Dựng 47 từ 2013 đến 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 61)

1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 2013 2014 2015 2016 2017 1,978,952 2,198,130 2,576,516 2,969,965 3,229,813 Tổng tài sản

tương ứng tăng 15,27% so với năm 2015), đây là năm mà tổng tài sản của ngành có mức tăng cao nhất cũng như tốc độ tăng mạnh nhất.Từ những kết quả của các biểu đồ trên đây ta thấy rằng năm 2013 là năm khó khăn đối với các doanh nghiệp ngành xây dựng vì các chỉ số sinh lời cũng như tổng tài sản trung bình ngành đều thấp hơn so với những năm sau đó.

2.2.4.Cấu trúc tài sản (TSDH/TS):

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.4: Thực trạng về tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

Nhận xét:

Tỷ trọng TSDH trong tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn có nhiều biến động và không theo một xu hướng cụ thể nào:

Từ năm 2013 đến năm 2015 thì tỷ trọng của TSDH tăng từ 31,86% lên 33,36%; tăng 1,5%. Tuy nhiên, đến 2 năm tiếp theo thì tỷ trọng TSDH lại giảm giảm từ 33,36% (năm 2014) xuống còn 29,3% (năm 2016), giảm 4,06% trong đó giảm mạnh nhất là từ năm 2015 đến năm 2016, sau đó năm 2017 tỷ trọng này chỉ tăng nhẹ 0,08%. Trong gian đoạn này, tỷ trọng TSDH của ngành giảm nhiều có thể do trong thời gian này NHNN đang áp dụng chính

27.00% 28.00% 29.00% 30.00% 31.00% 32.00% 33.00% 34.00% 2013 2014 2015 2016 2017 31.86% 33.36% 31.95% 29.30% 29.38% Cấu trúc tài sản

sách tiền tệ thắt chặt vì vậy các doanh nghiệp không có nguồn vốn để đầu tư vào các tài sản dài hạn cũng như việc chính phủ cắt giảm các công trình xây dựng không trọng điểm làm cho các doanh nghiệp thiếu các dự án xây dựng để đi vào hoạt động.

2.2.5. Khả năng thanh toán hiện hành (TTHH):

Là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán hiện hành cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn, cũng có thể sẽ dẫn đến phá sản.

Do đó, khi ta phân tích được tình hình khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng ta cũng sẽ nắm bắt được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp này như thế nào.

Thực trạng chỉ tiêu khả năng thanh toán của ngành xây dựng được biểu hiện qua biểu đồ dưới đây

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.5: Thực trạng về khả năng thanh toán hiện hành của các doanh nghiệp

0.00% 50.00% 100.00% 150.00% 200.00% 2013 2014 2015 2016 2017 162.83% 149.24% 165.15% 193.93% 187.00%

Từ biểu đồ ta nhận thấy khả năng thanh toán của các doanh nghiệp ngành Xây dựng trung bình trong giai đoạn này khá cao và luôn trên mức tỷ lệ 1, tức là trong 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bởi hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn, nghĩa là khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành xây dựng là rất tốt.

Trong thời gian này khả năng thanh toán hiện hành của ngành cũng khá ổn định, không có biến động mạnh, chỉ giao động trong khoản 149% -194%, cụ thể:

Năm 2013 khả năng thanh toán hiện hành của ngành trung bình là 162,83%; đến năm 2014 chỉ số này giảm nhẹ xuống 149,24% (giảm 13,59% so với năm 2013). Tiếp theo hai năm sau đó thì chỉ số này tăng lên đều đặn; tăng thêm 15,91% vào năm 2015, tiếp đó tăng thêm 28,78% vào năm 2016. Khả năng thanh toán hiện hành cao nhất của ngành trong giai đoạn này là 193,93% thuộc năm 2016

2.2.6.Doanh lợi doanh thu (ROS):

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.6: Thực trạng lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của các doanh nghiệp ngành xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 2013 2014 2015 2016 2017 5% 8% 8% 8% 14%

Doanh lợi doanh thu: Phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể sử dụng nó để so sánh với tỷ số của các năm trước hay với các doanh nghiệp khác.

Sự biến động của tỷ số này phản ánh sự biến động hiệu quả hay ảnh hưởng của chiến lược tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nhận xét: Doanh lợi doanh thu của ngành trong giai đoạn này khá biến động và có chiều hướng tăng, trong đó có 2 giai đoan tăng trưởng rõ rệt là 2013-2014 và giai đoạn 2016 -2017, cụ thể:

Năm 2013 ROS đạt 5%, sang năm 2014 thì ROS tăng lên 8% (tăng 3%, tương ứng tăng 60% so với năm 2013). Sau đó, 2 năm tiếp theo chỉ số này vẫn giữ nguyên mức 8% không có sự tăng trưởng. Tuy nhiên, đến năm 2017 con số này đột ngột tăng cao lên đến 14%, tăng gần gấp đôi so với năm 2016. Điều này cho thấy sự khởi sắc của ngành xây dựng Việt Nam đang trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng.

2.3.Giới thiệu chung về công ty cổ phần xây dựng 47:

Thông tin chung:

Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng 47

Tên giao dịch quốc tế: Construction joint stock company 47 Tên viết tắt: CC47

Logo của công ty:

Trụ sở chính: 08 Biên Cương, Tp Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Điện thoại: (056) 3522166

Fax: (056) 3522316

Website: http://www.xaydung47.vn

Ngân hàng mở tài khoản: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Bình Định. Số tài khoản: 580.10.000020.2 Mã số thuế: 4100258747 Mã chứng khoán: C47 Lịch sử hình thành và phát triển:

Công ty được thành lập vào ngày 08/09/1975 trực thuộc Bộ Thủy Lợi (Nay thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn), trên cở sở đội thi công cơ giới V, với nhiệm vụ xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp và dân sinh kinh tế cho các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên.

Sau khi luật doanh nghiệp Nhà nước ban hành, công ty được thành lập theo quyết định số 108 QĐ/TCCB-LĐB 119NM/TCCB-QĐ của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn thì công ty đổi tên thành Công ty Cổ Phần Xây Dựng 47. Công ty Cổ Phần Xây Dựng 47 là một doanh nghiệp độc lập trực thuộc Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn.

Để đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới, Việt Nam đã và đang tham gia nhiều tổ chức thế giới như: WTO, AFTA… Để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế thị trường Bộ NN & PTNT quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà Nước Công ty Xây Dựng 47. Căn cứ vào quyết định số 4411QĐ/BNN-TCCB ngày 08/12/2004 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc chuyển doanh nghiệp Nhà Nước thành Công ty Cổ Phần. Công ty Cổ Phần Xây Dựng 47 chính thức hoạt động từ 01/07/2005 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000064 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Bình Định cấp ngày 27/06/2005 với số vốn điều lệ là 80.000.000.000 (Tám mươi tỷ đồng).

Lĩnh vực hoạt động của công ty:

- Xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, giao thông, dân dụng, công nghiệp.

- Khai thác, vận chuyển vật liệu xây dựng.

-Dịch vụ thí nghiệm kiểm tra độ bền cơ học bê tông kết cấu. - Đại tu xe, máy thi công.

- Sản xuất, phục hồi phụ kiện cơ khí. - Sản xuất các sản phẩm cơ khí công trình.

- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, rượu, thuốc lá, dịch vụ Massage. - Dịch vụ du lịch lữ hành nội địa và quốc tế, các dịch vụ du lịch khác. - Đại lý rượu bia, nước giải khát.

- Đại lý dịch vụ Internet. - Đại lý thu đổi ngoại tệ.

- Mua bán hàng thủ công mỹ nghệ.

- Tổ chức hội nghị, hội thảo, dịch vụ quảng cáo. - Đại lý bán vé máy bay, tàu hỏa.

- Tư vấn du học.

- Kinh doanh vận chuyển khách bằng ô tô theo hợp đồng. - Cho thuê xe ô tô

- Kinh doanh dịch vụ thể thao, giải trí, trò chơi thể thao trên biển. - Dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Hoạt động dạy nghề.

- Kinh doanh và cho thuê bất động sản.

2.4.Thực trạng của các nhân tố tác động đến ROE của công ty cổ phần xây dựng 47 từ năm 2013 đến năm 2017:

2.4.1.Doanh lợi doanh thu (ROS):

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.7: Thực trạng doanh lợi doanh thu của công ty cổ phần xây dựng 47 và trung bình ngành Xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

Từ biểu đồ ta thấy chỉ số doanh lợi doanh thu của công ty thấp hơn nhiều so với trung bình ngành và trong giai đoạn này thì chỉ số này của công ty cũng ít biến động, tuy nhiên tình hình hoạt động của công ty trong thời gian này thể hiện không mấy khả quan vì có một năm (2016) chỉ số này bằng 0, tức là công ty đã hoạt động kém hiệu quả trong việc quản lý chi phí vì trong khi doanh thu của năm này cũng tương đối so với các năm trước nhưng lại không tạo ra được lợi nhuận khiến chỉ số này của công ty đã thấp lại còn tiếp tục giảm.

Doanh lợi doanh thu của công ty chỉ giao động từ 0% đến 3% và nhìn chung có xu hướng đi xuống; trong khi đó ROS của ngành có xu hướng tăng

2 3 2 0 2 5 8 8 8 14 2013 2014 2015 2016 2017

Doanh lợi doanh thu

trưởng rõ rệt (từ 5% năm 2013 lến đến 14% năm 2017), nhất là vào cuối giai đoạn này (năm 2017) tỷ số trung bình ngành tăng cao lên 14% (tăng 6% so với năm 2016). Giai đoạn từ năm 2016 sang năm 2017 cả ngành xây dựng tăng trưởng, nhưng chỉ số của công ty chỉ nhích lên được 2% (năm 2017), thấp hơn so với trung bình ngành tới 12%.

2.4.2. Hệ số nợ (HN):

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.8: Thực trạng tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản của công ty cổ phần xây dựng 47 và trung bình ngành Xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

Từ biểu đồ ta thấy trong giai đoạn 2013-2017 xu hướng tăng giảm hệ số nợ của công ty giống với xu hướng chung của ngành xây dựng, ở chỗ từ năm 2011 đến năm 2013, hệ số nợ của công ty tăng từ 88,19% đến 90,48%, tăng 2,29% và cùng xu hướng tăng chung của ngành xây dựng, tại năm 2013 hệ số nợ công ty cao hơn so với trung bình ngành là 18,92%. Và từ năm 2013 đến 2015 hệ số này của ngành giảm thì công ty cũng giảm còn 88% (năm 2015) và vẫn cao hơn so với trung bình ngành là 18,02%.

90 90 88 87 86 64.48 65.9 64.33 62.4 61.68 2011 2012 2013 2014 2015 Hệ số nợ C47 Ngành xây dựng

Tài sản của công ty được tài trợ chủ yếu từ nguồn vốn vay vì vậy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn rất cao (luôn trên 86%) và cao hơn so với trung bình ngành. Không chỉ riêng công ty cổ phần xây dựng 47 mà phần lớn các công ty trong ngành xây dựng đều có hệ số nợ cao vì các công ty ngành xây dựng thường thầu các công trình xây dựng có quy mô lớn vì vậy cần có một nguồn vốn rất lớn nhưng nguồn vốn chủ sở hữu thì không thể đủ, ngoài ra nếu đi vay vốn doanh nghiệp có thể giảm được khoản chi phí bằng lãi vay vốn nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp do đó các công ty thường tìm đến con đường đi vay.

2.4.3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (HTS):

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.9: Thực trạng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty cổ phần xây dựng 47 và trung bình ngành Xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

Trong giai đoạn 2013-2017: hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty có xu hướng giảm nhưng không liên tục. Ngoài ra, chỉ tiêu HTS của công ty

82 50 69 66 47 62.15 67.03 67.93 69.5 62.28 2013 2014 2015 2016 2017

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

trong thời gian này khá biến động hơn so với hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành, cụ thể:

Năm 2013, HTS của công ty là 82%, con số này tương đối cao và cao hơn so với trung bình ngành là 19,85%, điều này chứng tỏ công ty trong năm đã hoạt động với công suất cao hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành: 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,82 đồng doanh thu. Tuy nhiên, con số này đã giảm mạnh vào năm 2014 còn 50% (giảm 30%, tức là 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp sẽ tạo ra doanh thu giảm đi mất 0,3 đồng so với năm 2013) trong khi đó trung bình ngành thì tăng nhẹ do đó chỉ số này của công ty đã thấp hơn so với mức chung của ngành (thấp hơn 17,03%) tuy nhiên khoản cách này thì không lớn.

HTS của công ty trong giai đoạn này giảm không liên tục ở chỗ, sau khi giảm vào năm 2014 thì đến 2015 lại tăng lên 69% tuy nhiên vẫn không trở lại được như mức đầu giai đoạn và sau đó lại giảm còn 66% (năm 2016), gần tương đương so với chung của ngành. Nhưng đến năm 2017 chỉ tiêu HTS của công ty lại tiếp tục giảm mạnh xuống 47% (thấp hơn mức chung của ngành là 15,28%). Trung bình ngành trong giai đoạn này chỉ giao động từ 62%-70%, trong khi đó công ty lại biến động khá mạnh (trong khoản 47% -82%) và không theo một xu hướng chung nào của ngành.

2.4.4.Quy mô (Tổng tài sản):

(ĐVT: Triệu đồng)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.10: Thực trạng về quy mô hoạt động (Tổng tài sản) của công ty cổ phần xây dựng 47 và trung bình ngành Xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

Trong giai đoạn này công ty có xu hướng mở rộng quy mô nên tổng tài sản của công ty tăng liên tục, cụ thể:

Giai đoạn 2013-2017, tổng tài sản tăng từ 1.313.846 triệu đồng lên 2.257.632 triệu đồng, tăng 943.786 triệu đồng, tương ứng tăng 71,83%. Trong năm 2013 và năm 2014 thì quy mô của công ty thấp hơn so với trung bình ngành, cụ thể: nhỏ hơn 318.646 triệu đồng (năm 2013), nhỏ hơn 94.272 triệu đồng (năm 2014). Tuy nhiên bắt đầu từ năm 2013 thì quy mô công ty tăng cao hơn so với trung bình ngành, cụ thể: năm 2015 quy mô công ty đạt 1.889.118 triệu đồng, tăng 286.414 triệu đồng, tương ứng tăng 17,87% so với năm 2014 và cao hơn so với trung bình ngành là 198.876 triệu đồng; năm 2014 tổng tài sản là 2.170.224 triệu đồng, cao hơn mức chung của ngành là 396.589 triệu

1,889,118 2,170,224 2,257,632 2,258,607 2,212,961 1,978,952 2,198,130 2,576,516 2,969,965 3,229,813 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng tài sản C47 Ngành xây dựng

đồng, và đến năm 2017 quy mô công ty tiếp tục tăng lên 2.257.632 triệu đồng. Trong giai đoạn này, tổng tài sản tăng nhiều nhất và tốc độ tăng cao nhất là vào năm 2014 (tăng 288.858 triệu đồng, tương ứng tăng 21,99% so với năm 2013).

2.4.5.Cấu trúc tài sản (TSDH/TS):

(ĐVT: %)

(Nguồn: tính toán số liệu từ cophieu68.vn)

Biểu đồ 2.11: Thực trạng cấu trúc tài sản (TSDH/tổng tài sản) của công ty cổ phần xây dựng 47 và trung bình ngành Xây dựng trong giai đoạn 2013-2017

Nhìn chung trong thời gian này công ty có xu hướng tăng cường đầu tư vốn vào tài sản dài hạn nên chỉ số này tăng dần qua các năm, còn so với trung bình ngành thì chỉ số này cũng khá giống nhau nhưng trong giai đoạn này thì ngành lại có xu hướng giảm nhẹ.

Năm 2013, tỷ trọng tài sản dài hạn của công ty là 29%, thấp hơn so với ngành chỉ 2.86%. Đến năm 2014, công ty tăng đầu tư tài sản dài hạn lên 31% nhưng vẫn thấp hơn so với mức chung của ngành. Tuy nhiên, đến 3 năm sau đó tỷ trọng này đã vượt cao hơn so với hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành, cụ thể đạt mức 35% (năm 2015); 42% (năm 2016); 41% (năm 2017).

29 31 35 42 41 31.86 33.36 31.95 29.3 29.38 2013 2014 2015 2016 2017 Cấu trúc tài sản C47 Ngành xây dựng

Mặc dù mức gia tăng đầu tư vào tài sản dài hạn của công ty cao hơn so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các công ty ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 33 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)