B. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
4.4. Phân tích các câu trả lời phỏng vấn
► Trong xu thế hiện nay việc những bạn trẻ khởi nghiệp rất phổ biến, và trở thành trào lưu, xu thế. Bạn nghĩ sao về việc các bạn trẻ đã khởi nghiệp khi còn là sinh viên?
Thông qua quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đa số sinh viên trường Đại học thương mại chưa có ý định khởi nghiệp song lại có thái độ rất ủng hộ việc các bạn trẻ khởi nghiệp khi còn là sinh viên trong thời buổi hiện nay. Ví dụ: “Tuy
nhiên việc khởi nghiệp ở thời điểm này cho thấy những sinh viên năng động, có tư duy tích cực, tự lập.”. Liệu có mâu thuẫn nào ở đây không? Câu trả lời là không vì các bạn
sinh viên cho rằng việc học là trước hết là điều thiết yếu nhất để phục vụ cho công việc sau này,trong khi kỹ năng và kinh nghiệm còn quá yếu và đặc biệt với mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay thì khởi nghiệp sẽ rất dễ bị thất bại:” mình cũng
đã tham gia lớp đào tạo kinh doanh vì thấy mình cần bổ sung thêm nhiều kinh nghiệm, thêm môi trường, hiểu biết thêm cách thức kinh doanh.”
Điều này chỉ ra rằng sinh viên cũng đã có tìm hiểu và nắm bắt được các thông tin cơ bản về vấn đề khởi nghiệp. Như vậy, đây có thể là dấu hiệu cho thấy sinh viên sẽ có ý định khởi nghiệp sau khi đã tốt nghiệp.
► Sau khi tốt nghiệp bạn có dự định gì cho tương lai chưa? Bạn có dự định đi làm thuê hay bắt đầu một sự nghiệp mới?
Nếu một sinh viên khởi nghiệp thành công ( sinh viên trở thành chủ của một doanh nghiệp) thì điều gì sẽ xảy ra hay nói cách khác nó sẽ mang lại lợi ích cho những ai? Người đầu tiên chắc chắn phải là doanh nghiệp và tiếp theo là cộng đồng, xã hội,trong số đó không thể bỏ qua chính là những người làm thuê cho chủ doanh nghiệp đó( những người khởi nghiệp thất bại hoặc là những người chưa bao giờ có ý định khởi nghiệp) bởi nhờ chính những doanh nghiệp trẻ này mà họ mới có công ăn việc làm. Nhưng về số lượng sinh viên khởi nghiệp thành công là không nhiều do số lượng
Thái độ cá nhân
Ý định khởi nghiệp của sinh
viên đại học Thương mại
+0.208
+0.205 +0.208 Đam mê kinh doanh +0.447 Môi trường giáo dục
Kỹ năng và kinh nghiệm
sinh viên khởi nghiệp ban đầu là còn ít. Lí do chính là sinh viên chưa dám bước ra khỏi vùng an toàn, chưa dám khẳng định bản thân và luôn có tâm lý lo sợ nên muốn chuẩn bị kỹ càng và khi có đủ điều kiện mới dám khởi nghiệp. Nhưng trên thực tế, đây lại là điểm hạn chế đánh mất đi bản lĩnh của một người làm kinh doanh. Chính vì vậy mà khi được hỏi "Sau khi tốt nghiệp bạn có dự định gì cho tương lai chưa? Bạn có dự định đi làm thuê hay bắt đầu một sự nghiệp mới?” thì các sinh viên trường Đại học
thương mại đều trả lời là sẽ làm thuê cho doanh nghiệp trước. VD” Tôi sẽ làm cho
doanh nghiệp và kết hợp với việc học các kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành rồi khi có đủ điều kiện tôi sẽ tự mình mở công ty”. Điều này cũng không thể trách sinh viên
được vì khởi nghiệp là tự nguyện,nó xuất phát từ ý thức bên trong,do nhu cầu thành đạt của mỗi cá nhân. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trẻ tuổi có khả năng khởi nghiệp thành công cao hơn so với những người lớn tuổi bởi họ là những con người của sự sáng tạo, năng động, họ có năng lực và nhu cầu khẳng định bản thân cao và đặc biệt là họ dám mạo hiểm.
Nhưng các yếu tố trên vẫn chưa đủ để quy định kết quả thành công của sinh viên khi khởi nghiệp.
► Bạn nghĩ rằng khi khởi nghiệp sinh viên cần lưu tâm đến những yếu tố nào?
Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp có nhiều cách tiếp cận khác nhau phụ thuộc vào cách phân loại khác nhau. Một số nghiên cứu tập trung vào năng lực cá nhân như kỹ năng chuyên môn, năng lực quản lý, kinh nghiệm lãnh đạo, truyền thống gia đình , đặc trưng tính cách như mong muốn đạt thành tựu, khả năng chấp nhận rủi ro, các nhân tố liên quan đến văn hóa, xã hội và cách phổ biến khác dựa vào lý thuyết hành vi có kế hoạch. Đây cũng chính là câu trả lời của các bạn sinh viên trường Đại học thương mại. Qua đánh giá, nhóm nghiên cứu rút ra được một kết luận rằng sinh viên ngoài việc tích lũy kiến thức chuyên ngành thông qua việc học tập ở trường thì đã có một số ít sinh viên đang nhen nhóm cho mình một ý tưởng start- up.
► Bạn có nghĩ đam mê kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng để bạn hình thành ý định khởi nghiệp không? Và vì sao?
Đam mê kinh doanh, nhất là làm giàu trong các lĩnh vực mới là một hướng phát triển tích cực, cần phát huy tại Việt Nam. Tuy nhiên, đam mê làm giàu phải được nuôi dưỡng từ nỗ lực nghiên cứu và sáng tạo, từ mồ hôi công sức lao động, từ những bài học kinh nghiệm,... chứ không phải là những giấc mơ hoang tưởng, phù phiếm. Thực tế khảo sát cho thấy sinh viên đều đưa ra các câu trả lời mới chỉ đúng được một nửa ý mà nhóm nghiên cứu mong đợi. VD” Chắc chắn rồi! Bởi đam mê chính là động lực đầu tiên để xác định cá nhân đó có muốn khởi nghiệp hay không và khi gặp khó khăn, chính sự đam mê sẽ giúp mình vượt qua và càng thêm yêu công việc và lựa chọn của mình hơn”.
Khởi nghiệp cần đam mê, nhưng có một thứ cần hơn là sự tỉnh táo, sáng suốt nhìn nhận về các nguồn lực của bản thân. Đam mê mù quáng chỉ đẩy ta rớt xuống địa ngục...
► Cá nhân bạn cảm thấy thái độ đối với khởi nghiệp sẽ ảnh hưởng tới bạn như thế nào?
Khi được hỏi thì tất cả các sinh viên đều đồng ý thái độ tác động trực tiếp tới ý định khởi nghiệp của mỗi cá nhân.
Cá nhân có thái độ tích cực với việc khởi nghiệp thường hứng thú với hoạt động kinh doanh, dễ dàng xem xét các cơ hội để thành lập doanh nghiệp và có thể xem mục tiêu trở thành doanh nhân là một mục tiêu quan trọng. Hay nói cách khác, thái độ tích cực với việc khởi nghiệp được xem như một nhân tố thúc đẩy ý định khởi nghiệp hay làm tăng quyết tâm thực hiện hành động khởi nghiệp.
► Bạn nghĩ yếu tố nguồn vốn cũng là một nhân tố quyết định không?
Khi nói về vấn đề khởi nghiệp, mẫu số chung luôn được nhắc đến là nguồn vốn tài chính. Lấy vốn từ đâu để thực hiện dự án khởi nghiệp, với đối tượng là sinh viên mới ra trường lại là vấn đề rất khó khăn dù dự án ban đầu có thể rất tốt nhưng đến một thời điểm nào đó, khởi nghiệp bị thất bại thì vấn đề nợ nần lại gây nên rất nhiều áp lực. Tuy vậy, vẫn có những người lại dám làm lại từ đầu, đây là một điều rất đáng khích lệ. Một số sinh viên đồng ý với quan điểm này nhưng một số đông khác lại cho rằng”Vốn
không phải là điều quan trọng. Tôi có thể huy động từ nhà đầu tư, từ khoản tiết kiệm của mình, từ gia đình, bạn bè, từ ngân hàng. Điều tôi cần làm là phải chứng minh được sự khả thi của dự án mà tôi muốn hiện thực hoá nó”.
► Môi trường giáo dục đại học có ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của bạn không?
Môi trường giáo dục tốt sẽ giúp sinh viên định hướng tương lai nghề nghiệp một cách tương đối chính xác, các bài giảng ngoại khóa hoặc các khóa học cung cấp cho sinh viên những kiến thức , kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp sau này. Môi trường giáo dục trang bị cho sinh viên những kiến thức , kỹ năng cần thiết để tạo dựng tinh thần tự lập, giúp họ dám đối mặt với những khó khăn trong khởi nghiệp ở tương lai “Có vì ở giảng đường đại học cũng dạy cho tôi những lý thuyết kinh doanh nhất định, nhưng để áp dụng vào thực tế thì còn dựa vào nhiều yếu tố khác. Tuy nhiên ở đây cũng giúp mình trở nên năng động hơn, rèn luyện được các kỹ năng mềm là nền tảng tốt để có thể tạo dựng sự nghiệp sau này”.
Vì vậy, giáo dục về thực chất là phương tiện để biến đam mê và những ước mơ khởi nghiệp của sinh viên thành hiện thực.
► Kĩ năng và kinh nghiệm có ảnh hưởng đến dự định của bạn không?
Đi liền với thái độ là kĩ năng và kinh nghiệm, không thể khởi nghiệp mà thiếu đi các kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết. “Như tôi đã nói ở trên thì tôi muốn làm cho
doanh nghiệp trước vì muốn có kinh nghiệm để khởi nghiệp và kĩ năng cũng rất quan
trọng ví dụ như kĩ năng lãnh đạo, kĩ năng chuyên môn,kĩ năng quản lý”. Qua khảo sát
thì tất cả các sinh viên của trường Đại học thương mại đều đưa ra câu trả lời có ý tương tự như vậy.
► Việc ủng hộ của ra đình, bạn bè, thầy cô… có ảnh hưởng đến quyết định của bạn không?
Đây chính là nguồn động viên, động lực của mỗi cá nhân. Mỗi người khi bắt đầu khởi nghiệp đều mong muốn có sự ủng hộ từ những người xung quanh mình. Tuy nhiên, qua buổi phỏng vấn các bạn sinh viên đều có chung ý kiến “Họ là nguồn động
viên, là những người có thể hỗ trợ mình. Nhưng nếu họ phản đối việc khởi nghiệp thì chưa chắc mình đã dừng lại ý định này”