Đối với bệnh viện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại khoa khám và điều trị 24 giờ, bệnh viện nhi trung ương năm 2020 (Trang 34)

• Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho điều dưỡng. Cập nhật kiến thức mới cho nhân viên y tế trong công tác chăm sóc, tư vấn cho người bệnh. Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cập nhất kiến thức về xử trí và chăm sóc trẻ nhỏ khi bị sốt cho các điều dưỡng viên

• Thường xuyên tập huấn kỹ năng giao tiếp, tư vấn sức khoẻ, mô hình chăm sóc toàn diện phù hợp vơi từng khoa phòng.

• Tăng cường thêm nhân lực cho khoa phòng, đặc biệt là điều dưỡng viên.. 2. Đối với khoa phòng

• Cần hướng dẫn và hỗ trợ (khi cần thiết) người nhà người bệnh và có sự giám sát trong chăm sóc vệ sinh cho người bệnh. Làm tốt công tác chăm sóc trẻ sốt tại bệnh viện, nâng cao vai trò của nhân viên y tế; đặc biệt, là các điều dưỡng viên trong chăm sóc trẻ tại bệnh phòng. Hướng dẫn đầy đủ cho bà mẹ về biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ, cách dùng thuốc hạ sốt, nuôi dưỡng khi trẻ sốt trước khi ra viện

• Thường xuyên tự cập nhật kiến thức và luôn có tinh thần học tập vươn lên để thực hiện tốt việc chăm sóc bệnh nhân…Nhân viên y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng cần tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe về sốt cho tất cả các gia đình có con đang nằm viện. Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về kiến thức và cách xử trí sốt trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, sách báo, mạng xã hội, các trang mạng,báo điện tử, facebook, zalo, intagram nhằm giúp các bà mẹ có kiến thức và cách xử trí trẻ sốt đúng; góp phần hạn chế các biến chứng của sốt gây ra với trẻ.

• Tại các khoa nên có các cuốn tạp chí về các bệnh thường gặp, cách xử trí trẻ sốt ở trẻ em phát cho các gia đình cùng đọc và giải đáp mọi thắc mắc của gia đình.

• Mỗi tuần nên dành ra ít nhất một buổi họp gia đình bệnh nhân tại khoa cùng trao đổi về bệnh và cách chăm sóc xử lí trẻ sốt. Nội dung tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho bà mẹ tập trung vào hướng dẫn những dấu hiệu bệnh, các xử trí, cách phòng ngừa, cách chăm sóc trẻ và khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.

• Trên các trang mạng về y tế cần đề cập nhiều hơn đến bệnh chăm sóc và xử lí, biên chứng của sốt để tất cả mọi người dân đều biết với những kiến thức chuẩn y học.

• Tăng cường lồng ghép giáo dục kiến thức và thực hành về chăm sóc trẻ bệnh và chăm sóc trẻ sốt trong các đợt tiêm chủng mở rộng.

• Làm tốt công tác chỉ đạo tuyến, cung cấp kiến thức về xử trí sốt cho các bà mẹ có con nhỏ; chú trọng đến kiến thức, thái độ và thực hành sơ cứu ban đầu khi trẻ sốt, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất biến chứng xảy ra khi trẻ sốt.

3. Đối với các bà mẹ

Nghiêm túc thực hiện các hướng dẫn về chăm sóc trẻ sốt: chế độ ăn và vận động. Các hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ trong và sau khi ra viện. Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

KẾT LUẬN

1. Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại Khoa khám và điều trị 24 giờ, bệnh viện Nhi Trung ương con dưới 2 tuổi tại Khoa khám và điều trị 24 giờ, bệnh viện Nhi Trung ương năm 2020 là tương đối tốt:

- Tất cả các bà mẹ đều quan tâm vấn đề sốt ở trẻ, 80% bà mẹ tìm hiểu thông tin về sốt, 80% bà mẹ biết biến chứng co giật của sốt, 50% bà mẹ biết tác hại của thuốc hạ sốt, gần 80% bà mẹ biết thời gian giữa hai lần dùng thuốc hạ sốt là 4-6 giờ.

- Vẫn còn tồn tại số ít các bà mẹ không biết biến chứng xảy ra khi sốt và bà mẹ chưa có kiến thức đúng về thời gian giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt là 4-6 giờ.

- Chỉ có 5% bà mẹ cho trẻ uống thêm oresol khi sốt, vẫn còn mẹ trẻ mặc thêm áo và đắp thêm chăn khi trẻ sốt và dùng tay để phát hiện sốt.

2. Đề xuất một số giải nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại Khoa khám và điều trị 24 giờ, bệnh viện Nhi Trung ương:

- Cần đa dạng hóa hình thức tuyên truyền về kiến thức và cách xử trí sốt trên các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, đài, sách báo, mạng xã hội, các trang mạng, báo điện tử, facebook, zalo, intagram nhằm giúp các bà mẹ có kiến thức và cách xử trí trẻ sốt đúng; góp phần hạn chế các biến chứng của sốt gây ra với trẻ.

- Làm tốt công tác chăm sóc trẻ sốt tại bệnh viện, nâng cao vai trò của nhân viên y tế; đặc biệt, là các điều dưỡng viên trong chăm sóc trẻ tại bệnh phòng. Hướng dẫn đầy đủ cho bà mẹ về biện pháp hạ sốt ban đầu cho trẻ, cách dùng thuốc hạ sốt, nuôi dưỡng khi trẻ sốt trước khi ra viện.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, cập nhất kiến thức về xử trí và chăm sóc trẻ nhỏ khi bị sốt cho các điều dưỡng viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ môn Truyền nhiễm-Trường Đại học Y Hà Nội (2011), Sốt mò, Bài giảng Truyền nhiễm, Sách đào tạo bác sỹ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, tr 80-92, 132-167.

2. Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hải Phòng (2007), “Suy dinh dưỡng protein

năng lượng”, Bài giảng Điều dưỡng Nhi khoa, tr 51-54, 212-215.

3. Đặng Thị Hà, Đoàn Thị Vân (2010), Kiến thức, thái độ, hành vi của bà mẹ có

trẻ bị sốt cao đến khám tại Bệnh viện Phúc Yên.Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, số 4, 173-179.

4. Elena Chiappini (2011), Florence University, Italy, Parental and Medical knowledge and management of fever in Italian preschool children.

5. Nannini S. (1998), Laboratory for mother and child health, Istitutodi Ricerche

farmacologiche Mario Negri, Milan, Italy, Mother’s knowledge of attitudes toward and management of fever in preschool children in Italy.

6. Nguyễn Lân Đính (2003), Cẩm nang chăm sóc và điều trị bệnh trẻ em, Nhà xuất bản Trẻ TpHCM, tr 30-32

7. Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự (2007), “Hiệu quả hạ nhiệt ở trẻ bị sốt cao chân tay lạnh bằng cách kết hợp thuốc hạ sốt và ủ ấm bằng đi tất tay, tất chân”, http//www.dieuduong.com.vn/default.asp?sub=358&view=5220,tr65 - 71.

8. Phạm Thị Tuyết, Đinh Thị Thu Hường (2010), Kiến thức, thái độ, thực hành về chăm sóc trẻ sốt ở bà mẹ có con dưới 6 tuổi tại Bệnh viện Trẻ em Hải

Phòng năm 2008. Hội nghị khoa học Điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ 6 – Bệnh viện Nhi Trung ương, 173- 182.

9. Phan Thị Thu Anh (2007), Sinh lý bệnh điều hòa thân nhiệt- Sốt, Sinh lý bệnh và miễn dịch, Nhà xuất bản Y học, tr 132-139.

10. Phạm Nhật An, Bộ môn Nhi -Trường Đại học Y Hà Nội (2000), “Sốt kéo dài

ở trẻ em”, Bài giảng Nhi khoa, tr 236-242.

11. Vefik Arica (2011), Department of Pediatric Clinic, Mustafa Kemal

University Medical Faculty, Knowledge, attitude and response of mothers about fever in their children 2011.

12. WHO, UNICEF và Bộ Y tế Việt Nam (2008), Hướng dẫn xử trí lồng ghép các

Phiếu khảo sát số… PHIẾU KHẢO SÁT

KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH CỦA BÀ MẸ CÓ CON NHỎ VỀ SỐT

I. Thông tin về mẹ trẻ và trẻ đang khảo sát

-Độ tuổi của mẹ:………..……Số lượng con:…………... - Trẻ đang sốt là con thứ mấy?... Giới tính ?………Tuổi của con? (theo tháng)… -Nơi sống: 1.Nông thôn. 2.Thành phố

-Nghề nghiệp:( khoang tròn vào đáp án chọn)

1. Nông nghiệp 4. CNVC 2. Công nhân 5. Nội trợ 3. Buôn bán 6. Nghề khác

II. Kiến thức thực hành của bà mẹ trẻ: (Khoanh tròn vào đáp án chọn) a.Mẹ trẻ hiểu thế nào là sốt:

A. Sốt là sự gia tăng thân nhiệt quá giới hạn bình thường ở một cá thể, trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ đo được ở nách ≥ 37.5 C. ⸰

B. Sốt là sự gia tăng thân nhiệt quá giới hạn bình thường ở một cá thể, trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ đo được ở nách ≥ 37 C. ⸰

C. Sốt là sự gia tăng thân nhiệt quá giới hạn bình thường ở một cá thể, trẻ được coi là sốt khi nhiệt độ đo được ở nách ≥ 38 C. ⸰

b. Trẻ sốt khi có dấu hiệu nào sau đây: 1. Trẻ nóng. 3. Trẻ khát nước.

2. Trẻ quấy khóc. 4. Khác (Mặt đỏ, môi đỏ, đau đầu...) c. Sốt có thể gây biến chứng gì trên trẻ ?

1. Gây co giật. 4. Gây rối loạn nhịp thở (thở nhanh) 2. Gây mất nước. 5. Gây ảnh hưởng đến não.

3.Gây sút cân. 6. Không biết d. Khi trẻ sốt cao có nên dung ngày thuốc hạ sốt:

1. Có 2. Không e. Thuốc hạ sốt có gây hại không?

f. Thuốc hạ sốt gây hại cho:

1. Gây hại cho gan. 3. Gây hại cho hệ tiêu hóa 2. Gây hại cho thận 4. Không gây hại.

g. Mẹ trẻ đã dùng loại thuốc hạ sốt nào cho trẻ:

1. Paracetamol 3. Ibupropen

2. Aspirin 4. Không biết

h. Thời gian giữa 2 lần dùng thuốc hạ sốt là bao lâu:

1. 4-6 giờ 3. Trên 1 ngày

2. Trên 12 giờ 4. Khi nào trẻ sốt lại.

i. Sốt ở trẻ có phải vấn đề cần quan tâm? 1. Có 2. Không. k. Mẹ trẻ có chủ động tìm hiểu kiến thức về sốt không?

1. Có 2. Không l. Nếu có mẹ trẻ thường tìm hiểu bằng cách nào?

1. Qua phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, mạng xã hội, zalo, facebook, báo mạng….

2. Cán bộ y tế

3.Người thân bạn bè.

m. Mẹ trẻ dùng cách nào để phát hiện sốt

1. Đo bằng nhiệt kế 2. Áp má 3. Bằng tay n. Nhiệt kế mẹ trẻ chọn đo ở đâu:

1. Nách 2. Trán 3. Tai

o. Biện pháp hạ sốt ban đầu mẹ trẻ chọn dùng: 1. Chườm ấm cho trẻ.

2. Lau người bằng khan mát. 3. Miếng dán hạ sốt.

4. Cho trẻ uống thuốc hạ sốt. 5. Cởi bỏ quần áo cho trẻ.

6. Đắp thêm chăn và mặc thêm quần áo cho trẻ. 7. Biện pháp khác, đắp lá, cúng bái…

p. Khi trẻ sốt mẹ trẻ đã chọn cách nuôi dưỡng trẻ và chế độ ăn như thế nào? 1. Chia bữa ăn làm nhiều bữa. 4. Ăn như ngày thường

2. Cho trẻ ăn nhiều hơn. 5. Cho trẻ uống oresol. 3. Cho trẻ ăn theo sở thích 6. Uống thêm nước hoa quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thái độ và thực hành chăm sóc trẻ sốt của bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại khoa khám và điều trị 24 giờ, bệnh viện nhi trung ương năm 2020 (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)