Đặc điểm về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau đột quỵ não

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2017 (Trang 44)

Bảng 3.4: Điểm trung bình các lĩnh vực sức khỏe của người bệnh đột quỵ não và điểm tổng quát theo SS –QOL (n=253)

Các lĩnh vực CLCS

Điểm trung bình ± Độ lệch chuẩn (Mean ± SD) Sức khỏe thể chất Năng lượng 8,44 ± 2,19 Ngôn ngữ 15,92 ± 4,51 Sức nhìn 11,05 ± 2,39 Suy nghĩ 9,59 ± 2,64 Sức khỏe thể chất chung 45 ± 10,74 Sức khỏe chức năng Di chuyển 16,78 ± 4,86 Tự chăm sóc 13,1 ± 4,57

Chức năng chi trên 13,76 ± 4,3 Công việc/năng suất 6,92 ± 2,32

Sức khỏe chức năng chung 50,56 ± 14,64

Yếu tố tâm lý

Tâm trạng 15,82 ± 3,57

Tính cách 8,84 ± 2,55

Yếu tố tâm lý chung 24,66 ± 5,71

Gia đình và xã hội

Vai trò gia đình 7,37 ± 1,85

Vai trò xã hội 10,29 ± 2,58

Gia đình và xã hội chung 17,66 ± 4,08

Điểm tổng hợp CLCS 137,88 ± 32,47

Nhận xét:

Trong bảng 3.4, với lĩnh vực sức khỏe thể chất, điểm trung bình cao nhất là khía cạnh ngôn ngữ với điểm trung bình là 15,92 ± 4,51; thấp nhất là khía cạnh năng lượng 8,44 ± 2,19.

Lĩnh vực sức khỏe chức năng, với điểm trung bình là 16,78 ± 4,86; th 6,92 ± 2,32.

Lĩnh vực yếu tố tâm lý, khía cạnh tính cách có điểm trung b

Lĩnh vực gia đình và xã h vai trò xã hội có điểm trung bình là

Kết quả nghiên cứu cho thấy, sứ 50,56 ± 14,64; tiếp đến là s

bình là 24,66 ± 5,71; thấp nhất l Điểm trung bình CLCS theo SS

Biểu đồ 3.3: Phân bố chung Nhận xét:

Trong tổng số 253 (93,3%) và CLCS tốt chi

6.7

ĩnh vực sức khỏe chức năng, điểm trung bình cao nhất là khía c

16,78 ± 4,86; thấp nhất là khía cạnh công việc/ năng suất

ĩnh vực yếu tố tâm lý, điểm trung bình khía cạnh tâm trạng là ạnh tính cách có điểm trung bình là 8,84 ± 2,55.

ình và xã hội, vai trò gia đình có điểm trung bình là m trung bình là10,29 ± 2,58.

ứu cho thấy, sức khỏe chức năng có điểm trung b

à sức khỏe thể chất 45 ± 10,74, yếu tố tâm lý có điểm trung ấp nhất là gia đình và xã hội 17,66 ± 4,08.

ình CLCS theo SS-QOL của 253 người bệnh là 137

chung mức độ chất lượng cuộc sống của ng quỵ não (n=253)

253 người bệnh, đa số người bệnh ĐQN có CLCS t chiếm 6,7%. 93.3 6.7 CLCS không tốt CLCS tốt à khía cạnh di chuyển ạnh công việc/ năng suất

ng là 15,82 ± 3,57;

m trung bình là 7,37 ± 1,85;

ỏe chức năng có điểm trung bình cao nhất ức khỏe thể chất 45 ± 10,74, yếu tố tâm lý có điểm trung

à 137,88 ± 32,47.

ủa người bệnh đột

nh ĐQN có CLCS không tốt CLCS không tốt CLCS tốt

3.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não

Bảng 3.5: Mối liên quan giữa điểm trung bình chất lượng cuộc sống với nhóm tuổi, giới, nơi ở, bảo hiểm y tế (n=253)

Nội dung Số NB (n) Điểm TB ± SD t p Nhóm tuổi < 60 tuổi 62 171,76 ± 30,33 3,04 p < 0,05 ≥ 60 tuổi 191 126,88 ± 24,64 Giới Nam 152 140,54 ± 33,97 3,57 p > 0,05 Nữ 101 133,88 ± 29,79 Nơi ở Nông thôn 151 135,17 ± 33,36 0,48 p > 0,05 Thành thị 102 141,89 ± 30,83 Bảo hiểm y tế Có 247 138,43 ± 32,65 7,68 p < 0,05 Không 6 115,50 ± 9,27 Nhận xét:

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa điểm trung bình CLCS với nhóm tuổi. Từ kết quả bảng 3.5, dễ nhận thấy điểm trung bình CLCS giảm rõ rệt theo nhóm tuổi, nhóm tuổi < 60 tuổi có điểm trung bình CLCS cao (171,76 ± 30,33), nhóm tuổi ≥ 60 tuổi có điểm trung bình CLCS thấp hơn rất nhiều (126,88 ± 24,64), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Về sử dụng bảo hiểm y tế, số liệu trên cho thấy, có mối liên quan giữa điểm trung bình CLCS với bảo hiểm y tế, điểm trung bình CLCS ở người bệnh có sử

dụng bảo hiểm y tế là 138,43 ± 32,65, điểm trung bình CLCS ở người bệnh không sử dụng bảo hiểm y tế là 115,50 ± 9,27; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chúng tôi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình CLCS với giới tính và nơi ở với p > 0,05.

Bảng 3.6: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với nghề nghiệp, trình độ học vấn (n=253) Nội dung Số NB (n) Điểm TB ± SD F p Nghề nghiệp Nông dân 115 140,44 ± 37,42 9,08 p > 0,05 Công nhân 8 135,75 ± 13,38 Viên chức, công chức 15 156,60 ± 36,80 Hưu trí 93 132,09 ± 25,55 Khác 22 137 ± 28,13 Trình độ học vấn

Trung học cơ sở hoặc

thấp hơn 106 126,44 ± 26,74

2,7 p < 0,05

Trung học phổ thông 92 141,25 ± 32,75 Trung cấp, Cao đẳng 42 151,29 ± 32,86 Đại học, Sau Đại học 13 164 ± 38,11

Nhận xét:

Bảng 3.6 cho thấy, người bệnh có trình độ học vấn càng cao thì điểm trung bình CLCS càng cao, người bệnh có trình độ học vấn là trung học cơ sở hoặc thấp hơn có điểm trung bình CLCS thấp nhất là 126,44 ± 26,74; người bệnh có trình độ học vấn trung học phổ thông có điểm trung bình CLCS là 141,25 ± 32,75; người bệnh có trình độ học vấn Trung cấp, Cao đẳng có điểm trung bình CLCS là 151,29

± 32,86; người bệnh có trình độ học vấn Đại học, Sau Đại học có điểm trung bình CLCS cao nhất là 164 ± 38,11. Sự chênh lệch này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chúng tôi chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình CLCS với nghề nghiệp với p > 0,05.

Bảng 3.7: Mối liên quan giữa CLCS với tình trạng hôn nhân, chức năng sinh hoạt hàng ngày (n=253) Nội dung Số NB (n) Điểm TB ± SD F p Tình trạng hôn nhân Độc thân 4 158 ± 51,46 2,22 p > 0,05 Có vợ/ chồng 229 138,72 ± 31,82 Ly thân, ly hôn 3 132,33 ± 15,63 Góa 17 122,82 ± 35,94

Chức năng sinh hoạt hàng ngày

Độc lập trong sinh

hoạt 45 188 ± 17,42

10,18 p < 0,05

Phụ thuộc một phần 190 130,28 ± 21,94 Phụ thuộc hoàn toàn 18 92,78 ± 6,59

Nhận xét:

Bảng số liệu trên cho thấy, có sự khác biệt về điểm trung bình CLCS với chức năng sinh hoạt hàng ngày giữa các nhóm người bệnh, người bệnh độc lập trong sinh hoạt có điểm trung bình CLCS rất cao là 188 ± 17,42, tiếp đến là nhóm người bệnh phụ thuộc một phần trong sinh hoạt với điểm trung bình CLCS là 130,28 ± 21,94 và cuối cùng là nhóm người bệnh phụ thuộc hoàn toàn với điểm trung bình CLCS 92,78 ± 6,59. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.8: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với vị trí liệt, tay thuận, số lần đột quỵ não (n=253)

Nội dung Số NB

(n) Điểm TB ± SD t p

Vị trí liệt

Liệt nửa người phải 133 137,66 ± 32,31

0,006 p > 0,05 Liệt nửa người trái 120 138,12 ± 32,79

Tay thuận Tay phải 214 138,69 ± 32,29 0,024 p > 0,05 Tay trái 39 133,44 ± 33,55 Số lần ĐQN ĐQN lần1 197 139,38 ± 33,05 1,15 p > 0,05 ĐQN>lần2 56 132,62 ± 30,02 Nhận xét:

Bảng 3.8 cho thấy, không có sự liên quan giữa điểm trung bình CLCS với vị trí liệt, tay thuận, số lần ĐQN.

Về vị trí liệt, điểm trung bình CLCS ở nhóm người bệnh liệt nửa người phải là 137,66 ± 32,31, điểm trung bình CLCS ở nhóm người bệnh liệt nửa người trái là 138,12 ± 32,79.

Về tay thuận, điểm trung bình CLCS ở nhóm người bệnh thuận tay phải là 138,69 ± 32,29, điểm trung bình CLCS ở nhóm người bệnh thuận tay trái là 133,44 ± 33,55.

Về số lần ĐQN, điểm trung bình CLCS ở nhóm người bệnh ĐQN lần 1 là 139,38 ± 33,05, điểm trung bình CLCS ở nhóm người bệnh ĐQN > lần2 là 132,62 ± 30,02.

Bảng 3.9: Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với các yếu tố nguy cơ, chỉ số BMI (n=253)

Nội dung Số NB

(n) Điểm TB ± SD

F p

Các yếu tố nguy cơ

Tăng huyết áp 169 137,12 ± 31,97

0,88 p > 0,05 Đái tháo đường 37 137,95 ± 32,04

Bệnh tim 6 149 ± 29,52

Rối loạn Lipid máu 12 128,58 ± 29,62

Rượu, bia 10 141,30 ± 35,19 Thuốc lá 8 148,62 ± 48,82 Khác 11 142,45 ± 33,51 Chỉ số BMI Gầy 10 120,8 ± 21,32 3,71 p < 0,05 Bình thường 217 141,91 ± 31,87 Thừa cân 26 110,85 ± 25,91 Nhận xét:

Với kết quả nghiên cứu thu được chúng tôi thấy rằng, có mối liên quan giữa điểm trung bình CLCS với chỉ số BMI. Người bệnh thể trạng gầy (BMI <18.5) có điểm trung bình CLCS là 120,8 ± 21,32; người bệnh thể trạng bình thường (BMI: 18,5 - 22.9) có điểm trung bình CLCS là 141,91 ± 31,87; người bệnh thể trạng thừa cân (BMI ≥ 23) có điểm trung bình CLCS là 110,85 ± 25,91. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Chúng tôi cũng chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình CLCS với các yếu tố nguy cơ.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

4.1.1. Nhóm tuổi và giới

Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 253 người bệnh, nam chiếm 60,1%; nữ chiếm 39,1% (bảng 3.1). Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, tỷ lệ nam giới bị ĐQN cao hơn nữ giới. Theo Hoàng Thị Yến Nhi (2010), tỷ lệ nam và nữ là 64,4% và 35,6% [16]. Theo Cao Phi Phong và Trần Trung Thành (2013), tỷ lệ nam và nữ là 50,6% và 49,4% [19]. Theo Vũ Thị Thu Hà (2014), tỷ lệ nam và nữ là 51,8% và 48,2% [9]. Theo Nguyễn Tấn Dũng (2012), tỷ lệ nam và nữ là 64,4% và 35,6% [5]. Theo Manimmanakorn N and et al (2008) lệ nam và nữ là 59% và 41% [40]. Theo Dayapoglu N, Tan M tỷ lệ nam và nữ là 60% và 40% [29]. Theo Rangel ESS (2013) tỷ lệ nam và nữ là 59% và 41% [48]. Theo Khalid W và CS (2016), tỷ lệ nam và nữ là 68,8% và 31,2% [36].

Về nhóm tuổi, tuổi trung bình của người bệnh trong nghiên cứu là 67,16 ± 10,89, nhóm tuổi ≥ 60 chiếm 75,5% và nhóm tuổi < 60 chiếm 24,5% (bảng 3.1). Đã có nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy độ tuổi mắc bệnh chủ yếu là người cao tuổi (≥ 60). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Thị Yến Nhi (2010), nhóm tuổi ≥ 60 chiếm 74,8% và nhóm tuổi < 60 chiếm 25,2% [16]. Kết quả nghiên cứu của Dương Đình Chỉnh và CS (2011) cho thấy tỷ lệ mắc ĐQN tăng dần theo nhóm tuổi, nhóm tuổi ≥ 60 chiếm 77% và nhóm tuổi < 60 chiếm 23%, tuổi mắc bệnh trung bình là 68,5 ± 12,6 [4]. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (2012), nhóm tuổi ≥ 60 chiếm 77,7% và nhóm tuổi < 60 chiếm 22,3% [5].

4.1.2. Về nơi ở, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, bảo hiểm y tế

Nơi ở (bảng 3.1): Đa số người bệnh sống ở nông thôn, chiếm tỷ lệ cao 59,7%. Kết quả này gần tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Yến Nhi (2010), phần lớn số người sống ở nông thôn, chiếm 72,77% [16]. Kết quả của chúng tôi cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (2012), tỷ lệ người bệnh sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ rất thấp 5,9% [5]. Đề tài nghiên cứu của chúng tôi được tiến

hành tại một bệnh viện thuộc địa phận của thành phố nhưng các huyện của tỉnh cách thành phố cũng không quá xa, phương tiện đi lại cũng phổ biến nên đa số đối tượng nghiên cứu sống ở nông thôn, điều này phù hợp về mặt địa lý của tỉnh Nam Định.

Nghề nghiệp (bảng 3.1): Trong nghiên cứu, người bệnh là nông dân chiếm tỷ lệ cao hơn cả (45,5%) và hưu trí (36,8%). Tỷ lệ người bệnh là nông dân cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng (4,5%) [5] và của Vũ Thị Thu Hà (14,3%) [9]. Điều này là do số người bệnh sống ở nông thôn cao hơn so với số người sống ở thành thị và nông nghiệp vẫn là một trong những ngành kinh tế chủ yếu ở Nam Định. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương và cộng sự (2016), đa số đối tượng nghiên cứu là nông dân (57,8) [13].

Trình độ học vấn (bảng 3.2): Người bệnh có trình độ học vấn là Trung học cơ sở hoặc thấp hơn chiếm tỷ lệ cao nhất 41,9%; trung học phổ thông (36,4%), trung cấp, cao đẳng (16,6%), còn lại là đại học, sau đại học (5,1%). Theo Vũ Thị Thu Hà (2014): Tiểu học, Trung học cơ sở (57,1); trung học phổ thông (10,7%); trung cấp, cao đẳng (18,8%); Đại học, sau đại học (13,4%) [9]. Kết quả nghiên cứu của Cao Phi Phong và Trần Trung Thành (2013): Trung học cơ sở hoặc thấp hơn (69,8%); trung học phổ thông (19,3%); đại học, sau đại học (10,9%) [19].

Tình trạng hôn nhân (bảng 3.2): Người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện chủ yếu là người bệnh có vợ hoặc chồng tỷ lệ 90,5%, phù hợp với những nghiên cứu trước [9],[15],[36]. Những người bị bệnh mạn tính, cần thiết phải sống chung cùng vợ/chồng/con vì khả năng làm việc nhà cũng như sinh hoạt cá nhân hạn chế, cần sự giúp đỡ. Đây cũng là một gánh nặng cho gia đình, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bảo hiểm y tế (bảng 3.2): Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy người bệnh phần lớn có bảo hiểm y tế chiếm tới 97,2%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà (2014), tỷ lệ người bệnh có bảo hiểm y tế chiếm 93,8% [9]. Điều này phù hợp vì người bệnh bị bệnh mạn tính, điều trị lâu dài, chi phí điều trị cao nên đa số đều có bảo hiểm y tế.

4.1.3. Về chức năng hoạt động sống hàng ngày, vị trí liệt, tay thuận, số lần ĐQN, các yếu tố nguy cơ và chỉ số BMI

Chức năng hoạt động sống hàng ngày (biểu đồ 3.1): Do ĐQN là một bệnh mạn tính người bệnh chủ yếu là mất đi hoặc hạn chế rất nhiều về lĩnh vực sức khỏe chức năng, trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ độc lập hoàn toàn chức năng sinh hoạt hàng ngày ở người bệnh ĐQN sau điều trị thời điểm ra viện 17,8%, phụ thuộc 1 phần là 75,1% và phụ thuộc hoàn toàn là 7,1%. Kết quả này tương đồng với kết quả của Vũ Thị Thu Hà (2014), tỷ lệ người bệnh phụ thuộc một phần là 74,1%, độc lập trong sinh hoạt chiếm 17,9%, còn lại là nhóm người bệnh phụ thuộc hoàn toàn trong sinh hoạt chiếm 8,0% [9]. Tỷ lệ người bệnh độc lập hoàn toàn chức năng sinh hoạt hàng ngày khi ra viện trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Tấn Dũng chiếm 29,7% [5]. Tỷ lệ của Nguyễn Tấn Dũng cao hơn do đối tượng đánh giá khác nhau, đối tượng của Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nhóm can thiệp khi ra viện.

Vị trí liệt (bảng 3.3): Số người bệnh liệt nửa người phải chiếm 52,6% và số người bệnh liệt nửa người trái chiếm 47,4%. Theo Nguyễn Thị Mỹ Luật (2008), số người bệnh liệt nửa người phải chiếm 58,1% và số người bệnh liệt nửa người trái chiếm 41,9% [15]. Theo Nguyễn Tấn Dũng (2012), số người bệnh liệt nửa người phải chiếm 55,4% và số người bệnh liệt nửa người trái chiếm 44,6% [5].

Tay thuận (bảng 3.3): Trong nghiên cứu, đa số người bệnh thuận tay phải (84,6%), thuận tay trái (15,4%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Cao Phi Phong và Trần Trung Thành (2013), thuận tay phải chiếm 85%, thuận tay trái chiếm 15% [19]. Kết quả này hoàn toàn hợp lý về mặt sinh lý học của con người, đa số người bệnh đều có tay thuận là tay phải, chỉ có một số ít người bệnh thuận tay trái.

Số lần ĐQN (bảng 3.3): Trong tổng số 253 người bệnh thì phần lớn là số người bệnh bị ĐQN lần 1 (77,9%). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Hoàng Thị Yến Nhi (2010), số người bệnh bị ĐQN lần 1 chiếm 77,72% [16]. Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà (2014), số người bị

ĐQN lần 1 chiếm 95,5% [9]; điều này có thể do cỡ mẫu của chúng tôi lớn gấp hơn 2 lần so với cỡ mẫu trong nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hà. Qua đây, chúng ta có thể thấy người bệnh đã ngày càng quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn, đã tiếp cận sớm các cơ sở phục hồi chức năng ngay từ khi bị ĐQN lần đầu.

Các yếu tố nguy cơ (bảng 3.3): Chúng tôi chỉ tập trung vào các yếu tố nguy cơ chính và có thể dự phòng hiệu quả là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh tim, lạm dụng rượu bia và thuốc lá. Yếu tố nguy cơ tăng huyết áp chiếm tỷ lệ chủ yếu 66,8%. Số liệu này tương đương với một số tác giả trong và ngoài nước như Nguyễn Tấn Dũng (79,7) [5]; Hoàng Khánh (78,1%) [14]; Manimmanakorn N và CS (74,9%) [40]. Theo chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh đột quỵ não điều trị tại bệnh viện y học cổ truyền tỉnh nam định năm 2017 (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)