Phân tích và kiểm soát chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty xăng dầu bình định (Trang 97 - 107)

a. Đối với Giá vốn hàng bán

- Kiểm soát hao hụt chặt chẽ hơn, quy định gắn trách nhiệm mức độ hao hụt cho từng cá nhân cụ thể khi phát hiện ra sai sót. Không đánh đồng lẫn nhau dẫn đến khó quy trách nhiệm cho đối tượng. Bởi vì hao hụt nhiều dẫn đến giá vốn sẽ tăng lên, chi phí của doanh nghiệp khó bù đắp.

- Sử dụng hệ thống cân đo điện tử tại các cửa hàng và kho cảng xăng dầu. Lợi ích của việc sử dụng hệ thống này là rất lớn, giúp doanh nghiệp kiểm soát chặt chẽ GVHB.

- Kiểm kê các khoản hao hụt thừa thiếu xăng dầu: Mọi khoản chênh lệch phải được lập biên bản rõ ràng nếu hàng hóa thiếu do nguyên nhân chủ quan thì phải quy trách nhiệm cho đối tượng nào cá nhân hay tập thể

- Quy định về xử lý kiểm thừa, thiếu kiểm kê: tối thiểu 3 tháng/lần/năm đơn vị phải tổ chức hội đồng để xử lý.

- Khi xử lý kiểm kê: tiến hành bù trừ lượng xăng dầu thừa, thiếu lũy kế từ các đợt kiểm kê trước chưa xử lý từ các đợt kiểm kê trước chưa xử lý đến thời điểm kiểm kê để xác định lượng hàng thừa thiếu theo từng mặt hàng.

Xác định nguyên nhân thừa, thiếu và biện pháp xử lý hàng thừa, thiếu theo nguyên tắc:

Đối với hàng thiếu: Do nguyên nhân chủ quan thì xử lý cá nhân, tập thể theo quy định hiện hành, nếu là khách quan thì được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ

Đối với hàng thừa: Trường hợp thừa do người bán, nhà cung cấp nhầm lẫn thì phải xuất trả lại hàng.

Số hàng thừa thì được xử lý:

+ Giảm hao hụt đã xuất trong kỳ, đơn vị tiến hành nhập điều chỉnh lượng hao hụt tối đa bằng lượng hao hụt đã xuất trong kỳ.

+ Lượng hàng thừa còn lại (sau khi đã xử lý hao hụt trong kỳ và bù trừ hàng thiếu, thừa với mặt hàng cùng loại) đơn vị hạch toán vào thu nhập khác của đơn vị.

* Trong quá trình mua hàng hóa nhập kho:

Gian lận có thể xảy ra khi có sự thông đồng giữa nhân viên nhập kho và bên bán tráo đổi xăng, dầu có giá trị cáo bằng các sản phẩm kém phẩm chất hơn để hưởng lợi hoặc rút bớt xăng dầu để bán ra bên ngoài. Để tránh tình trạng này chúng ta phải có các biện pháp xử lý nếu các hàng hóa chưa được kiểm định chất lượng thì có thể cử người đi lấy mẫu xăng dầu và niêm phong toàn bộ xăng dầu đó trước sự có mặt của tất cả các bên để kiểm tra. Nếu chất lượng đảm bảo thì thủ kho nhận hàng nếu ngược lại thì không nhận hàng.

Nếu kiểm tra như vậy sẽ giúp doanh nghiệp quản lý chặt chất lượng và số lượng tránh tình trạng trả lại hàng và pha trộn hàng làm kém phẩm chất gây mất uy tín cho Công ty.

* Trong quá trình xuất hàng hóa

Công ty cũng nên kiểm soát chặt chẽ, khi các cửa hàng, đại lý tự vận chuyển thì mọi hao tổn do cửa hàng và đại lý chịu nhưng nếu công ty vận chuyển thì có thể xảy ra mất mát do thông đồng bán ra bên ngoài trước khi đưa tới kho hàng. Để ngăn ngừa tình trạng này công ty nên có một số biện pháp kỷ luật nặng để răn đe cán bộ, công nhân viên. Nếu cần thiết công ty có thể lập hội động kỷ luật. Bên cạnh đó công ty nên xây dựng chứng từ độc lập cho Kho cảng Xăng dầu và các cán bộ chuyên chở để có thể kiểm tra chéo lẫn nhau.

b. Đối với chi phí bán hàng và QLDN

Đối với công ty thì chi phí bán hàng và QPLDN được quy định dựa vào định mức sản lượng nên công ty sẽ phải tiết kiệm chi phí để hoàn thành mục tiên đặt ra ban đầu.

Chi phí tiền lương của công ty được xây dựng tương đối hợp lý, chi phí tiền lương chia ra thành hai khoản, một khoản cố định cho ban lãnh đạo và một phần theo sản lượng tính cho nhân viên công ty. Phần tính lương theo sản phẩm thì công ty nên chi trả thay đổi theo sản lượng thực hiện được của từng tháng như vậy có tháng sẽ cao và có tháng sẽ giảm. Để giảm bớt khối lượng công việc cho bộ phận kế toán thì nên có một quỹ lương được thiết lập dưới dạng tài khoản tại ngân hàng để tiện cho việc chi lương của công ty.

* Chi phí vận chuyển

- Cần chú trọng xử lý hao hụt khi vận chuyển, phải điều tra kỹ các đơn vị vạn chuyển để giảm thiểu rủi ro, mất mát trong quá trình vận chuyển.

- Nên chọn những công ty có chi phí vận chuyển thấp nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn cháy nổ.

* Chi phí bảo quản và hao hụt

- Nên hình thành hệ thống đo đạc ở các bể chứa bằng cân điện tử để đảm tính chính xác khi đo đạc tránh tình trạng hao hụt.

- Giao nhiệm vụ cho thủ kho khi phát hiện ra hao hụt ngoài định mức thì phải báo ngay cho ban lãnh đạo công ty, nếu không sẽ có biện pháp xử lý.

* Đối với dịch vụ chi phí mua ngoài:

- Đối việc mua sắm thiết bị nên có sự phê duyệt của cấp lãnh đạo, cần phải thường xuyên kiểm tra các chủng loại vật tư, thiết bị mua sắm có đúng như mẫu mã đã đặt hay không.

- Quy đinh định mức sử dụng điện, điện thoại, internet cho từng phòng ban.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Ở chương này, luận văn đề cập đến sự cần thiết hoàn thiện hệ thống KTQT chi phí và yêu cầu hoàn thiện KTQT chi phí tại Công ty Xăng dầu Bình Định. Qua đó, kết hợp với có sở lý luận và thực trạng KTQT chi phí tại công ty, luận văn mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về quản lý chi phí bao gồm:

-Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ cấu KTQT chi phí

-Giải pháp hoàn thiện quy trình tập hợp một số khoản mục chi phí trong công ty.

Những giải pháp này nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị tại Công ty Xăng dầu Bình Định góp phần tăng cường việc quản lý chi phí kinh doanh tại công ty.

Với nỗ lực của Công ty Xăng dầu Bình Định và sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước, đội ngũ của công ty thì hoạt động KTQT của công ty sẽ đạt được mục tiêu đề ra, giúp công ty hoạt động ngày một hiệu quả, vững mạnh hơn..

KẾT LUẬN

Hoàn thiện quản trị chi phí sẽ tạo điều kiện cho các nhà lãnh đạo quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh, đưa ra các quyết định kịp thời, chính xác và hiệu quả. Để có thể tồn tại và nâng cao năng lực cạnh tranh, công ty cần thiết phải kiểm soát tốt chi phí, từ đó có các quyết định kinh doanh đúng đắn, điều này chỉ có được thông qua hệ thống kế toán quản trị chi phí, tuy nhiên công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty hiện nay còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy tác giả đã nghiên cứu và hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty. Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích về lý luận và thực tiễn, tác giả đã giải quyết được các nội dung sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty.

Thứ hai, phản ánh được thực trạng kế toán quản trị chi phí tại công ty, bao gồm: phân loại chi phí, lập dự toán chi phí kinh doanh, tập hợp chi phí kinh doanh phát sinh. Từ đó, chỉ ra những hạn chế cần hoàn thiện về công tác kế toán quản trị chi phí.

Thứ ba, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại công ty, bao gồm: hoàn thiện công tác kế toán chi phí, phân tích biến động chi phí giữa thực tế và dự toán nhằm tăng cường kiểm soát chi phí. Ngoài ra, tác giả đưa ra mô hình tổ chức kế toán quản trị chi phí để có thể vận dụng một cách có hiệu quả hệ thống kế toán quản trị chi phí.

Việc áp dụng KTQT vào các doanh nghiệp tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, nội dung thực hiện tương đối rộng. Với tài liệu và thời gian có hạn nên tác giả chỉ mới nghiên cứu đưa ra các giải pháp áp dụng tại Công ty Xăng dầu Bình Định. Chính vì vậy, đề tài còn nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu

để hoàn thiện, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô, các bạn học viên và các cá nhân quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Bộ Tài chính – Vụ chế độ kế toán và kiểm toán (2006), Chế độ kế toán doanh nghiệp - Quyển 1, NXB Tài chính

[2]Các báo cáo, tài liệu của Công ty Xăng dầu Bình Định

[3]Ngô Thế Chi, Đoàn Xuân Tiên, Vương Đình Huệ (2005), Kế toán kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài Chính - Hà Nội.

[4]PGS. TS. Phạm Văn Dược – TS Huỳnh Lợi (2009), Mô hình và cơ chế vận hành kế toán quản trị, NXB Tài chính.

[5]Nguyễn Phú Giang (2005), Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản tài chính – Hà Nội.

[6]TS. Ngô Hà Tấn (2010), Giáo trình Hệ thống thông tin kế toán Phần I, NXB Giáo dục Việt Nam.

[7]PGS.TS Trương Bá Thanh (2008), Giáo trình kế toán quản trị, NXB giáo dục.

[8]Phạm Thị Thủy, Luận án tiến sĩ kinh tế Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược Việt Nam.

[9] Bùi Văn Trường (2008), Kế toán quản trị chi phí, NXB Lao động – Xã Hội.

[10] Trần Ngọc Tuyết (2010), Luận văn kinh tế Hoàn thiện kiểm soát chi phí tại Công ty Xăng dầu Khu vực V.

[11] Tập thế tác giả Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2001), Kế toán chi phí, NXB Thống kê, TP HCM

[12] Dương Tùng Lâm (2005), Luận văn kinh tế Nghiên cứu kế toán quản trị chi phí, doanh thu trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

tại công ty Cổ Phần Thực phẩm Xuất nhập khẩu Lam Sơn.

[14] Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2010), Luận văn kinh tế Kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Dệt May Hòa Thọ.

[15] Nguyễn Thị Hiền (2006), Luận văn kinh tế Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty cổ phần Vinaconex 25”

Website:

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ... 1

2.Tổng quan về đề tài nghiên cứu ... 2

3.Mục đích nghiên cứu ... 5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ... 5

5.Phương pháp nghiên cứu ... 6

6.Những đóng góp của đề tài ... 6

7.Bố cục của luận văn ... 6

CHƯƠNG 1.CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP ... 7

1.1.TỔNG QUAN VỀ KTQT CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ... 7

1.1.1.Khái niệm kế toán quản trị chi phí ... 7

1.1.2.Bản chất và vai trò của kế toán quản trị chi phí ... 11

1.2.KHÁI NIỆM CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ... 15

1.2.1.Khái niệm chi phí ... 15

1.2.2.Phân loại chi phí ... 16

1.3.NỘI DUNG KTQT TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ... 19

1.3.1.Lập dự toán chi phí kinh doanh ... 20

1.3.3.Phân tích và kiểm soát chi phí kinh doanh ... 222

1.3.4.Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị ... 25

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ... 30

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH ... 31

2.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH ... 31

2.1.1.Quá trình hình thành, phát triển và chức năng, nhiệm vụ của Công ty Xăng dầu Bình Định ... 31

2.1.2.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty ... 34

2.1.3.Tổ chức công tác kế toán tại công ty ... 37

2.2.THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH ... 43

2.2.1.Phân loại chi phí kinh doanh tại Công ty Xăng dầu . ... 43

2.2.2. Công tác lập dự toán tại công ty ... 46

2.2.3.Kế toán tập hợp giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí QLDN tại Công ty Xăng dầu Bình Định ... 59

2.2.4.Phân tích sự biến động và công tác kiểm soát chi phí tại công ty ... 76

2.3.ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH ... 80

2.3.1.Ưu điểm ..………...80

2.3.2.Những mặt hạn chế ... 81

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ... 83

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU BÌNH ĐỊNH ... 84

3.2. Phân loại chi phí kinh doanh theo ứng xử chi phí ... 85

3.3. Công tác lập kế hoạch ... 86

3.4. Xây dựng hệ thống tài khoản con ... 87

3.5. Lập báo cáo chi phí sau mỗi lần có thay đổi về giá bán ... 88

3.6. Phân tích và kiểm soát chi phí ... 94

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ... 97

KẾT LUẬN ... 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại công ty xăng dầu bình định (Trang 97 - 107)