Khâu phân phối đầu ra của công ty Vinamilk:

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng của vinamilk và abbott (Trang 34 - 37)

Tại thị trường Việt Nam:

- Vinamilk là một trong các công ty được đánh giá có mạng lưới phân phối mạnh và rộng khắp trên cả nước, giúp người tiêu dùng có thể tiếp cận đến các sản phẩm một cách thuận tiện, nhanh chóng và trong điều kiện tốt nhất.

Bảo quản nhiệt độ phòng

Thanh trùng

Rót sản phẩm

- Các sản phẩm của Vinamilk đến tay người tiêu dùng thông qua hệ thống các đối tác phân phối và các kênh phân phối trực tiếp từ Vinamilk:

- Hệ thống các đối tác phân phối (Kênh General Trade – GT): tính đến cuối năm 2014, đối tác phân phối của Vinamilk là 266 nhà phân phối ( năm 2013: 266 nhà phần phối) và khoảng 230.000 ( năm 2013:

224.000) điểm bán lẻ.

- Các chuỗi hệ thống siêu thị trên toàn quốc (Kênh Modern Trade- MT): Vinamilk hiện đang bán hàng trực tiếp đến hơn 600 siêu thị trên toàn quốc.

- Hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm Vinamilk: hiện Vinamilk đã thiết lập hệ thống Cửa hàng Giới thiệu và bán sản phẩm với 100 cửa hàng trên toàn quốc (2014).

- Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu vui chơi giải trí ( Kênh KA).

Hình 4. Kênh phân phối của Vinamilk

Tại thị trường nước ngoài:

Các sản phẩm của Vinamilk được xuất khẩu tới 31 nước trên Thế giới và vùng lãnh thổ như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc,... Các mặt hàng xuất khẩu gồm: sữa bột trẻ em, bột dinh dưỡng, sữa đặc, sữa nước, nước giải khát, sữa đậu nành, sữa chua. Chiến lược xuất

khẩu của Vinamilk trong 3 năm tới tập trung vào thị trường Trung Đông,Châu Phi, Cuba, Mỹ,...

Quản lý kênh phân phối:

Để quản lý hiệu quả các kênh phân phối trên thị trường, Vinamilk đã và đang sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại tiêu biểu nhất đó là: chương trình quản lý thông tin tích hợp Oracle E Business Suite 11i; hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp - Enterprisec Resource Planning (ERP) và ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng ( customer relationship manage ment -

CRM).

- Hệ thống Oracle E Business Suitr 11i: được chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 1/2007. Hệ thống này kết nối đến 15 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, kho hàng trên toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố.

- Ứng dụng giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng ( Cus tomer Relationship Management –CRM): qua việc tối ưu hóa các chu trình và cung cấp cho nhân viên bán hàng mọi thông tin đầy đủ liên quan đến khách hàng và khách hàng có thể trao đổi thông tin với công ty theo bất cứ cách nào mà khách hàng thích, vào bất cứ thời điểm nào, thông qua bất cứ kênh liên lạc nào, bằng bất cứ ngôn ngữ nào,… Đây là một giải pháp tiếp cận rất hiệu quả đối với chính những khách hàng của Vinamilk, giúp công ty có thể thu thập được đầy đủ thông tin và nhu cầu của khách hàng từ đó có thể đưa ra các chính sách xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối cho phù hợp.

- Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp – Enterprise Resource Planning (ERP): là công cụ hỗ trợ nhân viên trong công việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp Vinamilk đưa ra các xử lý kip thời cũng như hỗ chính xác việc lập kế hoạch. Việc thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời, đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống. Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đối

tượng quan trọng của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, vinamilk đã quản lý có hiệu quả các kênh phân phối sản phẩm, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ cho nhân viên, đáp ứng kịp thời và ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Kết quả 2014, doanh thu tiếp tục tăng 14% so với cùng kỳ năm 2013, tổng doanh thu năm 2014 gần 36.000 tỷ đồng. Cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi xây dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành, hiện tại, Vinamilk đã mở rộng hệ thống đến toàn bộ 266 nhà phân phối.

Hiện, công ty đang đầu tiên chiều sâu, phấn đấu đến năm 2017 sẽ đạt doanh thu 3 tỷ USD một năm và có tên trong danh sách 50 doanh nghiệp sữa lớn nhất thế giới.

Ưu điểm khâu phân phối đầu ra của công ty:

Bằng chính sách quản lý hiệu quả và khuyến khích các đại lý trong mạng lưới của mình, hệ thống đại lý của công ty đã mở rộng và phủ khắp hầu hết các tỉnh miền Bắc, trung bình mỗi tỉnh đều có một hoặc hai đại lý chính thức. Ngoài ra, công ty còn thực hiện chính sách thưởng theo doanh số bán hàng của các đại lý, đã làm khuyến khích việc mở rộng thêm đại lý nhỏ, bán lẻ,…

Hạn chế trong khâu phân phối của công ty:

Do công ty có hệ thống đại lý lớn nhưng việc quản lý các đại lý này, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa lại là một khó khăn đối với công ty. Mặc khác, những quầy tập hóa, nhà phân phối nhỏ lẻ ở “cấp dưới” công ty cũng khó kiểm soát được hết.

Hạn chế trong việc vận chuyển: theo quy định vận chuyển sữa thì chỉ được tối đa 8 thùng chồng lên nhau, nhưng nhiều đại lý phân phối sữa Vinamilk nhỏ lẻ lại chất đến 15 thùng, và không cẩn thận trong việc vận chuyển, điều này ảnh hưởng nhiều đến sản phẩm.

Hạn chế trong bảo quản: do sản phẩm của công ty có mặt ở khắp nơi, đối với một số sản phẩm sữa tươi phải đảm bảo bảo quản dưới 60C thì bảo quản được 45 ngày, còn 150C thì được 20 ngày. Ở nhiệt độ thường thì để 2 hoặc 3 ngày sữa sẽ chua mà các cửa hàng không có máy lạnh hoặc thiết bị làm lạnh là điều rất hạn chế trong việc bảo quản những sản phẩm có yêu cầu phải bảo quản lạnh.

Một phần của tài liệu Tiểu luận quản trị chuỗi cung ứng của vinamilk và abbott (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)