Xây dựng đường chuẩn xác định số bản sao từ dòng tế bào ung thư vú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú (Trang 25 - 26)

n Hệ số tươg qua (r)

4.3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định số bản sao từ dòng tế bào ung thư vú

kết luận survivin mRNA ở giai đoạn I là 16,1%, giai đoạn II là 33,3%, giai đoạn III là 88,8%, có sự liên quan giữa tỷ lệ phát hiện survivin

trong máu với giai đoạn bệnh (p<0,001). Survivin mRNA trong máu còn liên quan đến kích thước u, di căn hạch. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sao chép survivin mRNA trong máu bệnh nhân ung thư vú giai đoạn I là 25%, giai đoạn II là 31,6%, giai đoạn III và IV là 68,8%, sự liên quan giữa survivin mRNA trong máu và các giai đoạn bệnh là có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tóm lại, sử dụng kỹ thuật RT-PCR đã

phát hiện được sự sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA trong máu

bệnh nhân ung thư vú ở giai đoạn sớm, tỷ lệ phát hiện liên quan đến kích thước u, giai đoạn bệnh.

4.3. Realtime PCR đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA,

survivin mRNA trong nhóm nghiên cứu.

4.3.1. Xây dựng đường chuẩn xác định số bản sao từ dòng tế bào ung thư

Để xây dựng đường chuẩn (Standard Curve) phải dựa vào dòng tế bào ung thư vú có sự tăng cường sao chép gen nghiên cứu. Theo kết quả

RT-PCR, dòng tế bào BT474 phát hiện sự sao chép hMAM mRNA nên

có thể sử dụng để xây dựng đường chuẩn. Theo kết quả ở mức pha loãng 100 lần tương đương với 200 tế bào ung thư vú, Ct: 33,14, khoảng 893 bản copie là ngưỡng thấp nhất có thể phát hiện được sự sao chép hMAM. Theo Zehetner và cộng sự bằng kỹ thuật RT-PCR trộn dòng tế bào ung thư vú BT474 với 5ml máu bình thường khỏe mạnh, thì ngưỡng phát hiện là 100 TB BT474/1ml máu, ngưỡng bản sao phát hiện được >1000. Đường chuẩn phát hiện survivin từ dòng tế bào ung thư vú MCF7 được thiết lập với ngưỡng thấp nhất phát hiện được là 200 tế bào tương đương Ct là 26,14 và 1,08E4 bản copie. Rất nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ngay cả khi Realtime PCR có điểm ngưỡng phân biệt các khối u và tế bào bình thường, kỹ thuật này không cung cấp một đánh giá chính xác số lượng các tế bào ung thư trong mẫu do sự thay đổi trong tỷ lệ sao chép mRNA giữa các tế bào khối u. Chính vì vậy để đánh giá mức độ sao chép gen nghiên cứu sử dụng đường chuẩn xác định số bản sao sẽ cung cấp thông tin chính xác và gần với thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá mức độ sao chép hMAM mRNA, survivin mRNA từ tế bào ung thư vú (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)