Các lớp chứa những thành viên, và những thành viên này có thể là một lớp khác có kiểu do người dùng định nghĩa (user-defined type). Do vậy, một lớp Button có thể có một thành viên của kiểu Location, và kiểu Location này chứa thành viên của kiểu dữ liệu Point. Cuối cùng, Point có thể chứa chứa thành viên của kiểu int.
Cho đến lúc này, các lớp được tạo ra chỉ để dùng cho các lớp bên ngoài, và chức năng của các lớp đó như là lớp trợ giúp (helper class). Chúng ta có thể định nghĩa một lớp trợ giúp bên trong các lớp ngoài (outer class). Các lớp được định nghĩa bên trong gọi là các lớp lồng (nested class), và lớp chứa được gọi đơn giản là lớp ngoài.
Những lớp lồng bên trong có lợi là có khả năng truy cập đến tất cả các thành viên của lớp ngoài. Một phương thức của lớp lồng có thể truy cập đến biến thành viên private của lớp ngoài.
Hơn nữa, lớp lồng bên trong có thể ẩn đối với tất cả các lớp khác, lớp lồng có thể là private
cho lớp ngoài.
Cuối cùng, một lớp làm lồng bên trong là public và được truy cập bên trong phạm vi của lớp ngoài. Nếu một lớp Outer là lớp ngoài, và lớp Nested là lớp public lồng bên trong lớp Outer, chúng ta có thể tham chiếu đến lớp Tested như Outer.Nested, khi đó lớp bên ngoài hành động ít nhiều giống như một namespace hay một phạm vi.
Ghi chú: Đối với người lập trình Java, lớp lồng nhau trong C# thì giống như những lớp nội static (static inner) trong Java. Không có sự tương ứng trong C# với những lớp nội
nonstatic (nonstatic inner) trong Java.
Ví dụ 5.6 sau sẽ thêm một lớp lồng vào lớp Fraction tên là FractionArtist. Chức năng của lớp
FractionArtis là vẽ một phân số ra màn hình. Trong ví dụ này, việc vẽ sẽ được thay thế bằng sử dụng hàm WriteLine xuất ra màn hình console.
Ví dụ 5.6: Sử dụng lớp lồng nhau.
---
using System; using System.Text;
public class Fraction {
public Fraction( int numerator, int denominator) {
this.numerator = numerator; this.denominator = denominator; }
public override string ToString() {
StringBuilder s = new StringBuilder();
s.AppendFormat(“{0}/{1}”,numerator, denominator); return s.ToString();
}
internal class FractionArtist {
public void Draw( Fraction f) {
Console.WriteLine(“Drawing the numerator {0}”, f.numerator); Console.WriteLine(“Drawing the denominator {0}”, f.denominator); }
}
// biến thành viên private private int numerator; private int denominator; }
public class Tester {
static void Main() {
Fraction f1 = new Fraction( 3, 4);
Console.WriteLine(“f1: {0}”, f1.ToString());
Fraction.FractionArtist fa = new Fraction.FractionArtist(); fa.Draw( f1 );
}} }
---
Lớp Fraction trên nói chung là không có gì thay đổi ngoại trừ việc thêm một lớp lồng bên trong và lược đi một số phương thức không thích hợp trong ví dụ này. Lớp lồng bên trong
thú vị trong phương thức Draw() truy cập dữ liệu thành viên private là f.numerator và
f.denominator. Hai viến thành viên private này sẽ không cho phép truy cập nếu
FractionArtist không phải là lớp lồng bên trong của lớp Fraction.
Lưu ý là trong hàm Main() khi khai báo một thể hiện của lớp lồng bên trong, chúng ta phải xác nhận tên của lớp bên ngoài, tức là lớp Fraction:
Fraction.FractionArtist fa = new Fraction.FractionArtist();
Thậm chí khi lớp FractionArtist là public, thì phạm vị của lớp này vẫn nằm bên trong của lớp
Fraction.