Chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde jj tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 32 - 36)

dịng cĩ đặt sonde JJ.

1.2.1. Định nghĩa v cht lượng cuc sng ca người bnh sau tán si niu qun ni soi ngược dịng cĩ đặt sonde JJ.

Năm 1948 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra định nghĩa về

sức khỏe: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái hồn tồn về thể chất, tinh thần và xã

hội, chứ khơng phải chỉ là khơng cĩ bệnh hay tật”. Trong thực tế nhiều người cĩ

bệnh tật nhưng lại sống rất hạnh phúc trong khi những người khỏe mạnh lại trở

thành các nhân tố nguy hiểm cho xã hội. Do vậy sức khỏe là một yếu tố rất quan

trọng của chất lượng cuộc sống.

Định nghĩa của WHO cho rằng: “chất lượng cuộc sống” là sự cảm nhận của cá nhân về tình trạng hiện tại của người đĩ, theo những chuẩn mực về văn hĩa và sự thẩm định về giá trị của xã hội mà người đĩ đang sống. Những nhận thức này gắn liền với mục tiêu, kỳ vọng và những mối quan tâm, lo lắng của người đĩ [32].

Các khái niệm về chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và các yếu tố của nĩ đã bắt đầu hình thành từ những năm 1980, bao trùm hết những yếu tố của chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sức khỏe thể chất hoặc tinh thần. Ở cấp độ

cá nhân, điều này bao gồm nhận thức về sức khỏe thể chất, tinh thần và mối tương quan của chúng, bao gồm cả rủi ro về sức khỏe, tình trạng chức năng, hỗ trợ xã hội, và tình trạng kinh tế xã hội. Ở cấp độ cộng đồng, bao gồm các điều kiện, chính sách và thực tiễn ảnh hưởng đến nhận thức sức khỏe của một cộng đồng dân cư. Hiểu biết về các yếu tốảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe

cho phép cơ quan y tế hợp pháp hĩa việc giải quyết các lĩnh vực chính sách cơng

liên quan đến sức khỏe xung quanh một bối cảnh chung bao gồm cả các dịch vụ xã

hội, quy hoạch cộng đồng và kinh tế [36],[46].

Đo lường chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe cĩ thể giúp xác định

những gánh nặng của các căn bệnh và cung cấp những hiểu biết mới cĩ giá trị để

hiểu mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe và các yếu tố nguy cơ. Đo chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe sẽ giúp giám sát tiến độ trong việc đạt được mục tiêu y tế quốc gia. Phân tích các dữ liệu giám sát chất

lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe cĩ thể phân nhĩm các đối tượng dựa vào

tình trạng sức khỏe, hướng dẫn can thiệp để cải thiện tình hình của họ và ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng hơn. Giải thích và cơng bố những dữ liệu này cĩ thể giúp xác

định các nhu cầu cho chính sách y tế và pháp luật giúp phân bố nguồn lực, hướng

dẫn xây dựng kế hoạch chiến lược và theo dõi hiệu quả của các can thiệp cộng đồng rộng lớn.

1.2.2. Các phương pháp và cơng c đánh giá cht lượng cuc sng ca người bnh sau tán si niu qun ni soi ngược dịng cĩ đặt sonde JJ.

Năm 2003, Joshi và cộng sự đã báo cáo về nghiên cứu đánh giá khách quan

các triệu chứng liên quan đến sonde niệu quản thơng qua bộ câu hỏi đã được kiểm

định IPSS (International Prostate Symptom Score) và chất lượng cuộc sống (SF-36).

Họ đã thành cơng trong việc chỉ ra mối liên quan của các triệu chứng tiết niệu với sonde niệu quản và tác động tiêu cực của chúng đến chất lượng cuộc sống của

người bệnh. Để định hướng tốt hơn cho việc ra quyết định và thực hành lâm sàng,

sau đĩ họđã phát triển và xác nhận một bảng câu hỏi để giải quyết cụ thể mục đích này [37].

Bảng câu hỏi như một tiêu chuẩn để đánh giá triệu chứng liên quan đến

sonde niệu quản cĩ tên là “ Ureteral Stent Symptom Questionnaire” (USSQ) ra đời

bao gồm 38 mục thuộc sáu lĩnh vực (đau, triệu chứng tiết niệu, hiệu suất làm việc, vấn đề tình dục, sức khỏe tổng quát và các vấn đề khác) đánh giá chất lượng cuộc sống chủ quan một cách khách quan. Mỗi câu hỏi cĩ một điểm và tổng số điểm được thực hiện cho 6 phần riêng biệt. Những điểm số này dẫn đến một chỉ số tiết niệu, điểm chỉ số đau, điểm chỉ số sức khỏe chung, điểm hiệu suất cơng việc, điểm số về vấn đề tình dục và điểm số về các vấn đề khác. Điểm số càng cao thì các triệu chứng càng tồi tệ, điểm cao hơn trên một phần nhất định tương ứng với tác động lớn hơn của sonde niệu quản đối với sức khỏe cụ thểđĩ.

Cĩ hai phiên bản USSQ, một phiên bản được dùng để đánh giá chất lượng

cuộc sống của người bệnh cĩ sonde niệu quản 1 và/hoặc 4 tuần sau khi đặt, một phiên bản được đánh giá sau khi người bệnh được loại bỏ sonde niệu quản.

Trong thập kỷ qua, USSQ đã được chứng minh là một cơng cụ hữu ích trong

việc kiểm tra các vấn đề liên quan đến sonde niệu quản và đã được dịch, xác thực và

xuất bản sang các ngơn ngữ khác nhau: Ý, Pháp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Ả Rập,

Đức, Thổ Nhĩ Kỳ và các ngơn ngữ khác [37],[45].

1.2.3. Các nghiên cu v cht lượng cuc sng ca người bnh sau tán si niu qun ni soi ngược dịng cĩ đặt sonde JJ.

Phạm Quang Vinh, Nguyễn Phú Việt nghiên cứu tại Khoa Tiết niệu, Bệnh

viện Quân y 103 từ 12 - 2012 đến 9 – 2013 với 50 người bệnh được yêu cầu trả lời

các câu hỏi đánh giá triệu chứng rối loạn tiểu tiện và khám tại thời điểm 4 tuần mang sonde và khi rút sonde JJ. Kết quả cho thấy triệu chứng rối loạn tiểu tiện xuất

hiện ở 100% người bệnh, mức độ nặng dần khi thời gian mang sonde kéo dài. Tỷ lệ

đái máu 80%, nhiễm khuẩn niệu 6%. 84% người bệnh than phiền vì triệu chứng đau

ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày [19].

Trên thế giới cĩ một số nghiên cứu điển hình về chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dịng cĩ đặt sonde JJ.

Năm 2003, Joshi và cộng sự đã nghiên cứu xây dựng bộ câu hỏi USSQ.

Tổng cộng cĩ 309 người bệnh được yêu cầu tham gia trong các giai đoạn khác nhau

của nghiên cứu. Qua 3 giai đoạn họ đã hồn thiện bộ câu hỏi đề cập đến nhiều lĩnh

vực khác nhau của sức khỏe (6 phần và 38 mục) bịảnh hưởng bởi sonde niệu quản

bao gồm các triệu chứng tiết niệu, đau, sức khỏe nĩi chung, hiệu suất làm việc, vấn đề tình dục và các vấn đề khác. Kết quả cho thấy các triệu chứng tiết niệu và đau ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và sức khỏe nĩi chung là những vấn đề quan

trọng liên quan đến sonde niệu quản. Trong số các người bệnh, 78% báo cáo các

triệu chứng tiết niệu khĩ chịu bao gồm các triệu chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu khơng tự chủ và tiểu máu. Hơn 80% người bệnh trải qua cơn đau liên quan đến sonde niệu

quản ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày, 32% báo cáo rối loạn chức năng tình

dục, 58% báo cáo giảm khả năng làm việc và tác động kinh tế tiêu cực. Các nghiên

cứu kiểm chứng cho thấy bảng câu hỏi là nhất quán nội bộ (Cronbach 'alpha> 0,7)

với độ tin cậy kiểm tra lại tốt (hệ số Pearson> 0,84) [37].

Kristina Karin Dưtzer (2016) nghiên cứu 101 người bệnh cĩ sonde niệu quản

đã hồn thành USSQ phiên bản Đức cho thấy độ tin cậy của bộ câu hỏi tốt (Cronbach's α = 0.72 - 0.88). Tất cả các lĩnh vực ngoại trừ chất lượng cuộc sống chung (GQ) cho thấy độ nhạy thay đổi đáng kể với giá trị p <0,05. Phiên bản tiếng

Đức của USSQ đã chứng tỏ là một cơng cụ đáng tin cậy và mạnh mẽ để đánh giá

ảnh hưởng của sonde niệu quản cho cả người bệnh nam và nữ [38].

Dan Leibovici (2005) nghiên cứu tại Israel cho kết quả như sau: khĩ tiểu, tần

suất tiểu tiện và khơng trì hỗn được báo cáo lần lượt là 40%, 50% và 55% người

bệnh. Đau sườn, tiểu máu hoặc sốt được báo cáo là 32%, 42%và 15% tương ứng.

Trong số người bệnh mất ít nhất 2 ngày lao động (45%) trong 14 ngày đầu tiên và

32% người bệnh khơng thể đi làm được vào ngày thứ 30. Tổng cộng cĩ 435 ngày

lao động đã bị mất. Lo lắng và rối loạn giấc ngủ được báo cáo 24% và 20%. Giảm

ham muốn tình dục đã được báo cáo 45%, và rối loạn chức năng tình dục bởi 42%

James E. Lingeman năm 2004 đã đánh giá tác động của thiết kế sonde niệu quản đến sự thoải mái cho người bệnh. Kết quả cho thấy cơn đau nĩi chung trở nên tồi tệ hơn từ lúc bắt đầu đến ngày thứ 4 và được cải thiện sau nhiều ngày. Trung bình người bệnh sử dụng thuốc giảm đau cho tất cả các loại sonde vào ngày thứ nhất sau khi đặt. Các triệu chứng phổ biến liên quan đến sonde ở mức độ nhẹ hoặc trung bình bao gồm: đau sườn ở 47 người bệnh, tiểu máu ở 39 người bệnh, khĩ tiểu ở 34 người bệnh, đi tiểu thường xuyên ở 30 người bệnh và bí tiểu ở 27 người bệnh, 6 người bệnh cần phải nhập viện [41].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh sau tán sỏi niệu quản nội soi ngược dòng có đặt sonde jj tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)