Những giải pháp cơ bản để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

Một phần của tài liệu THU HOẠCH giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khi việt nam trở thành thành viên của WTO (Trang 38 - 52)

2. Những giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khi Việt Nam trở thành thành

2.2Những giải pháp cơ bản để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

hóa dân tộc khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO

Khi tham gia hội nhập kinh tế thế giới, đặc biệt là tham gia vào tổ chức WTO, Đảng và Nhà nước ta đã nhận thức đầy đủ những gì được và mất khi vào sân chơi này. Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng ta luôn xác định, phải xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) ban hành tháng 7-1998, có thể coi là một cương lĩnh chiến lược có tính định hướng lâu dài cho sự nghiệp văn hóa nước ta. Nghị quyết đã khẳng định, văn hóa là "nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của phát triển", rằng "văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội".

Dưới góc nhìn này, chủ trương lớn nhất, bao quát nhất để đối phó với những thách thức của hội nhập trên lĩnh vực này chính là tập trung mọi nguồn lực dưới sự lãnh đạo của Ðảng để "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể, từng cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người. Chỉ trên cơ sở có một nền văn hóa như vậy, xã hội ta mới có thể có nguồn lực nội sinh to lớn, để từ đó có sức đề kháng, khả năng "miễn dịch" mạnh mẽ trước những yếu tố văn hóa tiêu cực du nhập từ bên ngoài và nảy sinh ngay từ bên trong, từ mặt trái của nền kinh tế thị trường.

Ngành văn hóa - thông tin đã có chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010 và dài hạn hơn là đến 2020. Với những chương trình hành động toàn cục và trong từng lĩnh vực cụ thể.

Trước hết, toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân ta cần tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống lành mạnh. Ðây có thể coi là nhiệm vụ văn hóa trung tâm cần được thể hiện mạnh mẽ trong cuộc vận động lớn "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở" gắn liền chặt chẽ với sự nghiệp "Xây dựng, chỉnh đốn Ðảng". Cuộc chiến cam go phòng, chống tham nhũng, lãng phí, dân chủ hóa đời sống xã hội, xác lập vai trò gương mẫu thật sự của đội ngũ cán bộ, đảng viên có giành được thắng lợi quyết định thì sự nghiệp xây dựng con người, xây dựng lối sống, nếp sống thấm nhuần lý tưởng, đạo đức cao đẹp mới được coi là thành công.

Các nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác như: Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh; bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc; phát triển văn học nghệ thuật, sáng tạo các giá trị mới; phát triển thông tin, đại chúng, báo chí xuất bản; phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số, xây dựng nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong sự đa dạng;

phát huy mặt tích cực của các tôn giáo, tín ngưỡng trong xây dựng đời sống tinh thần tốt đẹp, hướng thiện; chủ động đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa... cũng cần được quan tâm thực hiện.

Ðể thực hiện được các nhiệm vụ vừa có tính cấp bách trước mắt vừa mang tính lâu dài, chúng ta cần có hệ thống các giải pháp hữu hiệu. Đó là:

Thứ nhất: Nâng cao vai trò và năng lực lãnh đạo của

Đảng trong lĩnh vực văn hóa

Đây là giải pháp có ý nghĩa bao trùm, quan trọng nhất xuất phát từ vai trò của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Có thể nói rằng, nhìn lại chặng đường lịch sử của dân tộc, Đảng ta đã thể hiện rõ vai trò là người lãnh đạo duy nhất đưa lại thắng lợi cho sự nghiệp đấu tranh giành chính quyền. Đến khi đất nước độc lập, thống nhất, để tiếp tục tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng đã đề xướng ra đường lối đổi mới tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 (năm 1986). Những thành tựu to lớn trên tất cả các

lĩnh vực của đời sống xã hội sau hơn 20 năm đổi mới, nhất là trên lĩnh vực văn hóa đã chứng tỏ đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

Hiện nay, khi chúng ta mở cửa hội nhập để tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức đưa đất nước tiếp tục vững bước trên con đường đã chọn, sự lãnh đạo của Đảng càng có nghĩa quan trọng hơn bao giờ hết. Trên lĩnh vực văn hóa, Đảng cần vạch ra đường lối, chủ trương, giám sát các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc thực hiện các chủ trương và có những điều chỉnh cần thiết về cơ chế, tổ chức và nhân sự. Ðể Ðảng không sa vào sự vụ, không bao biện làm thay và kết quả sẽ tốt hơn, bền vững hơn.

Thứ hai: hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước về văn

hóa

Hoàn thiện bộ máy nhà nước quản lý văn hóa theo hướng tinh, gọn, giảm bớt tính hành chính, hướng về cơ sở, cần chú ý xây dựng đồng bộ hệ thống thể chế, chính sách,

hành lang pháp lý cho các hoạt động văn hóa; chú ý tới tính hiệu quả của các văn bản pháp quy.

Chúng ta đã có các Luật Di sản văn hóa, Luật Xuất bản, Luật Báo chí, Luật Ðiện ảnh, Luật Bản quyền, Luật Sở hữu trí tuệ... nhưng việc thực hiện nghiêm túc các luật đó còn chưa được như mong muốn.

Cần tiếp tục duy trì chính sách bảo hộ đối với các sản phẩm văn hóa trong nước phù hợp lộ trình cam kết quốc tế. Trong lĩnh vực điện ảnh cần xác định tỷ lệ cần thiết truyền hình phát sóng phim trong nước, nhất là vào các "giờ vàng" và nâng dần tỷ lệ này trong các năm sau.

Sự nghiệp xây dựng văn hóa là sự nghiệp của toàn dân; nguồn lực đa dạng trong nhân dân là hết sức to lớn. Chính vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đặc biệt là trên lĩnh vực xây dựng kinh tế trong văn hóa, văn hóa trong kinh tế, dịch vụ văn hóa làm cho văn hóa không chỉ là một lĩnh vực tinh thần đơn thuần, mà còn đem lại nguồn lợi kinh tế to lớn.

Nhà nước cần tăng cường đầu tư từ ngân sách cho lĩnh vực văn hóa, phấn đấu nâng dần mức chi tiêu cho lĩnh vực này lên tới 2% tổng chi ngân sách (hiện nay chỉ mới dừng lại ở con số gần 1,3% đến 1,5%), đồng thời với việc huy động vốn đầu tư cả nội lực và ngoại lực. Trong những năm tới, cần hoàn thành các cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các công trình văn hóa trọng điểm, coi đó là những dự án mang tính đột phá để thúc đẩy sự nghiệp văn hóa nước nhà phát triển. Ðó là các công trình mang tầm quốc gia: Làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam ở Ðồng Mô, Trường quay và cơ sở kỹ thuật điện ảnh ở Cổ Loa, Bảo tàng lịch sử quốc gia ở Tây Hồ Tây, Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam. Cần tiếp tục tôn tạo các di tích lịch sử ở Huế và các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, các di tích gắn với cách mạng. Sau khi đạt được sự công nhận quốc tế đối với các kiệt tác văn hóa phi vật thể "Nhã nhạc cung đình Huế", "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", cần gấp rút hoàn thành hồ sơ về Ca trù, Quan họ Bắc Ninh và Hoàng

Thành Thăng Long để sớm trình UNESCO xem xét công nhận.

Thứ ba: Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho ngành văn hóa, nhất là đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ văn hóa là người dân tộc thiểu số

Đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở cần phải được tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng mạnh hơn nữa mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kỳ mới, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Thực tế cho thấy, đội ngũ những người làm văn hóa đang thiếu và yếu cả về số lượng cũng như chất lượng. Chúng ta cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa cho lĩnh vực tối quan trọng là đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho văn hóa, từ cán bộ quản lý, giáo viên bậc cao, đến các cán bộ kỹ thuật, nghệ sĩ sáng tạo. Cần chú ý đưa cán bộ đi đào tạo nâng cao ở các nước tiên tiến, trở thành nòng cốt cho đội ngũ cán bộ văn hóa các ngành, các cấp.

Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước về văn hóa đang giữ vai trò quan trọng, tuy nhiên chưa phát huy hiệu quả và tương xứng với nguồn vốn Nhà nước đã đầu tư. Sắp tới cần đẩy mạnh việc tổ chức lại các doanh nghiệp theo hướng đẩy nhanh cổ phần hóa, tăng cường hiệu quả, giảm bớt trung gian, loại bỏ tâm lý trông chờ, ỷ lại đối với Nhà nước.

Thứ tư: Chú trọng bảo tồn và phát triển các giá trị văn

hóa, bản sắc và truyền thống dân tộc

Bảo tồn các di sản văn hóa là một việc làm được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì di sản là vốn quý của dân tộc để lại cho muôn đời sau. Những việc làm thiết thực hướng về cội nguồn, về cách mạng và kháng chiến, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, quý trọng các danh nhân văn hóa, đền ơn đáp nghĩa những người có công, giúp đỡ những người hoạn nạn... trở thành phong trào rộng khắp trong quần chúng. Nó góp phần gìn giữ những di sản văn hóa tinh thần quý báu: lòng yêu nước, nhân ái, khoan dung..., nuôi dưỡng

tinh thần, sức sống dẻo dai của người Việt Nam trong lịch sử để vươn lên.

Các di tích văn hóa lịch sử đang được bảo tồn, tôn tạo để các thế hệ sau có thể sử dụng cảm thụ, thưởng thức nhằm nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc. Nước ta tự hào được UNESCO công nhận bảy di sản văn hóa thế giới: Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, Thánh địa Mỹ Sơn. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc Cung đình Huế, cồng chiêng Tây Nguyên. Tháng 11-2006, tuần Hội nghị Cấp cao APEC diễn ra tại Việt Nam. Tuy đây là hội nghị có ý nghĩa kinh tế - chính trị lớn nhưng sự thành công rực rỡ của nó có đóng góp một phần không nhỏ từ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong tuần lễ đó, hàng loạt các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức: đại tiệc "Di sản văn hóa Việt Nam" chào mừng APEC; khái quát lịch sử dân tộc hình thành qua hiện vật; văn hóa phi vật thể như các chương trình: "Dấu ấn văn hóa Huế", "Tinh hoa Hà Nội"; nhiều hoạt động nghệ thuật phong phú đa dạng: ca trù,

hát xẩm, chầu văn, đờn ca tài tử Nam Bộ, ẩm thực các vùng miền. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, cần coi trọng sưu tầm, khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Tiếp tục tổ chức ngày hội văn hóa của một số dân tộc thiểu số có bản sắc văn hóa tiêu biểu nhằm nâng cao ý thức giữ gìn và tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật, bảo vật, cổ vật và di vật có giá trị đặc sắc. Nâng cao chất lượng các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình văn hóa, có kế hoạch đầu tư cho khâu sáng tác kịch bản, dàn dựng chương trình, vở diễn, đào tạo tài năng nghệ thuật; tổ chức các cuộc thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao, các chương trình nghệ thuật hấp dẫn, có tính giáo dục tư tưởng thẩm mỹ cao phục vụ nhân dân, đẩy lùi các hoạt động tiêu cực trong hoạt động văn hóa.

Thứ năm: tích cực xây dựng đời sống văn hóa đại

Phát triển xã hội hóa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật. Huy động các nguồn lực và sức sáng tạo trong xã hội để đầu tư xây dựng các công trình và thiết chế văn hóa, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đoàn thể tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, quản lý và bảo vệ di tích, di sản văn hóa. Nâng cao chất lượng và mở rộng diện phổ biến các sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của các tầng lớp nhân dân; làm cho văn hóa thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc hiểu biết về bản sắc văn hóa dân tộc, từ đó hình thành ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách chủ động, tích cực và tự giác. Chỉ có như vậy cốt cách dân tộc, lòng tự tôn dân tộc mới luôn giữ vai trò hạt nhân trong quá trình phát triển kinh tế và phát triển nói chung của dân tộc. Đây là một quá trình không thể nóng vội, nhưng cũng không thể chậm trễ mà cần được

thực hiện thông qua nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp giáo dục và tự giáo dục trong chính cộng đồng dân tộc.

Thứ sáu: tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và có

biện pháp quản lý

Nhà nước hiệu quả đối với các hoạt động văn hóa, xuất bản, báo chí, bảo tồn các giá trị văn hóa, biểu diễn nghệ thuật, bản quyền tác giả, quảng cáo, các hoạt động dịch vụ văn hóa, ka-ra-ô-kê, vũ trường, in-tơ-nét công cộng, kinh doanh văn hóa phẩm, in, nhân băng, đĩa hình, băng, đĩa nhạc...Chúng ta phải kiên quyết chống lại những hiện tượng phản văn hóa, phi văn hóa.

KẾT LUẬN

Việt Nam gia nhập WTO là một thành công lớn của chúng ta trong quá trình mở cửa hội nhập quốc tế. Nó thể hiện đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta, đồng thời nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.

Gia nhập WTO tức là chúng ta đã ra “sân chơi lớn”, ở đó có rất nhiều cơ hội song cũng đan xen nhiều thách thức

cho đất nước trong quá trình phát triển. Đối với lĩnh vực văn hóa – nền tảng tinh thần của xã hội, cũng như các lĩnh vực khác, khi ra sân chơi này, chúng ta có nhiều cơ hội để giao lưu, tiếp thu, kế thửa những thành tựu tinh hoa văn hóa nhân loại để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến. Song vấn đề là ở chỗ, khi tiếp xúc, giao lưu văn hóa, bên cạnh những cái tích cực, chúng ta cũng phải đối phó với những thách thức to lớn, nhất là việc phải làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc? Trong khi đó, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch có thể lợi dụng sân chơi WTO để “xuất khẩu” những giá trị văn hóa tư sản, nhất là những luồng văn hóa xấu độc nhằm chống phá cách mạng nước ta.

Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn những cơ hội, thách thức để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Điều đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải tận dụng thời cơ, khắc phục những thách thức để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc – một trong những

động lực to lớn thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tỏ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu THU HOẠCH giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc khi việt nam trở thành thành viên của WTO (Trang 38 - 52)