(sách đã dẫn; trang43)

Một phần của tài liệu THU HOẠCH quá trình phát triển lý luận về chuyên chính vô sản và sự vận dụng sáng tạo của đảng ta hiện nay (Trang 26 - 35)

thức chính quyền nhà nước của giai cấp vô sản, song thực chất chúng chỉ là một: đó là “chuyên chính vô sản” của giai cấp công nhân. sau khi lãnh đạo phong trào cách mạng Nga thành công, cuộc cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, nhà nước Xô viết ra đời, VI.Lê-Nin cho rằng, về hình thức của chuyên chính vô sản thì tiếp theo sau công xã Pari là chính quyền Xô viết Nga, một thành quả từ cách mạng tháng Mười. Với thực tế ở một số nước, VI.Lê-Nin còn chỉ ra một hình thức chuyên chính vô sản mới là chính quyền dân chủ nhân dân. Chế độ này phản ánh tính chất độc đáo của cách mạng xa hội chủ nghĩa và đặc điểm lịch sử dân tộc của những nước đó.

Để chuyên chính vô sản tồn tại và phát triển VI.Lê-Nin luận giải cơ sở của nó: theo VI.Lê-Nin đó là sự liên minh của giai cấp công nhân với giai cấp nông dân, với toàn thể nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân. Cơ sở khách quan của khối liên minh ấy là sự thống nhất của các quyền lực

cơ bản về kinh tế, chính trị của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và nhân dân lao động. Và người chỉ rõ: “Nếu không có sự liên minh ấy thì không thể có dân chủ vững bền, không thể cải tạo xã hội chủ nghĩa được”13.

Đề cập về nhiệm vụ của chuyên chính vô sản, theo VI.Lê- Nin đó là phải thủ tiêu mọi chế độ người bóc lột người, là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải có một chế độ quản lý mới thực sự có tính nhân dân và được xây dựng theo nguyên tắc “tập trung dân chủ”. Khi phê phán quan điểm của kẻ thù cho rằng chuyên chính vô sản là sự kích động bạo lực của quần chúng chống chính quyền, VI.Lê-Nin đã chỉ rõ, chuyên chính vô sản không chỉ là bạo lực với bọn bóc lột, mà còn có chức năng chủ yếu là việc tổ chức xây dựng thành công xã hội mới. Đây mới là thực chất của chuyên chính vô sản.

Với sự phát triển của VI.Lê-Nin về chuyên chính vô sản gắn liền với học thuyết về đấu tranh giai cấp. Nếu như từ những năm 1852, C.Mác đã khẳng định rằng đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản, thì đến khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản của mình, VI.Lê-Nin tiếp tục khảng định: cuộc đấu tranh giai cấp chưa chấm dứt mà diễn ra dưới thức mới, nội dung mới và điều kiện mới. Trong đó tất yếu phải tăng cường sức mạnh của nhà nước chuyên chính vô sản để chấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột tuy bị đánh đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn; để tiến hành cải tạo xã hội cũ, làm sạch môi trường xã hội và để tổ chức được một kiểu sản xuất xã hội mới, tăng nhanh năng xuất lao động tạo cơ sở chiến thắng hoàn toàn xã hội tư bản chủ nghĩa.

Đến đây, chúng ta thấy sự trung thành và kế thừa sáng tạo, tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăngghen,

tư tưởng đó tiếp tục được VI.Lê-nin bảo vệ và phát triển một cách toàn diện, từ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, hình thức và cả những yêu cầu cần thiết để duy trì và tăng cường nền chuyên chính vô sản của giai cấp công nhân trong giai đoạn giai cấp công nhân trở thành giai cấp cầm quyền, tiến hành xây dựng một xã hội mới. VI.Lê-Nin còn chỉ rõ là, sự lãnh đạo của Đảng là điều cốt yếu trong nền chuyên chính vô sản. Không có sự lãnh đạo của Đảng thì không giữ vững được bản chất của nền chuyên chính vô sản, không thực hiện được thắng lợi của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Công lao của VI.Lê-Nin không chỉ ở việc phát triển tư tưởng về chuyên chính vô sản của C.Mác- Ph. Ăngghen lên đến hoàn thiện, mà người đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga thực hiện thành công cách mạng tháng Mười, thiết lập nên một nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên, vạch ra cho Đảng cộng sản và phong trào cách mạng các nước

nhìn thấy con đường, bước đi để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở từng nước.

Sau khi VI.Lê-Nin qua đời, tư tưởng về chuyên chính vô sản tiếp tục được các Đảng công sản bảo vệ và phát triển. Việc các Đảng cộng sản làm rõ khái niệm chuyên chính vô sản là sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua chính Đảng của nó là Đảng cộng sản đối với toàn xã hội, cũng như việc mở rộng các hình thức chuyên chính vô sản như: chuyên chính công nông, nhà nước dân chủ nhân dân, đưa ra các bước quá độ để chuyển từ chuyên chính công nông lên chuyên chính vô sản, đã nói lên sự đóng góp của các Đảng cộng sản để phát triển về tư tưởng chuyên chính vô sản trong thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới .

Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng đã trung thành và vận dụng sáng tạo, phát triển tư tưởng chuyên chính vô sản trong sự nghiệp cách mạng. Ngay từ

những năm 1930, trong “Chánh cương sách lược vắn tắt” và “Luận cương chính trị” tháng 10 năm 1930, Hồ chí Minh và Đảng ta chỉ rõ: Con đường cách mạng Việt Nam là phải tiến hành cách mạng tư sản dân quyền đánh đuổi đế quốc phong kiến, giành độc lập dân tộc và người cày có ruộng, sau tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, ngay trong đường lối này đã thể hiện rõ vấn đề chuyên chính vô sản. Bởi vì, thực chất của giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động phải đập tan chính quyền thuộc địa, đánh đuổi thực dân, loại trừ phong kiến, giành lấy chính quyền và dùng chính quyền đó để chuyển sang giai đoạn hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Và thực tế, với thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, chúng ta đánh đổ ách thống trị của phát xít, thực dân phong kiến giành chính quyền lập ra nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà- nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam á. Sau năm 1954, đế quốc Mỹ can thiệp vào nước ta

gây ra sự chia cắt giữa hai miền Nam-Bắc, Đảng ta quyết định chuyển nền chuyên chính công nông sang làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền nam. Sau năm 1975, đất nước thống nhất, Nam – Bắc xum họp một nhà, Đảng ta tuyên bố đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng(1976), Đảng ta quan niệm: chuyên chính vô sản là quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động mà nòng cốt là liên minh công nông, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, thông qua nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta vẫn giữ được bản chất của nền chuyên chính vô sản, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, mở rộng dân chủ, tăng cường pháp chế, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào bộ máy chính quyền nhà nước. Trong

công cuộc đổi mới hiện nay, quá trình đổi mới hệ thống chính trị, có lúc chúng ta không dùng cụm từ “chuyên chính vô sản”

để tránh hiểu lầm về sự xuyên tạc của kẻ thù, nhưng thực chất “chuyên chính vô sản” là “Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa” ở nước ta chỉ là một. Đó là sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng với xã hội, là quyền làm chủ, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, là vai trò quản lý, xây dựng đất nước của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là sự chuyên chính của giai cấp công nhân, nhân dân lao động với các thế lực thù địch, chống đối, cản trở công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thực chất quá trình xây dựng và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam là thực hiện chuyên chính của giai cấp công nhân nhằm giữ vững độc lập dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, thực hiên mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. ở nước ta, chuyên chính không đối lập với dân chủ mà gắn bó hữu cơ với dân chủ,

chuyên chính không chỉ là bạo lực chấn áp kẻ thù chống phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mà chủ yếu và quyết định là xây dựng thành công chế độ mới- xã hội chủ nghĩa. Qua thực tế 20 năm đổi mới nền chuyên chính ở nước ta đã phát huy được tình ưu việt của nó, luôn làm tròn chức năng, nhiệm vụ, góp phần vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam hiện nay. Đánh giá kết quả 20 năm tiến hành đổi mới đảng ta khảng định: “việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiến bộ trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp. Sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc được phát huy.”14

Tiếp cận với hệ thống lý luận về chuyên chính vô sản của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta càng thấy rõ tính cách mạng khoa học của nó. Vấn đề chuyên chính vô sản không phải do C.Mác- Ph. Ăngghen hay VI.Lê-Nin đưa ra mang tình áp đặt chủ quan, vô nguyên tắc, mà nó là kết quả của quá trình nhận thức và thực tiễn đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ của giai

Một phần của tài liệu THU HOẠCH quá trình phát triển lý luận về chuyên chính vô sản và sự vận dụng sáng tạo của đảng ta hiện nay (Trang 26 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w