Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải thích sự phân bố của chúng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI ĐỊA LÍ 12 (Trang 42 - 43)

II. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: có nhiều tiềm năng phát triển: nguồn nguyên liệu tạ

4/ Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải thích sự phân bố của chúng.

chúng.

- Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà, công suất 1920 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình. - Thủy điện Yaly trên sông Xê-xan, công suất 720 MW, thuộc tỉnh Gia Lai. - Thủy điện Trị An trên sông Đồng Nai, công suất 400 MW, thuộc tỉnh Đồng Nai.

- Thủy điện Hàm Thuận-Đa Mi trên sông La Ngà, công suất 470 MW, thuộc tỉnh Bình Thuận. - Đang xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La trên sông Đà, công suất 2400 MW, thuộc tỉnh Hòa Bình.

* Giải thích:

- Các nhà máy thủy điện đều phân bố ở trên các con sông có độ dốc lớn, nguồn nước dồi dào. - Sự phân bố các nhà máy thủy điện ở nước ta chủ yếu tập trung ở 3 hệ thống sông lớn: + Hệ thống sông Hồng và sông Đà.

+ Hệ thống sông Xê-xan, Xrê-pôk. + Hệ thống sông Đồng Nai.

BÀI 28 .TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆPI.Kiến thức trọng tâm: I.Kiến thức trọng tâm:

I. Khái niệm

Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sx công nghiệp trên

một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lý nguồn lực sẵn có để đạt hiệu quả kinh tế cao.

II. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp

-Bên trong:

+VTĐL

+TNTN: khoáng sản, nguồn nước, tài nguyên khác

+Điều kiện KT-XH: dân cư và lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị…

-Bên ngoài:

+Thị trường

+Hợp tác quốc tế: Vốn, công nghệ, tổ chức quản lý

III.Các hình thức chủ yêu tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

a) Điểm công nghiệp: có nhiều ở Tây Bắc, Tây Nguyên

b) Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: tập trung ở ĐNB, ĐBSH, DHMT c) Trung tâm công nghiệp rất lớn, lớn như: tp.HCM, HN có ý nghĩa quốc gia.

d) Vùng công nghiệp: cả nước có 6 vùng công nghiệp. - Vùng 1: các tỉnh thuộc TD-MN Bắc Bộ, trừ Quảnh Ninh.

- Vùng 2: các tỉnh thuộc ĐBSH và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. - Vùng 3: các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận.

- Vùng 4: các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng.

- Vùng 5: các tỉnh thuộc Động Nam Bộ, Lâm Đồng, Bình Thuận. - Vùng 6: các tỉnh thuộc ĐBSCL.

II.Trả lời câu hỏi và bài tập:

1/ Tại sao các khu công nghiệp tập trung (KCN) lại phân bố chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH và DHMT?

- Đây là những khu vực có VTĐL thuận lợi cho phát triển sản xuất, giao thương. - Có kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là GTVT và TTLL.

- Nguồn lao động dồi dào có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn. - Có các vùng kinh tế trọng điểm.

- Thu hút đầu tư nước ngoài lớn trong cả nước. - Cơ chế quản lý có nhiều đổi mới, năng động.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI ĐỊA LÍ 12 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w