Nguyên tắc tổ chức và thể chế hoạt động của Nhà nước đảm bảo cho nhân dân dân lao động thật sự tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng pháp luật và những chính sách lớn của Nhà nước, tham gia giải quyết những công việc trọng đại của đất nước, bảo đảm cho nhân dân có quyền và có điều kiện bầu cử, ứng cử tự do, dân chủ có chất lượng; kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước, bãi miễn đại biểu không xứng đáng trong các cơ quan dân cử và do cơ quan dân cử bầu ra.
Dân chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương; quyền lực gắn với trách nhiệm và nghĩa vụ; quyền dân chủ không được phép vượt quá giới hạn của pháp luật; dân chủ phải có sự lãnh đạo của Đảng.
Quyền con người được Nhà nước tôn trọng, bảo đảm và được thực hiện thống nhất với quyền công dân. Các quyền và lợi ích cá nhân, tự do cá nhân được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ trong chừng mực không xâm phạm đến lợi ích, tự
do của người khác và của cộng đồng trong khuôn khổ pháp luật.
Trong chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa thì các quan hệ dân chủ không chỉ có trong chế độ Nhà nước, mà còn có trong đời sống xã hội của con người, trong các quan hệ xã hội, trong gia đình, trong các tổ chức và đoàn thể xã hội. Dân chủ là phương thức tồn tại và vận hành của xã hội hiện đại, trong đó dân chủ chính trị - tức chế độ Nhà nước theo C.Mác: “…chỉ là nội dung đặc thù của nhân dân, chỉ là hình thức tồn tại đặc biệt của nhân dân thôi”.5 Bản chất dân chủ của xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, phải được thấm sâu trong tất cả các lĩnh vực quan hệ giữa người với người, để từng bước hướng tới một xã hội, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả các thành viên xã hội. Dân chủ là phương thức tồn tại tốt nhất để giải quyết các vấn đề xã hội theo nguyên tắc: thiểu số phục tùng đa số, đồng thời vẫn thừa nhận quyền của thiểu số.
Ba là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước pháp quyền không phải là sản phẩm riêng của nền dân chủ tư sản. Dưới chủ nghĩa xã hội quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. do đó, để đảm bảo hoạt động của Nhà nước không vượt khỏi thẩm quyền nhân dân giao phó cần phải xây dựng bộ máy Nhà nước hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Ngay quyền lực của nhân dân cũng không chỉ dừng ở những quan điểm, ý chí và lợi ích chung mà phải được thể chế hoá bằng pháp luật trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ( như: chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng…), để đảm bảo quyền đi đôi với nghĩa vụ, ý thức dân chủ và phong trào tự do - dân chủ diễn ra phù hợp với khung pháp chế chung của xã hội.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để đảm bảo pháp chế hóa sự thống nhất quyền lực, đồng thời bảo đảm đảm sự phân công, phối hợp theo chức năng giữa cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Việc xây dựng Nhà nước pháp quyền có ảnh hưởng trực tiếp đến xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa, cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự xác lập mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền để thể chế hóa quyền lãnh đạo của Đảng, hoạt động quản lý của Nhà nước và thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân. Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ảnh hưởng trực tiếp đến những vấn đề căn bản: quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là đảng cầm quyền, có chức năng lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối trong đó có Nhà nước; Nhà nước với chức năng xây dựng pháp luật, tổ chức quản lý hành chính công, bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân; và các tổ chức chính trị - xã hội với chức năng tập hợp, đoàn kết quần chúng, đóng góp vào đường lối, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đang và sẽ là trọng tâm của đổi mới chính trị trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Bốn là, tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
Một mặt, Nhà nước là trung tâm quyền lực trong hệ thống chính trị, do đó là trung tâm thực thi trực tiếp quyền lực của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Với ý nghĩa này Nhà nước trước tiên và cơ bản mang bản chất giai cấp công nhân. nhưng mặt khắc, Nhà nước cũng nhân danh toàn xã hội để quản lý xã hội, vì vậy nền hành chính Nhà nước có tính độc lập tương đối về nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính, nhằm phục vụ lợi ích chung của toàn thể các dân tộc Việt Nam.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là để đảm bảo Nhà nước giữ vững được bản chất giai cấp, bản chất dân chủ, đồng thời bảo đảm và thực hiện được lợi ích của toàn thể nhân dân các dân tộc Việt Nam. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền để bảo đảm xây dựng được nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân và cũng để các cơ quan của Đảng thể chế hoá quyền lãnh đạo trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật. Công tác lãnh đạo của Đảng, từ xây dựng cương lĩnh, đường lối, chính sách cho đến lãnh đạo việc thực thi pháp luật, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân…cần được thể chế hoá để lãnh đạo Nhà nước pháp quyền có hiệu lực và hiệu quả.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước thì bản thân Đảng phải tăng cường đổi mới, chỉnh đốn Đảng để Đảng trong sạch vững mạnh, ngang tầm yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới. Đảng phải vững thì mới xây dựng được Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; và nhân dân mới được đảm bảo các quyền dân chủ cũng như phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, để đảm bảo giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần phải đáp ứng được các yêu
cầu có tính nguyên tắc cơ bản trên đây. Quân đội nhân dân Việt Nam là công cụ bạo lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, để hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình, quân đội cũng phải tự làm tốt công tác quản lý xã hội của mình, mặt khác, chấp hành tốt sự quản lý của Nhà nước. Chỉ có như vậy quân đội mới giữ được bản chất giai cấp công nhân, và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở quán triệt đầy đủ những yêu cầu đó mỗi quân nhân cũng phải tích cực tham gia vào công tác quản lý xã hội trên các mặt, nhất là trên mặt trận quốc phòng - an ninh. Tích cực vận động nhân dân tham gia vào công việc quản lý xã hội cùng với các cơ quan Nhà nước. Vận động nhân dân nơi đóng quân chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước góp phần cùng với Nhà nước quản lý tốt xã hội trên các lĩnh vực.