DMT năm 2010 mà BV xây dựng nhìn chung đã thích ứng với quy định của BYT nhưng lại chưa thực sự thích ứng với MHBT cũng như với mô hình sử dụng thuốc tại cơ sở.
Trong năm 2010, BV tiêu thụ rất nhiều thuốc chế phẩm Y học cổ truyền, thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, và nhóm thuốc tim mạch, điều này chưa hoàn toàn hợp lý với MHBT. Mặc dù các thuốc đa dạng và phong phú, tương ứng với đầy đủ 24 nhóm tác dụng dược lý để phù hợp với MHBT đa dạng của BV. Tỷ lệ các thuốc chủ yếu chiếm đa số, đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế. Tỷ lệ các thuốc đường uống và tỷ lệ thuốc nội chiếm ưu thế, đây cũng là một điều thường thấy ở các BV tuyến huyện như BV CL.
Tuy nhiên, DMT BV xây dựng năm 2010 có nhiều điểm chưa phù hợp. Năm 2010 vừa qua, có quá nhiều thuốc kháng sinh và chế phẩm Y học cổ truyền được tiêu thụ, đây cũng là nhóm thuốc chiếm tỷ lệ lớn trong các thuốc nhóm A tại BV, trong khi tỷ lệ các chương bệnh nhóm này lại không cao. Hơn nữa, trong các thuốc nhóm A có nhiều thuốc không cần thiết như nhóm thuốc chế phẩm Y học cổ truyền đặc biệt là Hoạt huyết dưỡng não chiếm đến 5,75%, điều này sẽ gây tình trạng lãng phí nguồn ngân sách BV, khi chi tiêu
quá nhiều tiền cho một thuốc không tối cần thiết. Kết quả trên cho thấy sự chưa hợp lý trong lựa chọn và sử dụng thuốc tại các bệnh viện. Nguyên nhân việc lạm dụng thuốc các thuốc không cần thiết phần lớn do trình độ chuyên môn và y đức của người kê đơn. Tuy nhiên, sự lãng phí này có thể được giảm bớt nếu có sự định hướng, kiểm soát và điều chỉnh kịp thời của HDTĐT bệnh ưviện.
Số lượng thuốc dùng ngoài DMT tuy không nhiều, trong khi có một số lượng tương đối lớn hoạt chất nằm trong DMT năm 2010 mà lại không được sử dụng. Đây là một thực tế đáng lo ngại tại BV CL, nguyên nhân của vấn đề này có thể là hoạt động của HĐTĐT vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực sự chứng tỏ được vai trò to lớn của mình trong hoạt động cung ứng thuốc tại BV.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
o Quy trình xây dựng DMT tại BVCL năm 2010:
Ưu điểm: Quy trình XD DMT BVCL về cơ bản đã đi theo các bước tuần tự và logic và khá giống với quy trình chuẩn của WHO. Từ bước đầu tiên thu thập thông tin, sau đó HĐTĐT đã xây dựng được một bộ tiêu chí lựa chọn thuốc làm cơ sở đánh giá, cân nhắc thuốc. BV cũng căn cứ, tham khảo tương đối phong phú về mặt thông tin, tài liệu liên quan như dược thư quốc gia, dược điển.
Nhược điểm: bên cạnh những điểm mạnh mà HĐTĐT BV mang lại thì vẫn còn tồn tại những hạn chế mà hầu như không BV nào không mắc phải. Các bước trên đều được thực hiện một cách hết sức tuần tự, logic nhưng còn hời hợt và mang tính hình thức. Các thông tin thu thập chưa thực sự đầy đủ, còn thiếu nhiều thông tin quan trọng như giá trị thuốc tồn, thuốc hủy, thuốc hết hạn sử dụng,… So với quy trình chuẩn của WHO, BV còn thiếu nhiều bước quan trọng đó là phân tích mô hình sử dụng thuốc tại cơ sở (sử dụng phương pháp ABC/VEN), BV cũng không phân tích V-E-N để thấy được mức độ ưu tiên của từng loại thuốc. Chưa có một phác đồ điều trị nào được xây dựng tại BV cũng như không có một lớp tập huấn nào về vấn đề sử dụng DMT trong BV. Nguyên nhân của vấn đề này là do HĐTĐT tại BV CL chưa thực sự phát huy được vai trò to lớn của mình trong việc xây dựng DMT. Đây là một thực tế thường thấy ở các BV hiện nay, khi mà hoạt động của HĐTĐT vẫn chưa thực sự chuyên nghiệp và bài bản.
o Tính thích ứng của DMT BV CL:
Với quy định của BYT: Về cơ bản, DMT BV đã tương đối thích ứng với quy định 05/2008 của BYT về việc thực hiện DMTCY. Tỷ lệ thuốc nằm trong DMTCY và trong DMTTY lần V của BYT tương đối cao, chiếm tới gần 98%. Điều này sẽ tạo điều kiện tốt cho các bệnh nhân có BHYT đến
khám và điều trị tại BV CL.
Mô hình sử dụng thuốc tại cơ sở và hoạt động quản lý DMT: DMT BVCL chưa thực sự thích ứng với mô hình sử dụng thuốc tại BV. Các thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc chế phẩm Y học cổ truyền được tiêu thụ tương đối nhiều và không phù hợp với MHBT của BV. Trong các thuốc nhóm A, có nhiều thuốc không thực sự cần thiết, BV nên cân nhắc để giảm bớt hoặc hạn chế các thuốc này khi tiêu thụ thuốc năm 2011. Bên cạnh đó, các thuốc được xây dựng trong DMT BV chưa thực sự hợp lý và đáp ứng đúng nhu cầu điều trị. Điều đó được thể hiện qua kết quả nghiên cứu bằng việc có rất nhiều thuốc nằm trong DMT nhưng không được sử dụng, nhưng lại có một số thuốc khác nằm ngoài danh mục. Các thuốc này nên được BV xem xét và cân nhắc, nếu thấy phù hợp thì nên bổ sung hoặc loại bớt các thuốc thừa trong DMT. Có như vậy, DMT được xây dựng nên mới thực sự hiệu quả và phát huy tối đa các lợi ích của nó.
KIẾN NGHỊ:
Để vai trò của HĐTĐT trong BV được khẳng định một cách rõ ràng hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả cũng như tính thiết thực của hoạt động xây dựng DMT tại BV CL, chúng tôi xin được kiến nghị một số ý kiến sau đây:
Với Bộ Y Tế:
Cần có văn bản quy định rỏ cách thức hoạt động của HĐTĐT và thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các thành viên HĐTĐT về cách thức hoạt động, có tiến hành kiểm tra và giám sát.
Với Sở Y Tế:
Nên tổ chức các lớp tập huấn đào tạo cho HĐTĐT của các bệnh viện phương pháp phân tích ABC/VEN và quy định bắt buộc HĐTĐT phải sử dụng phương pháp ABC/VEN trong đánh giá DMT đã sử dụng năm trước, lựa chọn thuốc trước và trong khi xây dựng DMT BV.
Với HĐTĐT tại BV:
Nên xây dựng quy trình lựa chọn thuốc một cách cụ thể, phân công nhiệm vụ rỏ ràng cho từng thành viên HĐTĐT trong việc thực hiện các bước của quy trình. Có như vậy, mọi hoạt động của HĐTĐT mới được triển khai một cách dễ dàng, minh bạch và thống nhất trên toàn BV.
Nên tiến hành phân tích ABC/VEN một cách thường xuyên, để từ các phân tích đó, HĐTĐT có được cái nhìn về tình hình sử dụng thuốc tại BV, và có biện pháp can thiệp, điều chỉnh kịp thời
Nên xây dựng phác đồ điều trị chuẩn cho một số bệnh tại BV, bắt đầu bằng các bệnh hay gặp nhất trong BV. Điều đó sẽ giúp các thành viên HĐTĐT cân nhắc, lựa chọn những thuốc hiệu quả nhất cho từng bệnh cụ thể. Hơn nữa, HĐTĐT nên xây dựng một hệ thống giám sát ADRs để giám sát hoạt động sử dụng thuốc tại BV mình. Đặc biệt HĐTĐT nên xây dựng quyển cẩm nang DMT phong phú về mặt nội dung và hấp dẫn về mặt hình thức, điều này sẽ tạo điều kiện để các cán bộ y tế tra cứu thông tin thuốc tiện lợi và dễ dàng.
Với Ban giám đốc BV
Nên có kinh phí cho hoạt động của HĐTĐT. Điều này sẽ khuyến khích các thành viên trong HĐTĐT, có như vậy mới mang lại hiệu quả thực sự cho công tác cung ứng thuốc trong BV.
Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho các cán bộ trong BV, cập nhật, phổ biến thông tin thuốc, quy chế chuyên môn, văn bản hiện hành nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao tại BV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2008), Giáo trình Dịch tễ dược học,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2008), Giáo trình Dược xã hội học,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
3. Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược (2009), Giáo trình Kinh tế dược,
Trường Đại học Dược Hà Nội.
4. Bộ Y tế (2008), Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh, Ban hành kèm theo quyết định số 05/2008/QĐ – BYT ngày 01/02/2008.
5. Bộ Y tế (2006), Giáo trình Dược lâm sàng,Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
6. Bộ Y tế (2005), Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V, Ban hành kèm theo quyết định số 17/2005/QĐ – BYT ngày 01/07/2005.
7. Bộ Y tế (2005), Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, Chỉ thị số 05/2004/CT – BYT ban hành ngày 16/04/2004.
8. Bộ Y tế (2002), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y tế (2001), Quy chế bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2000), Phân loại bệnh tật quốc tế ICD – 10, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (1997), Hướng dẫn “Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Hội
đồng thuốc và điều trị bệnh ở bệnh viện”, Thông tư số 08/1997/TT – BYT ban hành ngày 4/7/1997.
12. Nguyễn Trung Hà, Lê Viết Hùng (2009), “Phân tích một số hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung Ương quân đội 108 năm 2007- 2008”, Tạp chí dược học, số 5/2009.
13. Vũ Thị Thu Hương (2006), Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện E năm 2005-2006, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học dược Hà Nội.
14. Phạm Thị Mận (2010), Phân tích hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại Bệnh viện Da liễu Trung ương năm 2009, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học dược Hà Nội.
15. Nguyễn Văn Quân (2002), Nghiên cứu xây dựng danh mục thuốc đáp
ứng nhu cầu thuốc chữa bệnh tại bệnh viện Kiến An Hải Phòng, Luận văn thạc sỹ dược học, Trường Đại học dược Hà Nội.
16. Huỳnh Hiền Trung, Nguyễn Thanh Bình (2009), “Sử dụng phân tích ABC/VEN đánh giá hiệu quả can thiệp cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhân dân 115”, Tạp chí dược học, số 11/2009.
17. Tổ chức Y tế thế giới (2004), Hội đồng thuốc và điều trị - Cẩm nang hướng dẫn thực hành.
TÀI LIỆU INTERNET 18. www.dav.gov.vn
PHỤ LỤC
BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN:
1. Trước khi xây dựng DMT, BV có thu thập những thông tin sau đây hay không?
a) Ngân sách thuốc hàng năm Có Không
b) Phần trăm ngân sách thuốc chiếm trong ngân sách toàn BV Có Không
c) Tổng số lượng các thuốc thường xuyên được sử dụng Có Không d) Tổng giá trị thuốc hết hạn của năm 2010 Có Không e) Tổng giá trị thuốc hủy của năm 2010: Có Không
f) Tên các thuốc đắt tiền nhất Có Không
g) Các ADRs đã xảy ra tại BV Có Không
h) Số ca tử vong có thể liên quan đến sai sót trong dùng thuốc
Có Không i) Danh sách các thuốc dùng trong BV nhưng bị cấm sử dụng bởi nhà sản xuất
Có Không
j) Mô hình bệnh tật của BV Có Không
k) Danh mục thuốc tiêu thụ năm 2010 Có Không
l) Tổng số tiền tiêu thụ thuốc năm 2010:
2. BV đã có một HĐTĐT cho riêng mình chưa? Có Không Nếu có trả lời các câu 2.1 và 2.1
2.1 Cơ cấu tổ chức của HĐTĐT BVCL: 2.2 Cách thức hoạt động của HĐTĐT BVCL:
- Các mục tiêu, mục đích, kế hoạch, chiến lược, chính sách, quyết định của HĐTĐT
có được quy định bằng văn bản không: Có Không
- Số lần họp trong năm 2010:
- Thời gian trung bình mỗi cuộc họp:
- Các quyết định của cuộc họp HĐTĐT có được ghi thành văn bản không: Có Không
3. HĐTĐT có các chính sách và quy định bao trùm lên các lĩnh vực sau không?
a) Tiêu chí lựa chọn thuốc vào DMT Có Không
Nếu có thì lựa chọn các tiêu chí sau đây theo mức độ:
TT Tiêu chí Lựa chọn
1 Mô hình bệnh tật của bệnh viện.
2 Nhiệm vụđiều trị
3 Xuất xứ của thuốc
4 Số lượng các chỉđịnh của thuốc (có đăng ký)
5 Hiệu quảđiều trị
5.1 Chất lượng khoa học các hồ sơ nghiên cứu
5.2 Tài liệu cung cấp có số liệu đầy đủ
5.3 Mức độ nghiên cứu thử nghiệm sâu
5.4 Chỉ định tiên tiến của sản phẩm
5.5 Mức độ kháng thuốc (kháng sinh)
5.6 Thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành 5.7 Ý kiến của chuyên gia về thuốc
6 Độ an toàn của thuốc
6.1 Số lượng, mức độ, tần suất xảy ra phản ứng có hại của thuốc
6.2 Tương tác thuốc – thuốc
6.3 Tương tác thuốc – thức ăn
6.4 Thông tin dược động học của thuốc
6.5 Mức độảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống
6.6 Sử dụng được cho trẻ em và trẻ sơ sinh
6.7 Sử dụng được cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
6.8 Sử dụng được cho người suy gan/suy thận
6.9 Số lượng và mức độ các chống chỉ định của thuốc
6.10 Khoảng cách chia liều của thuốc
6.12 Đường đưa thuốc 6.13 An toàn cho điều dưỡng và bác sỹ khi điều trị.
7 Tính sẵn có của thuốc
8 Khả năng thay thế thuốc bằng các thuốc khác tương tự
đã có trong DMT
9 Kinh phí của BV
10 Khía cạnh kinh tế của thuốc
10.1 Chi phí thuốc cho cảđợt điều trị
10.2 Chi phí các dụng cụđưa thuốc đi kèm 10.3 Chi phí thuốc phải kê đơn kèm
10.4 Chi phí thuốc dùng để điều trị các biến chứng do thuốc đó gây ra
10.5 Chi phí bảo quản thuốc
b) Thêm hoặc bớt thuốc từDMT Có Không
c) Các yêu cầu kê đơn Có Không
d) Sử dụng các thuốc ngoài DMT Có Không
e) Giám sát ADRs Có Không
f) Đánh giá việc sử dụng thuốc Có Không
g) Quản lý hoạt động thông tin thuốc trong BV Có Không 4. DMT bệnh viện được phân loại theo cách nào?
5. Chọn nguồn thông tin mà bệnh viện sử dụng đểđánh giá thuốc trong những nguồn sau đây:
Nguồn thông tin cấp I:
British Medical Journal (BMJ)
Lancet
Nguồn thông tin cấp II:
Medical Letter
Australian Prescriber
Journal Watch
MEDLINE/PUBMED abstracts
Cochrane Library abstracts and evaluations
Nguồn thông tin cấp III:
Martindale: The Extra Pharmacopoeia
British National Formulary
Drug Information for the Health Care Professional
American Hospital Formulary Service (AHFS)
Dược thư quốc gia Tạp chí Dược lâm sàng Vidal MIM Thuốc và biệt dược Khác:……….
Các nguồn thông tin trên mạng Internet: MEDLINE - www.nlm.nih.gov
WHO—www.who.int
Cochrane Collaboration—www.cochrane.org
Agency for Healthcare Research and Quality—www.ahrq.gov
Khác:………
6. BV có tiến hành phân tích ABC/VEN trên DMT tiêu thụ năm 2010 không? 7. BV xét duyệt một thuốc đểđưa vào DMT như thế nào?.
8. BV có giáo dục cho các cá nhân trong bệnh viện về các vấn đề sau đây không?
a) Quy trình sử dụng thuốc ngoài DMT Có Không
b) Quy trình yêu cầu thêm thuốc vào DMT Có Không
c) Quy trình bớt thuốc khỏi DMT Có Không
10. BV có xây dựng được cuốn cẩm nang DMT không? Có Không 11. Cẩm nang có phần thông tin chung như thành viên HĐTĐT, quy chế HĐTĐT … 12. Cẩm nang có chuyên khảo cho từng loại thuốc không?
13. Cẩm nang có mục thông tin đặc biệt như dùng thuốc cho các đối tượng trẻ nhỏ, phụ nữ có thai,…:
14. Cẩm nang có các phụ lục để tiện sử dụng không?
15. Cẩm nang có được phát tới tay tất cả các cá nhân trong BV không?. 16. BV có xây dựng phác đồđiều trị chuẩn cho một bệnh cụ thể không?
17. BV có xây dựng một chương trình giám sát sử dụng thuốc trong cơ sở mình không?
18. BV có một hệ thống giám sát ADRs không?