Khảo sát ảnh hưởng của chế độ cấp khí lên khả năng tăng sinh khố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát ảnh hưởng của điều kiện cấp khí và nhiệt độ để thu sinh khối dưới dạng bào tử của bacillus clausii​ (Trang 25 - 30)

khối Bacillus clausii và so sánh với Bacillus subtilis

Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, Bacillus clausii thuộc nhóm vi khuẩn hiếu khí. Đối với các vi sinh vật hiếu khí nói chung cũng như chi

Bacillus nói riêng, lưu lượng khí cung cấp trong quá trình nuôi cấy đóng vai

trò rất quan trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của chúng. Với mục đích thu được lượng bào tử nhiều nhất được đưa về khảo sát điều kiện tạo sinh khối lớn nhất nên các thí nghiệm dưới đây nhằm mục tiêu khảo sát ảnh hưởng của tốc độ cấp khí của máy lắc đến lượng sinh khối thu được trong quá trình lên men Bacillus clausii ở quy mô phòng thí nghiệm, đồng thời so sánh với

Bacillus subtilis (là chủng vi khuẩn Bacillus phổ biến) tại cùng điều kiện.

- Tiến hành

Trong bình nón chứa 50ml môi trường canh thang, hoạt hóa giống từ chế phẩm Enterogermina theo phương pháp đã nêu ở mục 2.3.1. Nuôi trong máy lắc 150 vòng/phút ở 370

C trong 24h thu được dịch nhân giống. Cấy 5ml dịch nhân giống vào 50ml môi trường canh thang đã hấp tiết trùng và để nguội đến nhiệt độ phòng. Lựa chọn điều kiện nhiệt độ cho các lô lên men là 370C với tốc độ lắc khác nhau là 100, 150 và 200 vòng/phút trong thời gian

Ly tâm dịch sau khi lên men 24h, thu cắn (4000 vòng/phút trong 15 - 20 phút) theo phương pháp ở mục 2.3.4. Xác định lượng sinh khối ướt bằng cách cân cắn thu được. Thí nghiệm được tiến hành 3 lần độc lập.

- Kết quả được trình bày ở bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của tốc độ lắc lên khả năng tăng sinh khối của

Bacillus clausii ở nhiệt độ 370

C

Tốc độ lắc (vòng/phút)

Lượng sinh khối (g)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

100 0,64 0,73 0,72 0,69

150 0,70 0,74 0,86 0,76

200 0,74 0,80 0,81 0,78

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn biến thiên lượng sinh khối của Bacillus clausii

theo tốc độ lắc ở nhiệt độ 370

- Nhận xét

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy với tốc độ lắc tăng thì lượng sinh khối của

Bacillus clausii cũng tăng, lượng sinh khối đạt cực đại là 0,78g ở tốc độ lắc

200. Như vậy, khi độ cấp khí tăng, sinh khối của Bacillus clausii tăng. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sinh lý của Bacillus clausii và các kết quả trong các nghiên cứu trước đây [3], [4]. Tuy nhiên, khi so sánh lượng sinh khối ở 150 vòng/phút và 200 vòng/phút cho thấy sự chệnh lệnh không nhiều (0,02g), nên chúng tôi lựa chọn tốc độ lắc là 150 vòng/phút để làm thí nghiệm tiếp theo.

Song song tiến hành thí nghiệm như trên, đối với Bacillus subtilis kết quả được được trình bày ở bảng 3.3 và hình 3.3.

Bảng 3.3. Ảnh hưởng của tốc độ lắc lên khả năng tăng sinh khối của

Bacillus subtilis ở nhiệt độ 370

C

Tốc độ lắc (vòng/phút)

Lượng sinh khối (g)

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

100 0,53 0,71 0,73 0,65

150 0,68 0,76 0,78 0,74

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn biến thiên lượng sinh khối của Bacillus subtilis

theo tốc độ lắc ở nhiệt độ 370

C

- Nhận xét

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy đối với Bacillus subtilis thì ảnh hưởng của điều kiện khí cũng tương tự với Bacillus clausii. Khi tốc độ lắc tăng, sinh khối cũng tăng và đạt cao nhất tại chế độ lắc 200 vòng/phút là 1,05g. Sự chênh lệnh khối lượng sinh khối giữa chế độ cấp khí 200 vòng/phút và 100 vòng/phút khá cao (đạt giá trị 0,4g).

Kết quả so sánh sinh khối giữa Bacillus clausii Bacillus subtilis ở các điều kiên lắc khác nhau tại 370

Bảng 3.4. So sánh sinh khối giữa Bacillus clausii và Bacillus subtilis ở

các tốc độ lắc khác nhau tại 370

C

Vi sinh vật

Lượng sinh khối (g)

Tốc độ 100 vòng/phút Tốc độ 150 vòng/phút Tốc độ 200 vòng/phút Bacillus clausii 0,69 0,76 0,78 Bacillus subtilis 0,65 0,74 1,05

Chênh lệnh lượng sinh khối giữa 2 chủng VSV (%) 6,00 2,70 34,60 0.69 0.76 0.78 0.65 0.74 1.05 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 100 vòng/phút 150 vòng/phút 200 vòng/phút ợng si nh khối (g) Tốc độ lắc Bacillus clausii Bacillus subtilis

Hình 3.4. Đồ thị so sánh sinh khối giữa Bacillus clausii và Bacillus subtilis

ở các tốc độ lắc khác nhau tại 370

C

Theo đồ thị ở hình 3.4. so sánh tại cùng một tốc độ lắc, có thể thấy ở 100 vòng/phút và 150 vòng/phút, lượng sinh khối của Bacillus clausii đều lớn

đó với tốc độ lắc 200 vòng/phút, lượng sinh khối Bacillus clausii lại ít hơn 34,60% so với Bacillus subtilis.

Như vậy đối với Bacillus clausii, khi độ cấp khí thay đổi từ 100 – 200 vòng/phút biến thiên lượng sinh khối không cao. Sai khác giữa tốc độ lắc 150 và 200 vòng/phút không đáng kể. Do đó độ lắc 150 vòng/phút được chọn cho các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát ảnh hưởng của điều kiện cấp khí và nhiệt độ để thu sinh khối dưới dạng bào tử của bacillus clausii​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)