Những dẫn chứng minh họa của tính dân tộc trong Nghệ Thuật

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHẦN mỹ học – xã hội học NGHỆ THUẬT đề bài đặc THÙ THẨM mỹ của TÍNH dân tộc TRONG NGHỆ THUẬT (Trang 33 - 43)

tộc trong Nghệ Thuật

1.Múa

Nghệ thuật múa ở Việt Nam là sự hội tụ của thành phần múa trong nền nghệ thuật của nhiều dân tộc. Tất nhiên, trong các dân tộc ở Việt Nam, không phải dân tộc nào cũng có một nghệ thuật múa hoàn chỉnh, vì điều này lệ thuộc vào lịch sử phát triển của mỗi dân tộc.

Nói vậy cũng không có nghĩa là đã có dân tộc không có múa, vì đôi khi chỉ vài ba động tác còn đơn giản, hoặc múa còn "ẩn" trong tập tục, nghi thức tôn giáo chưa xuất hiện độc lập trong sinh hoạt cộng đồng. Lại có những dân tộc sống chung với nhau trên một khu vực (nhiều khi chỉ là một ngành hay một nhánh tộc được chia ra) và có tập tục sinh hoạt văn hóa gần nhau, như ở Tây Bắc, Ðông Bắc, Tây Nguyên... Những điệu múa của các dân tộc này chỉ khác nhau một vài đường nét trong cùng một động tác, hoặc vài bước nhún nhảy khi múa và phải có con mắt nghề nghiệp mới nhận thức được sự khác biệt này, bởi nhiều khi đó chỉ là dị bản sinh ra từ một nguyên mẫu.

Nghệ thuật múa được sinh ra với phương thức biểu cảm nghệ thuật riêng, bắt nguồn từ cơ thể con người. Ngay từ thời còn mông muội, tiếng nói còn chưa hoàn chỉnh, mọi cử chỉ động tác đã là tiếng nói thứ hai (tiếng nói cơ thể). Khi xã hội con người tiến triển qua các thời kỳ văn minh thì những động tác cơ thể ấy cũng được biến hóa, chúng không còn giữ nguyên những động tác có tính minh họa ngữ nghĩa (phù trợ cho tiếng nói) đơn thuần mà đã phát triển thành những đường nét khắc họa trạng thái tình cảm nội tâm, sinh ra các hình thức giao lưu tình cảm trong đời sống tinh thần, cao hơn nữa là biểu cảm lý tưởng thẩm mỹ vươn tới những khát vọng về tương lai qua hình thức tác phẩm. Do vậy, múa trực tiếp sinh ra từ cơ thể con người và là công cụ biểu hiện tâm lý tình cảm con người, mà con người ấy bao giờ cũng thuộc về một dân tộc, với tất cả những đặc điểm riêng về văn hóa nói chung, nghệ thuật nói riêng (tất nhiên phương thức biểu cảm này cũng là phương thức chung của sáng tạo nghệ thuật).

Trong lịch sử múa thế giới, người ta đã có ý định đồng nhất nghệ thuật múa trên toàn cầu. Ðã có những sáng tạo được chấp nhận, được phổ cập rộng rãi (nghệ thuật múa ba-lê sinh ra từ thế kỷ 16), nhưng vẫn chỉ được xem như

một "trường phái" nghệ thuật, góp thêm một hình thức biểu diễn múa, trong đó xuất hiện một hệ thống động tác kỷ thuật, kỹ xảo riêng, có tên gọi thống nhất với một phong cách riêng trong cả lĩnh vực sáng tác, biểu diễn và huấn luyện đào tạo, rèn luyện kỹ xảo biểu diễn của diễn viên nói chung. Hình thức nghệ thuật ba-lê được nhiều dân tộc tiếp nhận, nhưng cũng không thể thay thế cho các hình thức múa dân gian dân tộc. Nhìn rộng ra trong quá trình phát triển lịch sử, các dân tộc trên thế giới đã sinh ra các thể chế xã hội khác nhau, thường thì những biến đổi đó làm cho cái bản sắc dân tộc hoặc được tôn lên, đậm đà hơn, khởi sắc hơn, hoặc lại bị thui chột đi bởi văn hóa ngoại lai xâm nhập, hoặc có nơi xóa bỏ cả nguồn gốc dân tộc để "hóa thân" vào văn hóa một dân tộc khác. Cội nguồn bản sắc văn hóa dân tộc bao giờ cũng tiêu biểu cho sức sống của một dân tộc và nó ngày càng được đậm đà bản sắc hơn khi các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật được bổ sung thêm hương sắc mới của thời đại, tôn vinh sức sống của một dân tộc trong cộng đồng xã hội con người trên Trái đất. Nếu hiểu bản sắc dân tộc một cách chung chung sẽ dẫn đến những luẩn quẩn trong phương pháp sáng tạo nghệ thuật hoặc đồng hóa không phân biệt ranh giới nghệ thuật múa dân tộc với sự tiếp thu tinh hoa của dân tộc khác hoặc bảo thủ coi múa dân tộc là tất cả, nhưng lại loay hoay gìn giữ, sáng tạo quay lại vết mòn cũ "bình cũ rượu mới", lấy "râu ông nọ cắm cằm bà kia", theo thủ pháp lắp ghép "mô-đun" của thời hiện đại... Sự luẩn quẩn của cả hai cách làm này đều dễ dẫn đến làm nghèo nàn, thui chột và kìm hãm sự phát triển của bản sắc dân tộc trong thời đại mới.

Quy luật của nghệ thuật là sự sáng tạo không ngừng. Thời đại mà nghệ thuật tồn tại cũng biến đổi không ngừng, vì thế phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu các yếu tố mà thiết nghĩ là động lực cho sự khắc họa sâu đậm bản sắc dân tộc trong lý luận, phê bình, sáng tác, biểu diễn và đào tạo. Thí dụ, như yếu tố địa lý tự nhiên. Các nhà nghiên cứu ở trong nước cũng như trên thế giới khi nghiên cứu quá trình sinh ra, phát triển và hình thành sự khác nhau của xã hội loài người đều có một quan điểm chung là bản sắc dân tộc trước hết đó là do ảnh hưởng của địa lý tự nhiên hình thành nên. Là cái hiện thực đã trải qua của một quá trình vận động lâu dài do những yếu tố khách quan từ bên ngoài tác động vào đời sống con người hay xã hội, đó là sự ảnh hưởng của những đặc trưng về khí hậu, hệ sinh thái... do các quy luật tự nhiên đó chi phối. Ðây cũng là cái hiện thực của sự tồn tại cũng là sự thử thách mà mỗi dân tộc hay một cộng đồng dân tộc khi định vị trên một tọa độ nào đó để tạo ra một lãnh thổ địa lý của riêng mình đều được trải nghiệm, chịu đựng hay thích nghi để tồn tại. Nhưng quy luật của yếu tố tự nhiên đó, ở thời đại ngày nay đối với các dân tộc, đã khác đi nhiều. Các dân tộc duy trì sự sống và phát triển nó trên cơ sở của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật bùng nổ trên toàn cầu. Cuộc sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang biến đổi dần nếp sống, tập tục lâu

đời của mọi thành viên trong cộng đồng các dân tộc. Vậy cái đặc điểm của không gian "địa lý tự nhiên" đang được con người cải tạo có còn giữ nguyên sự chi phối như trước đây? Nó đã tác động đến nghệ thuật múa như thế nào? Ảnh hưởng của nó đến cấu trúc hình thức, động tác múa và cái bản sắc dân tộc được hình thành lên hàng trăm năm nay ra sao? Cho nên đây là một vấn đề nếu không nghiên cứu lý giải một cách khoa học thì sẽ tiếp tục lúng túng trong sáng tác, trong lý luận phê bình về cái gọi là bản sắc dân tộc trong thời đại hiện nay. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng để hình thành bản sắc dân tộc trong múa là không gian "địa lý - văn hóa". Nếu yếu tố địa lý tự nhiên là cái không gian để con người có thể thích nghi, tồn tại tự do, duy trì sự sống như mọi sinh vật khác thì yếu tố địa lý - văn hóa là cái không gian thứ hai do con người sinh ra từ khi hình thành xã hội để nuôi dưỡng sự hoạt động trong lĩnh vực tinh thần, tình cảm. Có thể nói, yếu tố địa lý - văn hóa là không gian mà con người sinh ra và từ đó hình thành nên các giá trị chân - thiện - mỹ để nuôi dưỡng và sáng tạo trong hoạt động của đời sống xã hội. Nó hình thành hai lĩnh vực: văn hóa hữu thể (tangible) và văn hóa vô thể (Intangible). Trước đây thường quen chia văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Sự phân chia này là cần thiết, nhưng cũng chỉ là tương đối để có một cách nhìn toàn diện, tổng thể, bởi lẽ trong văn hóa hữu thể lại có cái vô thể và ngược lại, nó gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau như thân xác và tâm trí con người. Trong nghệ thuật múa dân gian của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã sáng tạo nên nhiều điệu múa gắn bó với đời sống của mình bằng những động tác vừa thực tiễn vừa mô phỏng, ước lệ phù hợp với cảnh quan thiên nhiên với phương thức canh tác mà dân tộc mình sinh sống, để hình thành nên đặc điểm riêng như: sự mô phỏng ước lệ trong cấu trúc nội dung, hình thức; tính biểu cảm tâm lý phong phú trong cấu trúc động tác phản ánh sinh hoạt, lao động; tính hiện thực trong biểu tượng hình ảnh và đạo cụ sử dụng; tính thẩm mỹ trong đường nét múa, trang phục biểu diễn; tính tương phản của đặc điểm thiên nhiên phù hợp với tiết tấu nhịp điệu tạo ra cái sắc thái riêng của từng điệu múa. Ðây là điều cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn để sáng tạo nên cái mới mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Vì bản sắc dân tộc không đâu xa lạ, nó được sáng tạo ra từ bàn tay và khối óc của thành viên các dân tộc.

Vì vậy, với nghệ thuật múa thì nhiều giá trị trong múa dân gian cổ xưa mang đậm tính chất và bản sắc Việt Nam cũng đều khởi nguồn từ thời kỳ "nhất thành" để sau đó "vạn biến". Cái "vạn biến" ở đây có nghĩa là bản sắc dân tộc mà những biểu hiện của nó là sắc thái văn hóa luôn luôn biến đổi, có mất đi, có sinh sôi, nảy nở phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội mới. Vì vậy phải luôn luôn không những chỉ bảo tồn mà còn phát huy làm cho nó đậm đà hơn, rực rỡ hơn và phải làm giàu hơn trong tác phẩm biểu diễn múa của thời kỳ

đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Ðiều này cần sự phát huy tài năng sáng tạo của nhà biên đạo chứ không chỉ ở các nhà nghiên cứu, lý luận phê bình múa...

2.Âm nhạc

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu

với chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung đình,... của người Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer... Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là tân nhạc Việt Nam với các

dòng nhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc vàng, nhạc hải ngoại và nhạc trẻ. Vào tháng 9 năm 2009, ba trong số hình thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam là quan họ, ca trù, nhã nhạc cung đình Huế và Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

3. Kiến trúc

Nền kiến trúc độc đáo của mỗi dân tộc trên thế giới đều trải qua quá trình lịch sử dài lâu gắn liền với tính đặc thù của quá trình phát triển của dân tộc mình về mọi mặt.

Tuy nhiên, kiến trúc dân tộc từ xưa tới nay trên sự cấu thành tương tác bởi các nhân tố địa lý, môi trường, môi sinh và các hoàn cảnh kinh tế xã hội, đặc biệt còn phải kể đến một nhân tố quan trọng đó là ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền dân tộc, các quốc gia và cộng đồng quốc tế thể hiện qua văn hóa vật chất lẫn lối sống, tập quán, thái độ ứng xử của con người trước hoàn cảnh, trong đời sống thường nhật và cả trong đời sống văn hóa tâm linh. Do đó, để nghiên cứu bản sắc dân tộc nói chung và tìm hiểu nét truyền thống trong kiến trúc nói riêng cần phải phát hiện và tập hợp những nét riêng độc đáo, đặc thù, cốt lõi và tinh túy của quá trình hình thành và phát triển này.

Nền kiến trúc truyền thống Việt Nam ngay ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn thế kỷ thứ III trước Công nguyên đã định hình với đặc trưng là ngôi nhà sàn dáng hình độc đáo mà hình ảnh của nó được ghi lại trên trống đồng Ngọc

Lũ. Những ngôi nhà sàn thời cổ có mái võng hình thuyền thuộc loại nhà có sàn thấp, với 3 gian thông nhau, bếp đặt ở chính giữa nhà, nhà có trang trí ở nóc, hồi, trên cột mái theo mô típ hình chim. Tuy nhà không lớn nhưng có hình dáng, tỷ lệ rất đẹp, phù hợp với tầm vóc của con người. Nhà sàn thời văn hóa Đông Sơn làm bằng tre, nứa, gỗ, và lợp lá nhưng không giống các nhà sàn khác của nhiều vùng trên thế giới. Xã hội trong thời kỳ sau này do đã có sự phân hóa giai cấp nên nhà cửa cũng to nhỏ, có sự trang trí khác nhau như dinh thự, cung điện của An Dương Vương, thành Cổ Loa thể hiện sự phòng thủ và kiên cố bên cạnh nhà ở của dân thường đơn sơ bằng thảo mộc. Từ cội nguồn, kiến trúc truyền thống chia thành 2 dòng:

Dòng kiến trúc dân gian với nhà ở nông thôn có qui mô nhỏ, gặp phổ

biến trong các làng xã cổ truyền ở các đô thị cổ Việt Nam. Loại kiến trúc dân gian này đến nay vẫn còn tồn tại ở nhiều vùng với các sắc thái địa phương của nó. Một số ít còn lưu lại trong các khu phố cổ ở một số thành phố, thị trấn...

Dòng kiến trúc chính thống bao gồm các thể loại: kiến trúc cung điện,

dinh thự, kiến trúc lăng mộ, thành trì, kiến trúc tôn giáo như chùa, đình làng... thường có qui mô lớn, có sự tập trung tài năng, trí tuệ của các nghệ nhân, thợ cả của cả một vùng, một quốc gia.

Dòng kiến trúc chính thống này là tiêu biểu của kiến trúc truyền thống Việt Nam. Nó đã tập trung được sức người, sức của, đã khai thác được trí tuệ và bàn tay khéo léo của những người thợ Việt Nam. Nói như vậy cũng không loại bỏ kiến trúc dân gian, không chứa chất các giá trị của truyền thống kiến trúc Việt Nam, văn hóa bản sắc dân tộc. Hay nói một cách cụ thể hơn, phấn đấu cho một nền kiến trúc tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Khi nói đến tính dân tộc và hiện đại trong kiến trúc không thể không nghiên cứu các đặc sắc của văn hóa dân tộc vì đặc sắc của văn hóa làm cho mỗi dân tộc hiện ra với những nét độc đáo phân biệt được với các dân tộc khác.

Bản sắc dân tộc chính là cái cốt lõi, cái tinh túy của đặc thù dân tộc. Nó thể hiện ở mọi lĩnh vực cụ thể của đời sống, đặc biệt trong văn hóa và nghệ thuật. Đó là kết quả của một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, thông

qua cách ứng xử thông minh, sáng tạo, khắc phục những khó khăn, các mặt hạn chế, những ràng buộc của điều kiện sống bởi hoàn cảnh địa lý, lịch sử, để từ đó bộc lộ một bản lĩnh thích ứng tối đa, hiệu quả với hoàn cảnh đó, không những chế ngự nó mà còn biết khai thác một cách khoa học và khôn ngoan.

Riêng nói về bản sắc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam có một số đặc điểm sau: Sự khiêm tốn và đơn giản về khối hình, kiến trúc thường cân xứng, hướng nội nhưng hài hòa với khung cảnh thiên nhiên như muốn hòa nhập hữu cơ theo quan điểm "nhất thể vũ trụ", "âm dương quân bình" và "thiên nhiên hợp nhất". Các công trình công cộng hơi thiên về chất hoành tráng và điêu khắc, nhưng là tính hoành tráng tìm thấy trong thủ pháp tổ hợp không gian trên nguyên tắc không thiên về tính đồ sộ đối chọi hay lấn át thiên nhiên của khối hình như trục thần đạo, các tầng lớp sân, tam cấp, các hệ không gian liên hoàn nửa mở, nửa đóng... Chú ý đến tính biểu tượng, tính ẩn dụ, sự hàm súc, chất điêu khắc của giải pháp tổ chức kiến trúc nghệ thuật, làm cho công trình từ nội dung đến hình thức như chứa đụng chất triết lý, sức biểu hiện nghệ thuật âm thầm, kín đáo nhưng sâu

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN PHẦN mỹ học – xã hội học NGHỆ THUẬT đề bài đặc THÙ THẨM mỹ của TÍNH dân tộc TRONG NGHỆ THUẬT (Trang 33 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)