Kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc trẻ NKHHCT dưới 5tuổi của các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 51)

bà mẹ tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên năm 2016

4.1.1. Kiến thức về NKHHCT

Qua khảo sát 385 bà mẹ có con dưới 5 tuổi về bệnh NKHHCT cho thấy, số bà mẹ có con dưới 5 tuổi nhập viện tại khoa nhi bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong thời gian nghiên cứu có độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 56,4%, phần lớn là công chức, viên chức nhà nước chiếm 35,8%, nông dân 24,4%, công nhân 13,8%, buôn bán 11,4%. Nghề khác như sinh viên, tự do chiếm 11,7%. Trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm đa số 71.4%, cấp 2 chiếm 21,8%, dưới cấp 2 chiếm 6,8%. Số bà mẹ có 1 con chiếm 50,1%, số bà mẹ có 2 con trở lên chiếm 49,9%. Số bà mẹ dân tộc kinh chiếm 70,4%, dân tộc thiểu số chiếm 29,6%. Tóm lại phân bố bà mẹ trong nghiên cứu này chủ yếu có trình độ từ cấp 3 trở lên, phần lớn là công chức, viên chức do đó dễ tiếp thu kiến thức về NKHHCT. Tuy nhiên có khoảng 1/3 bà mẹ là người dân tộc thiểu số, họ có truyền thống văn hóa riêng. Đây là điều lưu ý trong tư vấn truyền thông giáo dục sức khỏe.

Trong 8 câu hỏi về kiến thức có 3 câu hỏi được bà mẹ trả lời đúng, chiếm tỷ lệ cao từ 70,4% - 93,2%. Đó là các câu hỏi về bệnh thuộc nhóm bệnh NKHHCT chiếm 93,2%, thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 98,2% [9]câu hỏi cho trẻ ăn khi mắc bệnh chiếm 77,4%, cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 75,8% [9] biện pháp phòng ngừa bệnh chiếm 70,4% cao hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 31.8% [9]. Có lẽ nghiên cứu của chúng tôi tiến hành ở bệnh viện nên có có thể các bà mẹ đã được cán bộ y tế hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi mắc bệnh và các biện pháp phòng ngừa. Bệnh Viêm phổi được bà mẹ biết tới nhiều nhất chiếm tỷ lệ 86,0%. Có thể là do cán bộ y tế xã thường xuyên nhắc tới khi phân loại trẻ NKHHCT.

Số bà mẹ biết đúng về dấu hiệu NKHHCT thấp hơn mức trung bình chiếm 45,7%, biết đúng dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám ngay chiếm 17,1%, biết đúng dấu hiệu bệnh nặng hơn chiếm 14,0%, kết quả của nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Hương 89,04%, 80,22%,68,49%[12]. Thái Nguyên là một

tỉnh miền núi phía bắc. Bệnh viện Đa khoa Trung ương là bệnh viện có chức năng khám chữa bệnh cho người dân phía Đông Bắc Bộ. Nơi đây có nhiều xã miền núi khó khăn nơi có các bà mẹ dân tộc thiểu số. Đặc biệt số bà mẹ dân tộc thiểu số của nghiên cứu này chiếm 29,6%, chiếm 1/3 mẫu nghiên cứu, có lẽ điều này ảnh hưởng tới hiểu biết về dấu hiệu bệnh, dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám, và dấu hiệu bệnh nặng hơn, biết đúng làm sạch mũi bằng giấy thấm chiếm 37,1%. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Hương 37,44%[12]. Đây là điều cần lưu ý trong việc hướng dẫn tuyên truyền giáo dục bà mẹ cách làm sạch mũi bằng giấy thấm sâu kèn.

Trong các dấu hiệu NKHHCT, dấu hiệu ho được bà được bà mẹ biết điến nhiều nhất, tiếp đến dấu hiệu sốt, thấp nhất là dấu hiệu khó thở chiếm 92,7%, 76,1%, 35,3%. Kết quả này cũng tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Tuyết, Nguyễn Ngọc Xương. Dấu hiệu ho và sốt là hai dấu hiệu được bà mẹ nhận ra nhiều nhất và sớm nhất, dấu hiệu khó thở biết đến ít nhất. Theo các bà mẹ chỉ cần thấy trẻ sốt và ho là phải uống thuốc, ít quan tâm đến trẻ có dấu hiệu khó thở hay không [26],[29].

Trong khi đó ở tuyến y tế cơ sở dấu hiệu khó thở là dấu hiệu để phân loại trẻ có viêm phổi hay không viêm phổi ho hoặc cảm lạnh. Đây cũng là điểm cần quan tâm lưu ý để cán bộ y tế hướng dẫn bà mẹ nhận biết dấu hiệu khó thở tại nhà. Vì dấu hiệu khó thở là dấu hiệu bệnh nặng, các bà mẹ cần biết để đưa trẻ đi khám kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm.

Hiểu biết của người mẹ về các dấu hiệu nguy hiểm là nhân tố quyết định đối với hành vi chăm sóc và điều trị. Trong MICS Việt Nam 2014, mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ được hỏi về những dấu hiệu để họ quyết định đưa trẻ tới cơ sở y tế ngay lập tức. Cả nước, có khoảng 28,4 % phụ nữ 15-49 tuổi là mẹ hoặc người chăm sóc chính của trẻ biết được ít nhất một trong hai dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm phổi (trẻ thở nhanh hơn và/hoặc khó thở) [1]. Khi trẻ có 1 trong các dấu hiệu sau đây cần đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để khám ngay như: trẻ không uống được hoặc bỏ bú, co giật, li bì khó đánh thức, khó thở, thở rít. Kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế hạn chế hậu quả như bệnh nặng hơn hoặc tử vong. Khó thở là dấu hiệu bà mẹ cho

rằng cần đưa trẻ đi khám ngay chiếm 84,4%. Số bà mẹ cho rằng trẻ co giật là dấu hiệu nguy hiểm cần đưa trẻ đi khám ngay chiếm 52,2%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu thực hiện can thiệp ở huyện Đan Phượng và Ba Vì Hà Nội [7]. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành tại bệnh viện, nơi đang có trẻ mắc NKHHCT vì vậy bà mẹ thường xuyên được nhân viên y tế nhắc nhở cũng như hướng dẫn dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám.

Ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp trẻ nâng cao thể trạng tăng cường sức đề kháng sớm bình phục sức khỏe khi mắc bệnh. Số bà mẹ cho rằng ăn đầy đủ dinh dưỡng khi mắc bệnh trong nghiên cứu này chiếm 82,6%, vì khi mắc bệnh, ăn uống sẽ không ngon miệng vì vậy quá nửa số bà mẹ cho rằng phải cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ chiếm 69,9%, kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy 51,2% [19]. Có lẽ là do các bà mẹ trong nghiên cứu này chủ yếu là công chức, viên chức trình độ học vấn từ cấp 3 trở lên chiếm 71,4%. Tuy nhiên vẫn còn 54,8% bà mẹ cho rằng nên ăn kiêng khi mắc bệnh. Đây là quan điểm không đúng trong chăm sóc trẻ bệnh và cần giáo dục giúp bà mẹ chăm sóc trẻ sau khi ra viện

Biện pháp phòng ngừa được bà mẹ biết đến nhiều nhất là giữ ấm cổ ngực, bú sữa mẹ, tránh khói thuốc lá, ít nhất là tiêm chủng đầy đủ đúng quy định chiếm 91,4%, 67%, 63,9%, 34,8% cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Đức Thanh Nuôi con bằng sữa mẹ 18,9%, tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch 15,1% [21] . Kết quả này cũng tương đối phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Thanh thủy, Phạm Ngọc Hà. Giữ ấm cổ ngực là biện pháp phòng bệnh được bà mẹ biết đến nhiều nhất, cho trẻ bú sữa mẹ và tiêm chủng đầy đủ có thể phòng ngừa NKHHCT ít được bà mẹ biết đến [9],[19],[41].

Theo khuyến cáo của Unicep “bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng hô hấp cấp tính và viêm phổi lên đến 15 lần”. Tiếc là ở Việt Nam chỉ có 17 % bà mẹ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu - thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á [34],[51]. NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu là yếu tố quan trọng trong việc giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong ở trẻ dưới 1 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ NCBSM hoàn toàn trong 6 tháng đầu tại Việt Nam được cải thiện rất ít. Chỉ có 19,6% trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ hoàn toàn. Như vậy chỉ có 1 trong số 5 bà

mẹ NCBSM hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu và cứ 10 bà mẹ thì có 3 người (31%) nuôi con chủ yếu bằng sữa mẹ (sữa mẹ + thức uống khác) trong vòng 6 tháng đầu. Bên cạnh đó, số liệu từ Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 cho thấy, có tới 20% bà mẹ vắt bỏ sữa non trước khi cho trẻ bú [4]. Có thể thấy sữa mẹ trong giờ đầu - nguồn vắc xin quý cho trẻ đã bị lãng phí.

Báo cáo Mics Việt Nam năm 2014. Trong công tác điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ 2014. Khảo sát 350 bà mẹ kết quả thu được là khoảng 24,3 % trẻ em dưới 6 tháng tuổi được bú sữa mẹ hoàn toàn. Với 49 % trẻ em được bú sữa mẹ chủ yếu. Mục tiêu Thiên niên kỷ phấn đấu giảm 2/3 tử vong trẻ em trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2015 (MDG4). Tiêm chủng đóng vai trò then chốt nhằm thực hiện mục tiêu này. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ của trẻ em từ 12-23 tháng tuổi là 75,6 % và của trẻ em từ 24-35 tháng tuổi là 80,0 %. Thông tin từ thẻ tiêm chủng hoặc ghi chép của trạm y tế có độ tin cậy cao hơn so với hồi tưởng của bà mẹ, có tỷ lệ tương ứng là 80,3 % và 2,2 % đối với nhóm trẻ em từ 12-23 tháng tuổi; 82,7 % và 4,6 % cho nhóm trẻ 24-35 tháng tuổi [1]. Bú sữa mẹ và tiêm chủng là 2 biện pháp phòng bệnh quan trọng tuy nhiên 2 biện pháp này ít được bà mẹ quan tâm và thực hiện [1],[34].

4.1.2. Thái độ của bà mẹ về bệnh NKHHCT

Hầu hết các câu hỏi về thái độ số lượng bà mẹ đồng ý và rất đồng ý chiếm tỷ lệ cao. Trong 9 câu hỏi về thái độ liên quan đến bệnh NKHHCT hay gặp ở trẻ nhỏ, hút thuốc trong nhà, giữ ấm cho trẻ, tiêm chủng đầy đủ, làm sạch mũi bằng giấy thấm sâu kèn, chọn nơi khám bệnh, hướng dẫn của nhân viên y tế. Có 4 câu hỏi số lượng bà mẹ đồng ý từ 90% trở lên. Trong đó 2 câu hỏi có sự đồng ý cao nhất là bệnh NKHHCT hay gặp ở trẻ nhỏ, sự cần thiết hướng dẫn của nhân viên y tế chiếm tỷ lệ 96,6%, tiếp đến là câu hỏi về giữ ấm để phòng bệnh, cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng chiếm 90,9%, 90,6%. Các câu hỏi về thái độ còn lại cũng được bà mẹ đồng ý chiếm tỷ lệ từ 86,8 – 88,3%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà, thái độ đồng ý thấp nhất là 99,5% cao nhất 99,8% [9], tương đối phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Thị Thùy Hương thấp nhất 77,2%, cao nhất 97,7% [12]. Khi thời tiết lạnh, nếu trẻ bị lạnh thì trẻ dễ bị bệnh NKHHCT, các bà mẹ thấy thực tế trước mắt, họ hiểu được vấn đề nên họ có thái độ đồng ý rất cao trong công việc giữ ấm cho trẻ

khi thời tiết lạnh để trẻ ít bị NKHHCT. Số bà mẹ có cho rằng phải ăn đầy đủ dinh dưỡng khi mắc bệnh chiếm tỷ lệ 82,6% nhưng thái độ đồng ý chiếm 90,9%. Kiến thức làm sạch mũi bằng giấy thấm sâu kèn chỉ đạt 37,1% nhưng thái độ đồng ý chiếm 86,8%. Hay kiến thức cho trẻ bú sữa mẹ, tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh chỉ đạt 67,0%, 34,8% xong thái độ đồng ý chiếm 88,3%, 87,8%. Thái độ đồng ý cao có nghĩa là có sự đồng thuận cao của các bà mẹ, tạo thuận lợi cho việc tuyên truyền giáo dục sức khỏe giúp thay đổi thực hành trong chăm sóc cũng như phòng bệnh cho trẻ

4.1.3. Thực hành của các bà mẹ về bệnh NKHHCT

Thuốc lá không những ảnh hưởng tới sức khỏe người sử dụng mà khói thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe những xung quanh. Gia đình có thành viên hút thuốc lá là yếu tố liên quan tới bệnh NKHHCT [25]. Trong 7 câu hỏi về thực hành có 2 câu hỏi bà mẹ thực hành đúng chiếm tỷ lệ cao nhất 99,7%. Đó là yêu cầu các thành viên không hút thuốc trong nhà, cho trẻ bú mẹ cao hơn nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 94,1%, 88,3% [9] đa số bà mẹ được khuyến cáo rằng nên cho trẻ bú sữa mẹ vì đó là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, có thể giúp cho trẻ phát triển tốt và phòng chống được bệnh tật. Tiếp đến là thực hành đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng quy định chiếm 88,8%. Theo Mai Anh Tuấn, nhóm trẻ không được tiêm phòng đầy đủ có nguy cơ mắc NKHHCT cao hơn gấp 7,92 lần [23]. Thực hành sử dụng thuốc ho dân gian như hoa đu đực hấp mật ong, quất hấp mật ong…đạt tỷ lệ thấp 27,5%. Khi trẻ ho ngay lập tức bà mẹ ra quầy thuốc tây y để mua thuốc và vì vậy họ thường sử dụng siro ho tây y và kết hợp uống kháng sinh 42,5%. Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu bà mẹ tự mua thuốc ở quầy thuốc tây chiếm 84,4%[7] và nghiên cứu của Bandyopadhyay [33], cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 12,4% [9]. Thực hành chọn nơi khám, chữa bệnh khi trẻ có dấu hiệu NKHHCT như ho hoặc bị sốt ra quầy thuốc tây 49,9%, cơ sở y tế 31,4%, bác sĩ tư 18,7%. Như vậy thực hành chọn đúng nơi khám bệnh thấp hơn so với nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 41,5%[9] và thấp hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Xương 55,4%[29], có thể là do ở Thái Nguyên có nhiều quầy thuốc tây, trên 700 quầy thuốc trên địa bàn tỉnh. Hơn nữa nhiều bà mẹ cho rằng thủ tục vào việc tương đối nhiều, vì vậy họ ra quầy thuốc tây y để mua thuốc. Với mong muốn trẻ nhanh khỏi

bệnh, nhiều bà mẹ tự ý dùng kháng sinh cho trẻ mà không có chỉ định của cán bộ y tế [29]. Thậm chí vừa sử dụng chưa đủ 3 ngày mà trẻ không tiến triển tốt lên là bà mẹ mang đổi thuốc. Do vậy nhiều trẻ vào viện trong tình trạng viêm phổi nặng và đã sử dụng kháng sinh nhiều ngày trước đó. Một nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị NKHHCT được tiến hành tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên kết quả 71,0% bệnh nhi đã sử dụng kháng sinh trước khi đến viện, trong đó có 266 (28%) bệnh nhi được gia đình tự mua thuốc kháng sinh [11]. Thiếu kiến thức, thực hành trong việc sử dụng kháng sinh tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trong cộng đồng [48]. Giải thích giúp bà mẹ hiểu tình trạng tiến triển của bệnh cũng như đáp ứng của thuốc tránh tình trạng nôn nóng quá dẫn tới hậu quả kháng thuốc ở trẻ. Hướng dẫn bà mẹ sử dụng, cách làm thuốc ho an toàn ở nhà vào các buổi họp người nhà bệnh nhân vào thứ 6.

Khi trẻ sốt và ho trẻ mất nước qua tuyến mồ hôi, qua nước bọt. Vì vậy cơ thể trẻ thiếu nước. Cần thiết phải cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường để bù lại số lượng nước đã mất, thực hành cho trẻ uống nước nhiều hơn khi ho và sốt cao hơn mức trung bình chiếm 62,3%. Đối với trẻ còn bú mẹ tăng cường số lần bú mẹ. Số bà mẹ cho con bú nhiều hơn bình thường chiếm 43,4%. Vẫn còn 5 bà mẹ chiếm 1,3% cho trẻ uống ít hơn bình thường. Kết quả này tương đối phù hợp với nghiên cứu của Phạm Ngọc Hà 62,1%[9], cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiếu nhóm bà mẹ trước can thiệp là 33,2%, sau can thiệp 53,8%. Sau giáo dục sức khỏe thực hành cho trẻ uống nhiều nước khi mắc bệnh đã tăng lên có ý nghĩa thống kê p<0,001[7]

Kiến thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có được là do được tiếp cận với nhiều nguồn thông tin khác nhau. Hiện nay thông tin y tế đưa tới người dân dưới nhiều hình thức. Trên các phượng tiện như tivi, có kênh sức khỏe O2TV, trên loa truyền thanh của xóm, được phát từ 17h – 18h chiều ngày thứ 4 trong tuần, trên các trang web mạng, hay báo chí, sách vở. Đặc biệt cán bộ y tế tư vấn, hướng dẫn các bà mẹ sau mỗi lần đi tiêm chủng, hoặc khám bệnh cho trẻ. Tùy theo đặc thù công việc và trình độ học vấn cũng như sở thích của người dân đặc biệt là các bà mẹ. Họ có cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức thái độ và thực hành chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính dưới 5 tuổi của các bà mẹ tại bệnh viện đa khoa trung ương thái nguyên năm 2016 (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)