Giải pháp quản lý xây dựng thương hiệu mạnh để hội nhập

Một phần của tài liệu Quản lý thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (Trang 37 - 42)

II. Thực trạng quản lý thương hiệu của doanh nghiệp hàng tiêu dừng Việt Nam trong quá trình hội nhập

2. Giải pháp quản lý xây dựng thương hiệu mạnh để hội nhập

Giải pháp quản lý thương hiệu.Thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ đối với hàng hoá của doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế quốc gia. Chúng ta chưa có nhiều thương hiệu mạnh để cạnh tranh với các hãng có tên tuổi.

Trong những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều chuyển biến như nhận thức rõ hơn về thương hiệu. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng tiềm lực tài chính của các doanh nghiệpViệt Nam còn nhỏ bé nên việc tạo lập, củng cố, quảng bá thương hiệu gặp nhiều hạn chế. Hơn thế nữa còn phải có chuẩn bị kinh phí rất lớn khi có tranh chấp và xây dựng tương hiệu phải gắn với bảo đảm chất lượng, duy trì niềm tin khách hàng. Đên snay chúng ta chưa có nhiều thương hiệu mạnh để cạnh tranh với các hãng có tên tuổi trên thế giới ở cả trong và ngoài nước. Để xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các doanh nghiệp Việt Nam trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có một số vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất: lầ nâng cao nhận thức đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp về thương hiệu và vai trò của nó đối với việc nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin, tuyên truyền và giáo dục, khắc phục tư tưởng của tư duy cũ cho rằng thương hiệu không quan trọng, coi sản phẩm không cần thương hiệu, một hình ảnh vè sản phẩm, về bản thân doanh nghiệp trước thị trường và thế giới.

Thứ hai, là các doanh nghiệp cần đặc biệt trung tâm đến chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu trong chiến lược marketing. Theo đó, phải nghiên cứu thị trường, nắm vững thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có sự đầu tư thoả đáng để xây dựng thị

trường, xây dựng thương hiệu khách hàng mục tiêu, nâng cao khả năng sáng tạo tên thương hiệu và ngân hàng thương hiệu.

Thứ ba, là cần chú trọng đăng ký bảo hộ thương hiệu ở cả trong nước và ngoài nước ngoài một cách nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời. Đây là yếu tố không thể thiếu đối với doanh nghiệp để phát triển lâu dài và bền vững, là cơ sở pháp lý để bảo vệ thương hiệu, đồng thời là thước đo đánh giá sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ tư, là thương hiệu là tài sản vô hình nên cần được quản lý, giám sát chặt chẽ từ doanh nghiệp. Khi đã tạo dựng được thương hiệu mạnh cần coi trọng,giữ gìn chữ tín bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm phát triển mạng lưới khách hàng, gắn với xây dựng văn hoá trong kinh doanh và đấu tranh.

Thứ năm, là tăng cường quảng bá, giới thiệu ten thương hiệu của hàng hoá, của doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là trên mạng Internet các doanh nghiệp có thể xây dựng các trang Web với những thông tin thường xuyên liên tục, đa dạng và sống động với mục tiêu là phải tạo cho khách hàng có nhận biết đầy đủ và có ấn tượng tốt đẹp về tên thương hiệu.

Thứ sáu. là tăng cường và mở rộng liên kết với các tên thương hiệu mạnh ở trong nước và nước ngoài để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị trường của hàng hoá dịch vụ.

Thứ bảy, là nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ như: khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng thương hiệu, đơn giá hoá thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đăng ký thương hiệu nhanh chóng hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo, huấn luyện, cung cấp thông tin ,

tư vấn cho doanh nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu, xử lý nghiêm những hành vi, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu thương hiệu.. Cuối cùng các doanh nghiệp cần phói hợp chặt chễ và chống hàng giả, bảo vệ thương hiệu Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Cục Xúc tiến Thương mại… để tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về xúc tiến thương mại quảng bá sản phẩm thu nhập thông tin chắp nối các kênh phân phối, tư vấn pháp luật.

Một phần của tài liệu Quản lý thương hiệu Việt Nam trong lĩnh vực hàng tiêu dùng (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w