Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng của người bệnh ung thư phổi được điều trị bằng tarceva (Trang 35 - 37)

- Thời gian từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017

- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu bệnh viện Bạch Mai.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu

2.3.2. Quy trình nghiên cứu

- Lấy người bệnh vào mẫu nghiên cứu.

- Thu thập thông tin ban đầu về bệnh nhân theo mẫu bệnh án nghiên cứu - Đánh giá chất lượng cuộc sống trước điều trị.

- Đánh giá chất lượng cuộc sống sau 2 tháng điều trị TKIs.

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được đánh giá theo bộ câu hỏi QLQ- C30 và QLQ-LC13.

2.3.3. Cỡ mẫu nghiên cứu

Chọn mẫu thuận tiện, 60 người bệnh đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn lựa chọn và đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3.4. Nội dung nghiên cứu

2.3.3.1. Đánh giá chất lượng cuộc sống người bệnh ung thư phổi điều trị Tarceva

Đặc điểm của người bệnh trong mẫu nghiên cứu

Đặc điểm về độ tuổi và giới tính.

Giai đoạn bệnh theo phân loạiTNM lần thứ 7 AJCC

Tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào và các yếu tố nguy cơ khác

Chất lượng cuộc sống người bệnh nghiên cứu

- Chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng bộ câu hỏi EORTC QLQ – C30 và QLQ-LC13, hai bộ câu hỏi này được đánh giá lại độ tin cậy thông qua hệ số crohnback alpha.

Tỷ lệ đáp ứng về chất lượng cuộc sống (cải thiện, ổn định và xấu đi các chức năng và triệu chứng) theo bộ câu hỏi EORTC QLQ – C30

Bậc thang đánh giá lo âu Zung (SAS)

Thang đo SAS được xây dựng bởi William W. K. Zung năm 1971 nhằm đo lường mức độ lo âu của người bệnh có các triệu chứng của rối loạn lo âu. Thang SAS gồm 20 câu hỏi, cho điểm theo 4 mức độ thời gian xuất hiện triệu chứng (từ 1 đến 4) bao gồm: Không có hoặc rất ít thời gian, đôi khi, phần lớn

thời gian và hầu hết hoặc tất cả thời gian trong tuần. Tổng điểm của thang đo chạy từ 20 đến 80 điểm. Với SAS, những người có tổng điểm 41 – 50 được xác định là có rối loạn lo âu ở mức độ nhẹ, 51 – 60 là mức độ vừa, 61 – 70 là mức độ nặng và 71 – 80 là mức độ rất nặng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

- Yếu tố tâm lý: đánh giá tâm lý người bệnh dựa vào bậc thang đánh giá lo âu ZUNG (SAS) như sau: Bậc thang đánh giá lo âu Zung (SAS)

- Tác dụng không mong muốn của thuốc điều trị: ghi nhận các tác dụng không mong muốn của người bệnh trong quá trình điều trị Tarceva

- Ghi nhận các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: giai đoạn bệnh, chi phí điều trị…

- Đặc điểm cá nhân: bộ câu hỏi thông tin cá nhân trong mẫu nghiên cứu bệnh án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống và các yếu tố ảnh hưởng của người bệnh ung thư phổi được điều trị bằng tarceva (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)