Doanh số cho vay trung và dài hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” doc (Trang 35 - 36)

Doanh số cho vay tại NH phản ánh quy mô hoạt động của NH. Doanh số cho vay càng cao chứng tỏ NH có thị phần hoạt động rộng, số lượng khách hàng nhiều. Trên thực tế doanh số cho vay của NH là rất lớn và tập trung nhiều cho cho vay ngắn hạn còn cho vay trung và dài hạn thì chiếm tỷ trọng nhỏ

hơn. Tuy nhiên trong tình hình kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh thì hoạt

động cho vay trung và dài hạn là một hoạt động không thể thiếu. Để thấy quy mô hoạt động của NH ta phân tích doanh số cho vay trung và dài hạn của NH theo thành phần kinh tế qua 3 năm:

Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM Đvt:Triệu đồng 2006 so với 2005 2007 so với 2006 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Số tiền % Số tiền % 1. Nhà nước 65.109 42.351 35.268 -22.758 -34,95 -7.083 -16,72 2.Tập thể 0 0 0 0 0 0 0 3.Tư Nhân 18.388 1.247 25.087 -17.141 93,22 23.840 1911,79 4.Cá thể 16.152 12.205 21.846 -3.947 -24,44 9.641 78,99 5.Hỗn hợp 15.796 29.786 859 13.990 88,57 -28.927 -97,12 6.Khác 2.465 7.772 2.465 5.307 68,28 7.Tổng 115.445 88.054 90.832 -27.400 -23,73 2.778 3,15

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn của BIDV Cần Thơ)

Qua số liệu 3 năm cho ta thấy mức biến động trong tình hình cho vay của Ngân hàng. Cụ thể là năm 2005 tổng doanh số cho vay của NH là 115.445 triệu

23,73%. Đến năm 2007 thì doanh số cho vay là 90.832 triệu đồng và đã làm tăng tổng doanh số cho vay là 2.778 triệu đồng hay tăng 3,15% của năm 2007 so với năm 2006.

Do nhu cầu vay vốn của các thành phần trong xã hội là khác nhau cho nên về số lượng tiền cho vay của NH đối với các thành phần kinh tế cũng sẽ là khác nhau. Cụ thể là doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế nhà nước là khá cao. Nó chiếm vị trí đầu trong danh sách cho vay đối với các thành phần kinh tế, trong năm 2005 thì doanh số vay đối với đối tượng là các thành phần kinh tế nhà nước chiếm 56,4% trong tổng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế. Sang năm 2006 thì doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế chiếm 48,1% trong tổn doanh số cho vay. Đến năm 2007 thì doanh số cho vay chỉ còn 38,33%. Sự giảm trong doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà nước là do cơ

chế thị trường hoá. Nhà nước ngay càng có xu hướng chuyển dần sang cơ chế tư

nhân hoá, cổ phần hoá…Điều này chứng tỏ nền kinh tế đang phát triển theo hướng tích cực và thể hiện sự linh động của NH với sự biến động trên trên thị

trường. Cụ thể là trong năm 2005 doanh số cho vay theo thành phần kinh tế nhà nước là 65.109 triệu đồng, sang năm 2006 là 42.351 triệu đồng đã giảm 22.758 triệu đồng hay giảm 34,95%. Đến năm 2007 chỉ còn 35.268 triệu đồng đã giảm 7.083 triệu đồng hay giảm 16,72%. Đối với các thành phần kinh tế khác như tư

nhân hay cá thể thì doanh số cho vay cũng giữ một vị trí quan trọng trong tổng doanh số cho vay của NH.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phân tích rủi ro trong hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” doc (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)