B) NỘI DUNG
3.7. Kiểm soát tăng dân số
3.7.1 Mối liên hệ giữa dân số và kinh tế - xã hội
Dân số và sự phát triển kinh tế xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Để đảm bảo phat triển kinh tế xã hội, tỉ lệ dân số nên ở mức cân bằng tối đa. Nhà nước ta đã có các chính sách về dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm tập trung vào chất lượng hơn và số lượng.
Trong nghiên cứu hoạch định chính sách phát triển kinh tế xã hội, các nhà nghiên cứu đều quan tâm đến những mối liên hệ giữa phát triển dân số với tăng trưởng kinh tế,dễ nhận thấy có mối liên hệ 2 chiều:
Hai là: mức thu nhập bình quân đầu người có tác động nhất định đến mức sinh cũng như mức chết và như thế ảnh hưởng đến tỷ lệ tăng dân số.
3.7.2 Hậu quả của bùng nổ dân số
Suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Đói nghèo cùng với lạm phát ở một số vùng và mức độ hình thành tư bản kém. Đói nghèo và lạm phát trở thành vấn đề lớn hơn bởi các chính sách kinh tế và quản lý kém của chính phủ. Nhiều quốc gia có mật độ dân số cao đã hạn chế được tình trạng nghèo đói tuyệt đối bằng cách giữ tỷ lệ lạm phát rất thấp. Tuổi thọ thấp tại các nước có dân số tăng nhanh.
Lương thấp. Trong mô hình kinh tế cung và cầu, khi số lượng người lao động tăng (tăng cung) kết quả làm hạ lương bổng (giá giảm) khi nhiều người cùng cạnh tranh cho một công việc.
3.7.3 Giải pháp về dân số
Tổ chức giáo dục, tuyên truyền về dân số và phát triển: Thành lập và vận hành có hiệu quả hệ thống tổ chức quản lý chính sách dân số từ trung ương đến địa phương. Phát triển các trung tâm, các viện nghiên cứu và đào tạo về dân số, phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dân số kế họach hoá gia đình. Tăng cường công tác thông tin, giáo dục truyền thông dân số làm cho mọi người hiểu rõ lợi ích của kế họach hoá gia đình, chấp nhận gia đình quy mô nhỏ như một chuẩn mực xã hội là giải pháp hàng đầu để thực hiện các mục tiêu dân số.
Triển khai các biện pháp đầu tư, hỗ trợ kinh tế cho phát triển dân số: Các biện pháp kinh tế xã hội nhằm bảo đảm tài chính cho việc thực thi chính sách dân số mà phần chủ yếu từ ngân sách nhà nước, các biện pháp kinh tế, kích thích vật chất để hướng các gia đình vì lợi ích kinh tế mà quan tâm đến việc thực hiện các biện pháp kế họach hoá gia đình.
Triển khai các biện pháp đầu tư, hỗ trợ về kỹ thuật và y tế. Sử dụng biện pháp hành chính – pháp luật.