Các đường may mí phải đều, không to bé 2.2 Công đoạn tham gia trong mã hàng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy công ty cổ phần may hưng việt (Trang 30 - 42)

2.2. Công đoạn tham gia trong mã hàng - Nguyên công: diễu đũng thân sau - Công cụ hỗ trợ: máy 1 kim - Phương pháp may:

Khi diễu đũng thân sau, lộn trái mặt vải, nhãn hướng dẫn sử dụng hướng về người may.

Khi diễu cạo sạch đường may, mũi kim đặt đúng vị trí bắt đầu của đường diễu đũng thân trước, đường diễu đúng 0,6 cm.

- Yêu cầu:

cạnh đáp đũng thân sau diễu đúng 0.6 cm

đường diễu thân trước và thân sau trùng nhau tại đường chắp giàng đường may êm, không bị nhăn, cầm

2.3. Một số mẫu vải và chi tiết của mà hàng PR 4873

Vải chính Vải lót

Cúc Cúc dập

Chỉ Mex

PHẦN 3: BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRONG DÂY CHUYỀN MAY CÔNG NGHIỆP

3.1. Phương pháp dải chuyền, tổ chức quản lý và điều hành chuyền 3.1.1. Dải chuyền:

Sau khi nhận đầy đủ nguyên phụ liệu và kết quả của sản phẩm may thử, chuyền trưởng và nhân viên phòng kĩ thuật tiến hành dải chuyền. Công việc dải chuyền có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động, chất lượng của sản phẩm. Do vậy, chuyền trưởng phải sắp xếp công việc theo đúng khả năng của công nhân và đúng quy trình công nghệ may.

3.1.2. Tổ chức quản lí và điều hành chuyền:

Chuyền trưởng, chuyền phó phân phát bán thành phẩm cho công nhân ở từng công đoạn. Kỹ thuật chuyền bắt đầu hướng dẫn từng công đoạn cho công nhân cách đặt mẫu kiểm tra sao cho đúng canh sợi, vệt sang dấu của bán thành phẩm.

Sử dụng phương pháp dây chuyền Lean, áp dụng cữ, gá vào sản xuất để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm thời gian, nhân công lao động.

Người quản lí phải bao quát toàn bộ dây chuyền, theo dõi năng suất của từng cá nhân, cung cấp kịp thời bán thành phẩm tới từng vị trí làm việc đồng thời theo dõi điều động lao động để khắc phục tình trạng ứ đọng trong chuyền. Thu gom sản phẩm thoát chuyền để chuyển sang bộ thu hóa. Đôn đốc tái chế hàng sai hỏng lần thu hóa thứ nhất.

3.1.3. Bảng năng suất theo giờ

Tại Công ty Cổ phần May Hưng Việt, cứ mỗi 1 tiếng, chuyền trưởng sẽ đi ghi lại năng xuất của công nhân tại chuyền. Nếu xảy ra các vấn đề như chậm năng suất, … Chuyền trưởng đôn đốc các công nhân và đẩy nhanh tiến dộ sản xuất trong chuyền.

3.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm

Ở công ty cổ phần may Hưng Việt, công tác kiểm tra chất lượng được tiến hành theo 3 bước:

Thứ nhất: Từng công nhân tự kiểm tra chất lượng công việc của mình. Thứ hai: Cán bộ kỹ thuật giám sát và kiểm tra.

Thứ ba: Thu hóa sản phẩm thoát chuyền: Là đối chiếu chất lượng sản phẩm vừa sản xuất với những tiêu chuẩn trong quy trình kỹ thuật, công việc này phải được thực hiện theo nguyên tắc chung

Sản phẩm thoát chuyền phải qua thu hóa 100%.

Số lượng sản phẩm thoát chuyền khi chuyển đến bộ phận thu hóa phải được báo trước. Cán bộ thu hóa phải nắm chắc tiêu chuẩn kỹ thuật, có trình độ bậc thợ cao. Khi kiểm tra phải được thực hiện đứng quy trình và mỗi bộ phận phải đối chiếu theo 5 tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng của sản phẩm:

- Đúng vị trí, kích thước.

- Cân đối về kích thước và vị trí đặt, hình dáng chi tiết. - Êm phẳng.

- Kỹ thuật đường may. - Vệ sinh công nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những vị trí hoặc bộ phận không đảm bảo chất lượng, phải được đánh dấu bằng băng dính, dán đúng vào vị trí cần sửa chữa.

Sau khi kiểm tra xong băng dính lại được dán vào vị trí đã sửa chữa để kiểm tra lại.

3.3. Biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh ở tất các công đoạn trong dây chuyền sản xuất.

3.3.1. Khi có sự biến động về số lượng lao động( thừa, thiếu lao động…) - Thiếu lao động: Trong quá trình sản xuất, không thể tránh khỏi trường hợp: 1 hoặc 1 số công nhân vắng mặt do các lí do khác nhau. Điều này ảnh hưởng lớn đến nhịp chuyền và năng suất lao động của cả chuyền.Có 3 giải pháp:

+ Bố trí lao động bổ sung vào những vị trí còn thiếu. + Chia nhỏ công việc cho những công nhân khác.

+ Cán bộ quản lí trực tiếp ngồi máy( chỉ trong trường hợp quá cần hàng, và người quản lí phải đảm bảo vẫn quản lí bao quát được chuyền)

Đồng thời yêu cầu công nhân viên nâng cao ý thức trách nhiệm, không được nghỉ tự do, phải có sự cho phép của chuyền trưởng và giám đốc xí nghiệp.

- Thừa lao động: trong trường hợp này, các cán bộ quản lí chuyền phải sắp xếp lao động sao cho không để công nhân ngồi chơi chờ việc, ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân. Có 2 giải pháp:

+ Bổ sung lao động thừa vào những công đoạn cần công nhân. + Đưa công nhân sang các chuyền khác đang thiếu lao động. 3.3.2. Dây chuyền bị ách tắc:

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến dây chuyền bị ách tắc, không bám sát được nhịp chuyền, chỗ thì ùn hàng, chỗ công nhân lại ngồi chơi chờ việc. Trong trường hợp này, quản lí chuyền phải tìm hiểu nguyên nhân do đâu? Bộ phận nào đang ách tắc? Và phải có những biện pháp khắc phục thích hợp như: hướng dẫn lại cho công nhân các bước thực hiện sao cho đúng để rút ngắn thời gian thực hiện. Đồng thời chia nhỏ công việc để bám sát nhịp chuyền.

Một số nguyên công thực hiện sai hàng loạt sản phẩm so với tài liệu kỹ thuật.

Trong trường hợp này, các cán bộ quản lí sẽ thực hiện theo giải pháp sau:

Bước 1: Kiểm tra làm rõ công đoạn nào sai hỏng. Bước 2: Tìm hiểu nguyên nhân sai hỏng:

Do người may: May sai quy cách, may ẩu, chưa có kinh nghiệm khi may, chưa kiểm tra máy trước khi may.

Bước 3: Khắc phục: dừng sản xuất tại công đoạn sai hỏng, sau đó hướng dẫn lại quy cách may và điều chỉnh trang thiết bị phù hợp với yêu cầu của công đoạn đó.

Bước 4: Sửa hàng

Các chi tiết trên một sản phẩm bị sai màu vượt quá sự cho phép Khi phát hiện các chi tiết trên một sản phẩm bị sai màu vượt quá sự cho phép, cán bộ thu hóa sản phẩm phải thông báo cho thu hóa chi tiết. Sau đó thu hóa chi tiết kiểm tra xem nguyên nhân do đâu? Và tìm ra biện pháp giải quyết hiệu quả.

Vd: Sai màu do người may, may các chi tiết không theo đúng số đã ghi trên bán thành phẩm. Lúc đó thu hóa chi tiết phải yêu cầu công nhân đó tạm dừng sản xuất những chi tiết may sai số và tiến hành đổi màu những chi tiết bị sai màu.

Nếu trường hợp chi tiết bị sai màu do nhà cắt để lẫn bán thành phẩm hoặc không có kí hiệu phân lớp, thì giao trả lại bán thành phẩm cho nhà cắt. Và đổi màu những chi tiết bị sai màu.

Khi phát hiện một hoặc một số tập các chi tiết cắt sai canh sợi, thu hóa chi tiết hoặc công nhân bốc màu phải đưa trả lại chi tiết hoặc tập chi tiết đó cho nhà cắt, yêu cầu cắt lại để đảm bảo nhịp chuyền.

3.4. Biện pháp nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm trong quá trình may công nghiệp

3.4.1. Những lợi ích của việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm - Tăng năng suất lao động trong các doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế rất quan trọng

- Tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp là yếu tố để không ngừng nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lí trong qui trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao cho nhà sản xuất

- Mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích như: giảm phế phẩm, giảm sự lãng phí; giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất; giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất; bảo đảm công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc; tận dụng thiết bị và mặt bằng; có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất; doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có

- Giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, giảm giờ làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

3.4.2. Biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm - Đảm bảo được số lao động trên chuyền để đạt được năng suất.

- Cân đối trên chuyền để đảm bảo thời gian làm việc tránh trường hợp không đạt năng suất làm tăng ca.

- Trang bị các thiết bị máy móc cho phân xưởng may như:máy cắt chỉ tự động.các thiết bị chuyên dùng như cữ,gá làm tăng năng suất lao động.

- Có chính sách đầu tư cho cán bộ,công nhân của công ty đi học nâng cao kiến thức nhằm tạo ra một đội ngũ quản lí giỏi và đội ngũ công nhân có tay nghề cao.

- Giáo dục ý thức về chất lượng sản phẩm,ý thức về giảm chi phí giá thành với từng người lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lí.

- Xây dựng bản quy trình may,thiết kế chuyền,các yêu cầu kĩ thuật đối với từng chi tiết của sản phẩm để công nhân ở giai đoạn hoặc bộ phận nào có thể hiểu được.Các tổ trưởng các tổ sản xuất cần bám sát hàng thiết kế chuyền của phòng kĩ thuật đưa xuống,bảng thiết kế chuyền cần phải mang tính thực tế.

- Quản lí công nhân:Trong giờ làm việc muốn ra ngoài phải được sự đồng ý của tổ trưởng hoặc người chịu trách nhiệm,đối vời trường hợp công nhân đi muộn không có lí do,không xin phép trước phải có hình thức xử lí kỉ luật khác nhau.

- Tận dụng thời gian sản xuất: không để công nhân rảnh rỗi đi lại tự do,nói chuyện trên chuyền.Cần bồi dưỡng cho công nhân nâng cao tính kỉ luật và tay nghề sản xuất thông qua các cuộc thi tay nghề trong phân xưởng,công ty giúp công nhân có động lực hơn trong việc rèn luyện kĩ năng,kỹ xảo.

- Bố trí mặt bằng dây chuyền hợp lí

- Sắp xếp vị trí thiết bị sản xuất phù hợp với quy trình công nghệ giúp tiết kiệm thời gian vận chuyển BTP,thuận tiện cho việc giám sát chất lượng sản phẩm.

- Máy cắt gọt được bố trí ngay tại phòng cắt và BTP từ nhà cắt đến chuyền may cần hạn chế tối thiểu việc đi lại

- Đầu tư trang thiết bị,máy móc:Trang bị thêm máy móc cho các phân xưởng nhất là máy chuyên dùng.

- Động viên tinh thần công nhân như: Tạo tinh thần làm việc cho công nhân Thừa nhận những kết quả đạt được

Phê bình những công nhân khi kết quả chưa đạt yêu cầu Hướng dẫn công việc một cách rõ ràng và đầy đủ

Coi công tác gám sát và kiểm tra như một sự hỗ trợ,không gây áp lực cho công nhân

Đưa ra hình thức khen thưởng,kỷ luật chặt chẽ nghiêm khắc: khen thưởng, kỷ luật là một hình thức khuyến khích,động viên,đồng thời là biện pháp ngăn ngừa răn đe mọi người chấp hành đúng kỉ luật và làm việc có hiệu quả hơn.

- Bộ phận như kĩ thuật của chuyền cần kiểm tra chặt chẽ hơn trong quá trình may của công nhân,tránh tình trạng sai hỏng, lỗi nhiều,phải tái xuất khi đưa sang KSC kiểm tra.

- Đặt mức khoán sản lượng trên chuyền may:Là biện pháp theo dõi năng suất từng công nhân nhằm thúc đẩy năng suất từng công nhân,theo từng giờ,từng ngày,đồng thời kiểm tra động viên khen chê kịp thời để thúc đẩy tâm lí công nhân cố gắng hoàn thành mức sản lượng được giao để kết thúc ca làm việc sớm, nâng cao năng suất của chuyền may.

- Bộ phận vệ sinh nhặt chỉ cần chú ý hơn trong vấn đề nhặt chỉ, cắt sợi vải sạch sẽ nhằm giúp cho bộ phận thu hoá triển khai công việc nhanh hơn, đảm bảo thời gian xuất hàng tốt hơn.

3.4.3. Đánh giá, nhận xét chung về Công ty cổ phần may Hưng Việt - Ưu điểm:

 Các cán bộ ở bộ phận kĩ thuật trực tiếp xuông chuyền giám sát,tổ chức chuyền, hướng dẫn công nhân.

 Tổ trưởng hướng dẫn cho công nhan thực hiện các công đoạn tương dối chi tiết

 Đội ngũ công nhân trong chuyền nhanh nhẹn, đa số là công nhân tay nghề cứng, có khả năng nhảy công đoạn.

 Công ty trong giờ giải lao được thêm một bữa ăn phụ bổ sung - Nhược điểm:

 Phương thức vận chuyển và thời gian giao bán thành phẩm chưa thực sự hiệu quả

 Sắp xếp một số vị trí làm việc chưa hiệu quả, chưa phát huy hết khả năng của công nhân

 Một số máy móc cũ hay hỏng hóc và chiế nhiều diện tich hà xưởng  Vệ sinh công nghiệp tại một số vị trí chưa đảm bảo

 Một số công nhân ý thức là việc chưa tốt và các giải quyết vấn đề của một số tổ trưởng còn hạn chế

- Đánh giá chung:

 Nhìn chung, tình hình sản xuất của công ty tương đối ổn định, các chuyền sản xuất không trong tình trạng thiếu hàng, phát huy tố đa năng suất của công nhân.

 Với sự quan tâm chỉ đạo của ban lãnh đạo về chăm sóc đời sống công nhân tương đối tốt: tổ chức sinh nhật theo tháng cho công nhân, bữa cơm cải thiện, tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ, khen thưởng, dộng viên cho con em công nhân có thành tích học tập tốt,…

 Chế độ đãi ngộ cao và mức lương ổn định nên công nhân có thể chăm sóc lo tốt cho cuộc sống,..

Tổng kết

Sau thời gian 6 tuần thực tập tại Công ty may cổ phần may Hưng Viê …t, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình cũng như tạo điều kiện tối đa thì thời gian thực tập là thời gian chúng em học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, có cái nhìn sâu hơn về ngành nghề mình theo đuổi. Nó không chỉ giúp ích cho em trong quá trình học tập tại nhà trường mà còn là những kinh nghiệm quý báu đối với một kĩ sư ngành May sau khi ra trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngành may là một ngành thế mạnh ở Việt Nam, nó đóng góp rất nhiều cho ngành kinh tế và thu hút được rất nhiều nguồn đầu tư từ các nước phát triển trên thế giới. Dưới sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và nhu cầu tiêu dùng ngày một lớn của thị trường ngành công nghiệp may sẽ ngày một phát triển , đòi hỏi ở mỗi người kĩ sư may càng ngày càng cao. Vì vậy, sau khi ra trường em sẽ cố gắng

hết sức để đóng góp những hiểu biết kiến thức nhỏ bé của mình để phát triển ngành May nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Bài báo cáo kiến tập của em là sự đúc kết kinh nghiệm, kiến thức trong thời gian thực tập tại công ty cũng là sự chỉ dẫn nhiệt tình từ phía nhà trường đặc biệt là cô giáo Phạm Thị Quỳnh Hương đến đây là hết. Trong bài báo cáo cuae em còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được những ý kiến góp ý của các thầy, cô giáo để em có thể hoàn thiện được báo cáo của mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2020 Sinh viên

Hà Ngô Thị Thu Hà

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại nhà máy công ty cổ phần may hưng việt (Trang 30 - 42)