Đánh giá chung về báo chí tỉnh Bình Định trước năm 1989

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí tỉnh bình định thời kỳ đổi mới (1989 2015) (Trang 27)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Đánh giá chung về báo chí tỉnh Bình Định trước năm 1989

Thời gian tỉnh Bình Định hợp nhất với tỉnh Quảng Ngãi thành tỉnh Nghĩa Bình, trên địa bàn tỉnh có cả 3 loại hình báo chí: báo in, báo nói và báo hình. Báo Nghĩa Bình và Đài phát thanh Nghĩa Bình do tỉnh trực tiếp lãnh đạo, quản lý; còn Đài Truyền hình Quy Nhơn do Trung ương quản lý. Cả 3 tờ báo đều phát huy được thế mạnh về thể loại của mình, cùng tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tăng cường đoàn kết, chung sức, chung lòng, tích cực thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ là lãnh đạo thực hiện phương hướng, nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tăng cường an ninh, quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đạt và vượt các mục tiêu, chỉ tiêu do Đại hội Đảng bộ tỉnh các nhiệm kỳ đề ra. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ mạng lưới truyền thanh cơ sở do hợp tác xã nông nghiệp bao cấp đã góp phần không nhỏ vào việc đưa thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách, về tình hình xây dựng quê hương, đất nước đến từng hộ gia đình.

Tuy nhiên, cả ba tờ báo còn gặp rất nhiều khó khăn tồn tại như điều kiện công tác, kỹ năng tác nghiệp của phóng viên, biên tập viên và sự lạc hậu về thiết bị kỹ thuật đã ảnh hưởng đến chất lượng tin bài và nội dung của báo chí trước nhu cầu tiếp cận thông tin đại chúng của nhân dân. Máy móc thiết bị của Đài truyền hình Quy Nhơn cũ kỹ, lạc hậu, thường bị hỏng hóc, trục trặc kỹ thuật không có phụ tùng để thay thế. Quá trình tổ chức sản xuất chương trình phải trải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn đã khó, quá trình đưa chương trình đến người xem truyền hình càng khó khăn hơn.

Với cơ chế quản lý bao cấp, xin cho, tập trung quan liêu, cả ba tờ báo đều không có điều kiện tăng cường trang bị phương tiện kỹ thuật tác nghiệp hiện đại, cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ phóng viên, biên tập

24

viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, có tay nghề cao, nên cả nội dung thông tin và hình thức thể hiện còn kém hấp dẫn, không đáp ứng được nhu cầu của người đọc báo, nghe đài, xem truyền hình của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Thậm chí vẫn còn một bộ phận đáng kể cộng đồng dân cư, nhất là đồng bào miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo không được xem báo, nghe đài và xem truyền hình.

Tiểu kết chương 1

Cách mạng Việt Nam đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin đã sản sinh ra báo chí Cách mạng Việt Nam. Thực tế cũng cho thấy báo chí Cách mạng đóng vai trò tích cực đến phong trào Cách mạng như một vũ khí để phát triển lực lượng Cách mạng. Các tờ báo Cách mạng tiêu biểu qua từng thời kỳ như Thanh Niên, Tranh Đấu, Dân chúng, Việt Nam Độc Lập, Cứu Quốc, Cờ Giải Phóng và những người làm báo Cách mạng tiêu biểu là những người Cộng sản thế hệ đầu như Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Trần Phú, Trường Chinh, Võ nguyên Giáp, Trần Huy Liệu,…

Cuối thập niên 20 của thế kỷ XX, báo chí Cách mạng và tiến bộ đã thâm nhập vào Bình Định, truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin. Nhờ đó, phong trào yêu nước của nhân dân Bình Định từng bước đi vào quỹ đạo Cách mạng dân tộc dân chủ, với biểu hiện cụ thể là các Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời lãnh đạo phong trào Cách mạng tỉnh nhà, những tờ tin tuyên truyền của những tổ chức này đã đặt cơ sở và là tiền thân của báo chí Bình Định.

Trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ, báo chí Bình Định dưới sự lãnh đạo của Đảng không ngừng lớn mạnh, trưởng thành và là công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng. Đội ngũ nhà báo từng bước được chuyên môn hóa, tập trung theo từng dòng báo chí.

25

Từ sau giải phóng cho đến trước khi tách tỉnh (1975 - 1989), Báo chí Bình Định thể hiện được sự nhạy bén trước chủ trương của Đảng, kế thừa truyền thống gắn bó với dân, vì nhân dân phục vụ của mình, Báo chí Bình Định hòa cùng báo chí cả nước bước vào công cuộc mới, cung cấp thông tin người dân cần biết một cách sâu rộng, từ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các sự kiện lớn, nhỏ, những phát ngôn đáng chú ý của các nhà lãnh đạo trong, ngoài nước, đến những sự việc hấp dẫn diễn ra hàng ngày người dân nên biết. Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả, hình thức đẹp, sinh động và hấp dẫn.

26

Chương 2. HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ TỈNH BÌNH ĐỊNH TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1989 - 2015)

2.1. Chủ trương về hoạt động báo chí trong thời kỳ đổi mới

2.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam

Báo chí có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt của đời sống xã hội. Nhằm tạo điều kiện để báo chí phát huy tốt nhất những ưu việt của mình trong thực tiễn cuộc sống cũng như sự nghiệp Cách mạng của Đảng, của dân tộc, góp phần vào thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng quan tâm định hướng về tư tưởng cũng như hoàn thiện về hành lang pháp lý đối với lĩnh vực báo chí.

Năm 1986, sau khi thực hiện chủ trương đổi mới đất nước theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, có sự quản lý của nhà nước (Đại hội lần thứ VI), luật pháp về báo chí tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước thời kỳ hội nhập và phát triển. Ngày 28/12/1989, Quốc hội đã thông qua Luật Báo chí và ngày 2/1/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Luật Báo chí nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thay thế Luật Báo chí năm 1957. Sau 10 năm thực thi, những bất cập của Luật Báo chí tiếp tục được sửa đổi, bổ sung. Ngày 12/6/1999, Quốc hội Khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 1989.

Luật Báo chí của Việt Nam ban hành năm 1989, được kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X sửa đổi, bổ sung và thông qua ngày 12/6/1999 (Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999), xác định: “Báo chí ở nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là diễn đàn của nhân dân” [58, tr.1]. Đồng thời, Điều 3 luật

27

này quy định về các loại hình bái chí như sau: “Báo chí bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [58, tr.1].

Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 đều kế thừa, phát huy những mặt tích cực của Luật Báo chí các năm 1957 và 1989; đồng thời cập nhật, mạnh dạn sửa đổi, bổ sung những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tế nảy sinh trong quá trình quản lý, điều hành báo chí, giúp báo chí Việt Nam ngày càng phát triển. Cùng với Luật Báo chí sửa đổi năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí.

Qua các kỳ đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn dành sự quan tâm đối với báo chí, xem đây là lĩnh vực quan trọng. Nhiều chỉ thị, nghị quyết có ý nghĩa định hướng cho hoạt động báo chí cũng được ban hành. Cụ thể là Chỉ thị 11-CT/TW ngày 16/3/1992 của Ban Bí thư về “đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại”; Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư khoá IX về

“tiếp tục nâng cao vị trí, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thơi kỳ mới”; Thông báo số 188-TB/TW ngày 29/12/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị về công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới; Chỉ thị 52/CT-TW ngày 22/7/2005 của Ban Bí thư về phát triển và quản lý báo điện tử ở nước ta hiện nay; Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới; Quyết định số 75-QĐ/TW ngày 21/8/2007 của Ban Bí thư về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; Quyết định 155- QĐ/TW ngày 23/4/2008 của Ban Bí thư về việc ban hành quy định về sự phối

28

hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông, Đảng đoàn Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý báo chí; Quyết định số 202-QĐ/TW ngày 11/12/2008 của Ban Bí thư về việc ban hành quy chế phối hợp và gắn kết công tác tư tưởng với công tác tổ chức, cán bộ và công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong lĩnh vực tư tưởng, lý luận, báo chí; Quyết định 283- QĐ/TW ngày 26/01/2010 của Ban Bí thư ban hành quy định về sự phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban cán sự Đảng Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan Đảng, Nhà nước trong công tác chỉ đạo, quản lý hoạt động xuất bản; Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới.

Thủ tướng chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản liên quan đến công tác chỉ đạo, quản lý báo chí như Chỉ thị 37/2006/CT-TTg ngày 29/11/2006 về việc thực hiện kết luận của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo và quản lý báo chí; Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 ban hành Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí…

Với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về báo chí nói riêng, báo chí Việt Nam không ngừng phát triển, xứng đáng là lĩnh vực tiên phong của thông tin truyền thông. Báo chí đã góp tiếng nói quan trọng vào việc tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, là diễn đàn của nhân dân. Báo chí Cách mạng Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động của các thế lực thù địch. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng nêu rõ yêu cầu đối với bào chí là: “báo chí, xuất bản phát hiện những nhân tố mới; cái hay, cái đẹp trong xã hội mới; giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến… Nâng cao bản lĩnh chính trị, tư tưởng, trình độ văn hóa và nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức của

29

đội ngũ báo chí, xuất bản” [7, tr.26]. Tuy nhiên, Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng nghiêm cấm việc lạm dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận để gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, điều 4, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định rõ: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân” [59, tr.1].

Đối với công tác quản lý báo chí, trước yêu cầu mới của sự nghiệp báo chí, ngày 31/3/1992, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 08-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản; Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) ra Nghị quyết số 09-NQ/TW, ngày 18/2/1995 về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng, trong đó yêu cầu phải nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí; coi trọng công tác bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ phụ trách báo chí, nắm vững và chủ động thực hiện đúng đắn, sáng tạo các định hướng chính trị, tư tưởng của Đảng; đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng, tiêu cực, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch...

Sau mười năm thực hiện công cuộc đổi mới, lĩnh vực báo chí bộc lộ nhiều hạn chế trước yêu cầu mới, để khắc phục những hạn chế, ngày 17/10/1997 Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xác định các quan điểm và định hướng lớn tăng cường thể chế hóa đường lối, Nghị quyết của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực báo chí, xuất bản. Đồng thời, yêu cầu các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí nhận rõ và chủ động khắc phục các yếu kém, khuyết điểm. Quyết định số 77/2007/QĐ- TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế phát ngôn

30

và cung cấp thông tin cho báo chí; Thông tư số 07/2007/TT-VHTT ngày 20/3/2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi Thẻ nhà báo; Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT ngày 02/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí; Thông tư số 13/2008/TT-BTTTT ngày 31/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan đại diện, phóng viên thường trú trong nước của các cơ quan báo chí; Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28/8/2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet; Nghị định số 28/2009/ NĐ- CP ngày 20/03/2009 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet; Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020...

Như vậy, sự lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với báo chí gần 30 năm qua được thể hiện qua việc Đảng hoạch định chủ trương và chính sách phát triển báo chí Cách mạng Việt Nam; ban hành các chỉ thị, nghị quyết về báo chí; Nhà nước thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện quyền hạn, trách nhiệm quản lý nhà nước với báo chí. Đây là những định hướng và cơ sở pháp lý để báo chí và các hoạt động liên quan đến báo chí phát triển; quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của nhân dân được bảo đảm và phát huy trong khuôn khổ Hiến pháp và Luật Báo chí. Sứ mạng của báo chí Việt Nam trước hết phải phát triển mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.1.2. Chủ trương của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Định về hoạt động báo chí thời kỳ 1989 - 2015

Ngày 1/7/1989, tỉnh Bình Định chính thức được tái lập. Tỉnh Bình Định đã sớm hình thành 3 cơ quan báo chí là Báo Bình Định, Đài Phát thanh Bình Định và Đài Truyền hình Bình Định. Đây là 3 cơ quan báo chí đầu tiên, là

31

tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Định. Mặc dù gặp nhiều khó khăn về mọi mặt sau khi chia tách tỉnh, thế nhưng hoạt động báo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) báo chí tỉnh bình định thời kỳ đổi mới (1989 2015) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)