Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô

Một phần của tài liệu Hệ thống các câu hỏi lịch sử học thuyết kinh tế (Trang 34 - 40)

- Từ khi ra đời, CNTB đã từng gặp những thăng trầm chu kỳ của lạm phát (giá cả cao) và

suy thoái (nạn thất nghiệp rất cao);

- Đôi khi những hiện tượng này xảy ra rất dữ dội, như thời kỳ siêu lạm phát ở Đức trong những năm 20, thời kỳ đại suy thoái ở Mỹ trong những năm 30 thế kỷ XIX;

Vì vậy, chính phủ sử dụng các chính sách tiền tệ, tài chính tác động tới chu kỳ kinh doanh, giải quyết nạn thất nghiệp, chống trì trệ, lạm phát …

Câu 28: Phân tích lý thuyết của trường phái Trọng Tiền hiện đại ở Mỹ. Đưa ra nhận xét về lý thuyết này. So sánh luận điểm xác định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông của William Petty với thuyết “số lượng tiền tệ”. Nhận xét về những luận điểm này?

a/ Các quan điểm kinh tế của trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ:

Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ chủ trương tự do hóa nền kinh tế đồng thời nhấn mạnh vai trò tự điều tiết của thị trường.

Trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ đối lập và phê phán gay gắt những quan điểm chủ yếu của Keynes:

- Về tình trạng nền kinh tế: Cho rằng giá cả và tiền lương trong điều kiện mới là tương đối linh hoạt mềm dẻo.

- Thị trường vẫn có khả năng tự động điều tiết.

- Do thị trường có khả năng tự điều chỉnh nên nền kinh tế có khả năng phát huy tiềm năng của mình. GNP thực tế gần sát GNP tiềm năng. Do đó đường tổng mức cung không phải là một khoảng nằm ngang mà là một đường dốc đứng gần với GNP (GNP: tổng thu nhập quốc dân)

- Tổng cầu: Khi đường tổng cung là một đường dốc đứng, tổng cầu thay đổi thì nó không thay đổi hình dáng kể GNP thực tế mà chỉ làm thay đổi giá cả.

- Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu: Trường phái này cho rằng chính sách tài chính không làm ảnh hưởng nhiều đến tổng cầu mà nhân tố quan trọng quyết định chính là khối lượng tiền tệ (ký hiệu: M) nói đúng hơn là tổng mức cung về tiền tệ.

Theo quan điểm trọng tiền hiện đại ở Mỹ: Tổng cung tiền tệ là một nhân tố chủ quan. Vì vậy, nó thường không ổn định và nó thường đặc biệt dễ bị chi phối bởi nhân tố chính trị như là chu kỳ kinh doanh chính trị (chu kỳ bầu cử tổng thống, nghị sĩ quốc hội...). Trong khi đó tổng mức cầu về tiền tệ là một đại lượng khách quan, tương đối ổn định vì nó phụ thuộc vào GNP tiềm năng.

Trường phái trọng tiền hiện đại Mỹ quan tâm đến căn bệnh chủ yếu của nền kinh tế: không phải là suy thoái và thất nghiệp mà căn bệnh nguy hiểm nhất là lạm phát. Họ đề ra biện pháp để chống lạm phát như sau: Thực hiện một chính sách tiền tệ, cụ thể, chủ động làm tăng tổng mức cung tiền tệ từ 3-4%/ năm (phù hợp với tốc độ tăng của tổng mức cầu tiền tệ là xấp xỉ mức phát triển của GNP tiềm năng. Một điểm cần chú ý ở đây là lạm phát giảm sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng.

Nhận xét:

- Đã đề ra một giải pháp hữu hiệu để tránh lạm phát nhưng cũng cần phải lưu tâm đến suy thoái và thất nghiệp, là căn bệnh trầm kha của chủ nghĩa tư bản.

b/ So sánh luận điểm xác định số lượng tiền cần thiết trong lưu thông của William Petty với thuyết “số lượng tiền tệ”. Nêu nhận xét.

Ông là người đầu tiên xác định số tiền trong lưu thông trên cơ sở số lượng hàng hóa và tốc độ chu chuyển của tiền, là người tiên phong trong việc nghiên cứu ảnh hưởng của thời hạn thanh toán đối với lưu thông tiền tệ, thời hạn thanh toán càng dài thì số tiền cần thiết cho lưu thông càng nhiều.

Nhận xét:

Ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương khi cho rằng hai thứ kim loại giữ vai trò tiền tệ là vàng bạc. Quan hệ tỷ lệ giữa chúng là giá trị của chúng là do số lượng lao động bỏ vào việc khai thác vàng bạc quyết định.

Trường phái Mỹ:

Tốc độ lưu thông của tiền tệ là tốc độ quay vòng của tổng khối lượng tiền tệ. Công thức’

PQ GNP

V= = (1)

M M

V= Tốc độ lưu thông của tiền tệ M= Khối lượng tiền tệ

P= Mức giá chung

Q= Sản lượng thực tế của hàng hóa dịch vụ  MV=GNP=PQ (2)

Ở phương trình này ta thấy mối quan hệ giữa M.V.GNP.

Từ (2): gọi V là đại lượng cố định, trên danh nghĩa GNP tỷ lệ với khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Đặc biệt trong thời gian ngắn V coi như không đổi:

MV V

 P= = M

Q Q

V/Q trong thời gian ngắn nhất là một hằng số = Kinh tế Vì vậy P= KM (3)\ Mức giá luôn tỷ lệ với khối lượng tiền trong lưu thông

Từ đó, trường phái trong tiền hiện đại ở Mỹ cho rằng các biến số của kinh tế vĩ mô như sản lượng quốc gia, việc làm mức giá cả thuần túy phụ thuộc rất nhiều vào khối lượng tiền tệ. Nếu khối lượng tiền tệ càng nhiều thì GNP: việc làm giá cả cũng tăng lên theo. Lạm phát là do dư thừa số lượng tiền tệ trong lưu thông.

So với W. Petty thì trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ nghiên cứu sâu hơn. Nhận xét:

- Từ công thức (3) trên cho thấy trường phái trọng tiền hiện đại ở Mỹ đã thấy được mọi tình trạng lạm phát (P tăng nhanh) là do phát hành tiền quá mức cần thiết. Từ đó, phải tìm cho ra giải pháp hữu hiệu để chống tình trạng lạm phát, gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế.

- Thực tế chính sách tiền tệ là một công cụ vĩ mô hết sức quan trọng. Trong quản lý nhà nước không chỉ ứng dụng chính sách tiền tệ và quy tắc tiền tệ mà còn ứng dụng một cách tổng hợp các công cụ.

Câu 29: Phân tích lý thuyết của A. Lewis. Nhận xét về lý thuyết này. Nền kinh tế nước ta hiện nay có phải là kinh tế “nhị nguyên” không? Tại sao?

a/ Lý thuyết của A. Lewis. Nhận xét:

Cho rằng, các nước chậm phát triển có những nét hoàn toàn đặc thù mà bất cứ một lý thuyết kinh tế nào giải quyết sự tăng trưởng và phát triển thuần túy chỉ dựa vào vấn đề của kinh tế thị trường nói chung đều vấp phải một giới hạn không vượt qua được. Ông nhận định rằng, trong các nền kinh tế thế giới thứ 3, các cơ chế thị trường thường xuyên không họat động, hoặc hoạt động quá yếu ớt, dung lượng thị trường nhỏ bé, quan hệ cung-cầu đều hạn chế và không có sự cạnh tranh. Vì thế ông đưa ra một lý thuyết để lý giải về kinh tế của những nước chậm phát triển. Theo Lewis trong nền kinh tế của các nước đang phát triển có 2 hệ thống song song tồn tại, đó là hệ thống kinh tế truyền thống và hệ thống kinh tế du nhập (thường là hệ thống kinh tế TBCN tiên tiến).

Ở khu vực kinh tế truyền thống có nét đặc trưng là kỹ thuật sản xuất lạc hậu và năng suất lao động thấp. Vì thế yêu cầu đặt ra là nhanh chóng chuyển khu kinh tế truyền thống sang khu kinh tế hiện đại bằng con đường công nghiệp hóa để khởi động cho sự tăng trưởng. Như vậy, công nghiệp hóa khu vực kinh tế truyền thống được coi là sự khởi động, là yếu tố cốt lõi cho sự tăng trưởng. Trong khu vực kinh tế truyền thống thì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Song song với lao động năng suất kém là nạn dư thừa lực lượng lao động (có thể giảm bớt số lao động hiện có mà không hề giảm sút quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm làm ra). Vì thế theo ông, số lao động dư thừa đó nên chuyển bớt sang khu vực kinh tế hiện đại, cho phép đạt được sự tăng trưởng kinh tế trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Lewis đi đến kết luận là ở khu kinh tế truyền thống luôn tồn tại một số lượng lao động muốn có việc làm và hễ ở đâu có thu nhập cao thì số lao động này sẽ sẵn sàng chuyển đến đó làm việc.

Bên cạnh khu vực kinh tế truyền thống là khu vực kinh tế du nhập: là khu vực sản xuất TBCN hiện đại, sử dụng lao động ăn lương. Kỹ thuật công nghệ hiện đại, người lao động tạo ra một lượng giá trị lớn hơn mức lương họ hưởng. Do vậy, nhà tư bản có điều kiện để tăng lượng vốn tích lũy, trên cơ sở đó tăng đầu tư, đổi mới kỹ thuật sản xuất. Theo ông, tiền lương của người lao động trong khu vực này tương đối ổn định do thu nhập của người lao động không thể thấp hơn chi phí để tái sản xuất ra sức lao động. Nếu không thì quá

trình sản xuất tiếp theo sẽ không thực hiện được và người lao động cũng không làm việc ở đây nữa. Mặc khác nó cũng không đòi hỏi cao hơn chi phí để tái sản xuất lao động trong điều kiện nhất định, vì sự tồn tại của đội quân lao động dự trữ đông đảo ở nông thôn, đội quân luôn sẵn sàng từ bỏ ruộng đồng đi làm việc mới ở thành thị, ở khu vực kinh tế hiện đại. Cũng chính vì lý do đó tạo nên sức ép ngăn chặn việc tăng lương ở khu vực này. Chính lao động ở khu vực du nhập hiện đại luôn tạo ra một lượng giá trị lớn hơn mức lương mà họ được hưởng với sự ổn định của đồng lương đó sẽ cho phép khu vực này được sự mở rộng sản xuất không ngừng  tăng về quy mô  tăng về quy mô tích lũy  đầu tư tăng  mở rộng sản xuất, đổi mới kỹ thuật  tăng trưởng.

Theo thuyết này, đối với các nước đang phát triển, để đạt được tăng trưởng và phát triển phải tập trung vào khu vực kinh tế hiện đại, mà không cần quan tâm đến khu vực kinh tế truyền thống vốn là khu vực phát triển trì trệ. Theo Lewis, việc giải quyết tình trạng trì trệ của khu vực kinh tế truyền thống hoàn toàn phụ thuộc vào việc giải quyết tăng trưởng ở khu sản xuất hiện đại, có nghĩa là, để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế quốc dân thì tác động chủ yếu là vào khu vực sản xuất hiện đại. Và nhịp độ tăng trưởng, phát triển của khu vực này cũng ảnh hưởng đến nhịp độ tăng trưởng, phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Nhận xét:

Những câu hỏi đặt ra là:

- Khi nghiên cứu lý thuyết này liệu có thể di chuyển lao động, cơ cấu kinh tế liên tục từ nông nhiệp sang công nghiệp cho đến khi trở thành nền kinh tế phát triển được không? Chắc chắn là không bởi vì sự di chuyển này gắn liền với nhiều yếu tố liên quan như yêu cầu kỹ thuật, tay nghề của người lao động, phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống...

- Mặt khác, liệu nếu tập trung toàn bộ để phát triển khu vực sản xuất hiện đại thì nền kinh tế có tăng trưởng như mong muốn không? Rõ ràng là không vì ở những nước đang phát triển thì giá trị sản phẩm của khu vực kinh tế hiện đại thì kỹ thuật và năng suất lao động vẫn ở trình độ thấp.

b/ Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao?

- Nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là nền kinh tế nhị nguyên mà là nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta không hề từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp để đi đến sản xuất công nghiệp hiện đại mà phát triển nông nghiệp một cách có kế hoạch, cân đối với cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp vẫn là mặt trận chủ lực của chúng ta. Chúng ta cần có nông nghiệp để xuất khẩu lúa gạo, lấy tiền đem về nguyên vật liệu, máy móc để phát triển nông nghiệp... tạo tiền đề tăng trưởng cho kinh tế Việt Nam.

Câu 30: Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima. Nhận xét về lý thuyết này. Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao? Ý nghĩa rút ra cho sự hoạch định chính sách kinh tế từ sự nghiên cứu lý thuyết này?

a/ Phân tích nội dung lý thuyết của Harry Toshima. Nhận xét:

Ông là nhà kinh tế Nhật Bản, đưa ra lý thuyết tăng trưởng của các nước kinh tế gió mùa. Theo ông, mô hình tăng trưởng của Lewis không có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp gió mùa. Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Trong mô hình này, sự phát triển được bắt đầu bằng việc vẫn giữ lại lao động trong nông nghiệp và chỉ tạo thêm những hoạt động mới trong những tháng nhàn rỗi như: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, đẩy mạnh chăn nuôi...

Lý thuyết này cũng giải thích tình trạng nghèo khổ của những nước Châu Á gió mùa: Nền kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa. Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh tác) và mùa khô (mùa nhàn rỗi). Như vậy lao động trong nông nghiệp không được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động thấp  năng suất lao động thấp  thu nhập thấp.

Giải pháp kinh tế của lý thuyết này là: tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, phát triển chăn nuôi, đánh cá, quan tâm phát triển ngành công nghiệp chế biến và ngành công nghiệp có thể sử dụng nhiều lao động ở nông thôn. Khi lao động nông nghiệp sử dụng một cách đầy đủ làm cho mức thu nhập của họ hằng năm tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng tăng, từ đó mở rộng thị trường cho các ngành công nghiệp và dịch vụ. Như vậy lực lượng nông nghiệp sẽ được sử dụng hết.

Mặt khác, khi thị trường lao động bị thu hẹp thì tiền lương thực tế tăng nhanh. Hầu hết các nông trại phải chuyển sang cơ giới và việc thay thế lao động thủ công bằng các loại máy móc nhỏ sẽ làm tăng năng suất lao động, tăng GNP tính theo đầu người.

Nhận xét:

Chúng ta có những câu hỏi đặt ra là:

1. Thứ 1: Có phải nền kinh tế của các nước đang phát triển đều là kinh tế nhị nguyên không? Câu trả lời là chỉ đúng với một số nước, trên thực tế ở một số nước đang phát triển thị khu vực kinh tế hiện đại, năng động lại là khu vực dịch vụ.

2. Thứ 2: Có thực sự thừa lao động trong khu vực truyền thống không? Vì thực tế cho thấy rằng: Khi thời vụ xảy ra, sản xuất nông nghiệp vẫn còn có nhu cầu về lao động.

3. Thứ 3: Sự chuyển giao lao động từ khu vực sản xuất truyền thống sang khu vực sản xuất hiện đại hay không? Vì khu vực này có bảo đảm vừa tăng lao động vừa tăng lợi nhuận được không? Trên thực tế có xu hướng việc ứng dụng các kỹ thuật sản xuất hiện đại lại gắn liền với việc tăng tỷ xuất vốn đầu tư và ít sử dụng công nhân không có tay nghề. Mặt khác ở các nước đang phát triển khu vực kinh tế hiện đại kém có khả năng tích lũy do kỹ thuật sản xuất lạc hậu và năng suất lao động thấp.

b/ Nền kinh tế nước ta nước ta có phải là nền kinh tế “nhị nguyên” không? Vì sao? Nền kinh tế Việt nam hiện nay không phải là nền kinh tế nhị nguyên mà là nền kinh tế chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chúng ta không hề từ bỏ lĩnh vực truyền thống là sản xuất nông nghiệp để đi đến sản xuất

Một phần của tài liệu Hệ thống các câu hỏi lịch sử học thuyết kinh tế (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w