỉnh khu vực đó kiểm soát tốt được dịch bệnh

Về phần thủ tục nhận tiền chính sách nên được linh hoạt và đơn giản hóa nhất có thể để dễ tiếp cận hơn đối với các đối tượng dễ bị tổn thương. Ngoài ra chính phủ cũng quản lý tốt việc phân bổ quỹ hỗ trợ nhằm đảm bảo công bằng, tránh bị tham nhũng, thất thoát

không đáng có; các khoản cứu trợ cho người dân có thể chuyển tiền thẳng đến tài khoản hoặc giao nhận tiền mặt tại nhà mà không cần qua các bước thủ tục vì những người nghèo thực sự có thể sẽkhông được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng để biết về các chính sách cũng như các thủ tục có liên quan.

Đưa ra các chính sách nhằm khuyến khích thanh niên và lao động trẻ, đặc biệt là những người đang không có việc làm hoặc không tham gia đào tạo sẽ tích cực học tập để

nâng cao trình độ chuyên môn và sẵn sàng cho việc chủđộng gia nhập thịtrường lao động với hành trang là các kỹ năng thiết yếu để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong thời đại kỷ nguyên số 4.0 khi các hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi.

Các giải pháp dài hạn

Ngoài những giải pháp cụ thể ngắn hạn mang tính khẩn cấp nhằm ứng phó với đại dịch COVID-19, chính phủ cần thực hiện các giải pháp dài hạn để chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho việc khắc phục ảnh hưởng lâu dài của đại dịch Covid 19 đến giai cấp công nhân

Đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng da vào công ngh - đổi mi sáng tạo, có tư duy chấp nhn ri ro và khuyến khích tinh thn khi nghip

29

Thời gian qua, cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra vừa tạo ra cơ hội cho phát triển nhưng cũng nảy sinh nhiều thách thức mới cũng như tạo ra sự đột phá công nghệ đối với Việt Nam. Hoạt động khoa học công nghệ đã và đang đạt được nhiều thành tựu nổi bật và có những đóng góp thiết thực cho đất nước, cũng như củng cố quốc phòng,an ninh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Trải qua 35 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đã có những

bước phát triển khá ấn tượng. Những năm 1986- 1990, đây là giai đoạn đầu đổi mới, hằng

năm, 4,4% là mức tăng trưởng GDP bình quân đạt được thì đến những năm 1991 - 1995, GDP bình quân đạt được đã tăng gấp đôi- 8,2%/năm. Bên cạnh đó, các giai đoạn sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao, ví dụ như giai đoạn 2016 - 2019, Việt Nam đã đạt mức bình quân 6,8%. Mặc dù vào năm 2020, năm mà nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp lớn nhỏđã chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, tuy nhiên, tốc độtăng

GDP của Việt Nam vẫn thuộc một trong các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới.

Dựa trên phương thức sáng tạo và đổi mới công nghệ diễn ra trong bối cảnh dịch covid-19 đang hoành hành trên thế giới, việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng đã mang lại những cơ hội to lớn nhưng đồng thời cũng nảy sinh nhiều thách thức. Việc này đòi hỏi phải có những đổi mới vềtư duy và mang tính sáng tạo, chỉ đạo quyết liệt và có cam kết mạnh mẽ,; khuyến khích và tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân đều có thể tham gia vào quá

trình đổi mới và phát triển đất nước; đồng thời phải có những cải cách về thể chế thịtrường với mục đích sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đồng thời mở rộng không gian.

Việt Nam cần xây dựng được nền tảng chính sách cho đổi mới sáng tạo, tập trung nguồn lực, cơ chế, chính sách cho phát triển cơ sở hạ tầng (cả cứng và mềm), gắn liền với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng nhanh, xu hướng hội nhập mới, để có thểđổi mới

mô hình tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo. Tuy nhiên, bản chất của đổi mới sáng tạo là có rủi ro. Nhưng chúng ta phải chấp nhận nó, vì đổi mới sáng tạo là sẵn sàng làm một cái

gì đó mới và phải biết chấp nhận rủi ro cho việc đó. Để chấp nhận rủi ro thì sựkiên trì cũng

là một trong những yếu tố quan trọng đểđạt mục tiêu dài hạn. Nếu không có tính kiên trì

30

và chấp nhận rủi ro, thử thách thì không thểnào có được tư duy đổi mới sáng tạo. Do đó,

nhằm tạo điều kiện cho đổi mới sáng tạo thì phải có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp.

Phát trin ngun nhân lc có chất lượng cao thông qua ci cách toàn din h

thng giáo dục, đổi mới chương trình đào tạo theo hướng thực hành; theo hướng đa

knăng.

Hệ thống giáo dục từ phổthông lên đại học được cải cách toàn diện. đồng thời, chuyển

đổi từphương thức đào tạo truyền thống sang phương thức đào tạo thiên về thực hành , từ

tính chất tiếp nhận thụ động sang tôn trọng và phát triển tính tư duy phản biện, cũng như

kỹnăng giải quyết vấn đề hiệu quả.

Trong bối cảnh hiện nay, chương trình đào tạo và hệ thống giáo dục cần được đổi mới

theo hướng tăng thực hành, trải nghiệm hơn, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao

động cũng giúp học sinh sinh viên có cơ hội cọ xát thực tiễn. Đồng thời việc định hướng nghề nghiệp sớm cho học sinh về việc lựa chọn ngành nghề và bậc học phù hợp với năng

lực và điều kiện của học sinh cũng rất quan trọng, nó giúp giới trẻ sẽ có nhiều cơ hội việc

làm hơn cùng mức thu nhập cao hơn trong tương lai.

Từnăm 2016 đến năm 2020 là giai đoạn mà ngành giáo dục đã và đang tiếp tục thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020”, đồng thời triển khai thực hiện nhiều giải

pháp, định hướng, chủtrương đổi mới căn bản. Bên cạnh đó, ngành giáo dục đã xây dựng kế hoạch thực hiện và triển khai chín nhóm nhiệm vụvà năm nhóm giải pháp cơ bản. Ðến hiện tại, sau 5 năm, các lĩnh vực thuộc các nhóm nhiệm vụ, các nhóm giải pháp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào

tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.

Bộtrưởng GD và ÐT đã phát động phong trào "Ðổi mới, sáng tạo trong dạy và học"

trong giai đoạn 2016 - 2020 để các nhiệm vụ và giải pháp trên được triển khai có hiệu quả

và đạt được nhiều thành tựu trong công cuộc đổi mới hệ thống giáo dục phổ thông. Có thể

nói, phong trào "Ðổi mới, sáng tạo trong dạy và học" đã khơi dậy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ giáo viên trong công tác giảng dạy, giáo dục và nghiên cứu khoa học; phát

31

huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, sinh viên trong học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp cũng như giúp học sinh, sinh viên có môi trường thuận lợi để học tập, rèn luyện và phát huy tối đa phẩm chất, năng lực cá nhân. Qua đó, chất lượng giáo dục

cũng được nâng lên một tầm cao mới và được quốc tế ghi nhận là một trong 10 hệ thống giáo dục hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Ðông Á - Thái Bình Dương (theo báo Nhân

Dân).

32

KẾT LUẬN

Tóm lại, giai cấp công nhân trên thế giới nói chung hay giai cấp công nhân Việt Nam

nói riêng, đều có sứ mệnh lịch sử cực kỳ quan trọng trong vai trò xây dựng chủnghĩa cộng sản dưới sự dẫn dắt sáng suốt của Đảng Cộng sản. Là lực lượng tiên phong cho công cuộc cách mạng đổi mới xã hội, có tính xã hội hóa cao, có đầy đủ những tố chất phù hợp với thời

đại công nghiệp, hiện đại hóa. Tuy nhiên, giai cấp công nhân đang đã và đang đối mặt với một đại dịch khủng khiếp chưa từng có tiền lệ trên thế giới - đại dịch Covid-19, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục như tỷ lệ thiếu việc làm, mất việc, mất cân bằng vềđề tài chính; không những thế, giai cấp công nhân khi làm việc “3 tại chỗ” còn đối mặt với các nguy cơ về sức khỏe.

Nhờcó nhà nước Việt Nam đã tăng cường rất nhiều giải pháp ngắn hạn như các biện pháp an sinh và chính sách trợ cấp tiền tệđể hỗ trợnhân dân lao động vượt qua thời kì khó khan; mặc dù không thểđầy đủđược cho tất cảcác công nhân nhưng đã một phần nào đó

củng cố niềm tin của người lao động đối với Đảng và nhà nước Việt Nam. Đồng thời tuân theo các giải pháp dài hạn tác động trực tiếp đến sự phát triển của giai cấp công nhân - giai cấp có sứ mệnh cực kì quan trọng trong thời kỳquá độ lên Xã hội Chủnghĩa ởnước ta.

Thời kỳ dịch bệnh khó khăn đã nói lên sứ mệnh quan trọng đó của giai cấp công nhân

đối với nền kinh tế Việt Nam trong việc thực hiện “3 tại chỗ”, nhờ thực hiện tốt chính sách

“3 tại chỗ” mà công nhân có việc làm, doanh nghiệp vừa duy trì phát triển, vừa chống dịch

thành công. Công nhân lao động chính là lực lượng sản xuất chủ yếu cho xã hội từ hàng

hóa đến chống đỡ nền kinh tếđang rơi vào khủng hoảng do đại dịch. Sau đại dịch, nền kinh tế chắc chắn sẽ phục hồi tuy nhiên mức độ phục hồi còn tùy thuộc vào năng lực dẫn dắt của

Đảng và nhà nước Việt Nam, mà giai cấp công nhân là lực lượng chủ yếu góp phần vào khảnăng phục hồi nền kinh tế nhanh chóng, thành công.

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đức Tuân. (27/08/2021). An toàn dịch bệnh là điều kiện hàng đầu của ‘3 tại chỗ’. Truy cập từ https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/an- toan-dich-benh-la-ieu-kien-hang-au-cua-3-tai-cho-

2. Chu Thanh Vân. (08/09/2021). Người lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19: Bài 1 - Mất việc và gánh nặng chi phí.

Truy cập từ https://ncov.vnanet.vn/tin-tuc/nguoi-lao-dong-trong-boi-canh-dai-dich-covid- 19-bai-1-mat-viec-va-ganh-nang-chi-phi/4d03c22c-c3b6-449d-a026-f5f44d4471ca

3. Đình Trọng. (25/06/2020). Mất việc do COVID-19: Công nhân xoay sởđủ nghề tạm để

đắp đổi qua ngày.

Truy cập từ http://www.congdoan.vn/tin-tuc/doi-song-cong-nhan-503/mat-viec-do- covid19-cong-nhan-xoay-so-du-nghe-tam-de-dap-doi-qua-ngay-511998.tld

4. Đồng chí Mai Trung Dũng. (31/01/2021). Một số thành tựu nổi bật sau 35 năm đổi mới

Một phần của tài liệu SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH COVID 19 đến GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG THỰC TIỄN HIỆN NAY (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)