- Về nội lực, các doanh nghiệp của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. Hiện nay, chúng ta vẫn chỉ xuất khẩu hàng da giày và thu lợi nhuận từ lợi thế so sánh là nguồn lao động rẻ. Trong khi đó nguồn nguyên liệu vẫn thiếu và phải nhập khẩu làm giảm lợi nhuận. Đồng thời, yếu tố mang lại lợi nhuận lớn nhất là công nghệ, sáng tạo thiết kế mẫu mã lại là mặt yếu của đa số các doanh nghiệp da giày Việt Nam. Chính điều này đã hạn chế khiến thương hiệu của các doanh nghiệp không thể phát triển.
- Chưa có được sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và chưa có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía hiệp hội da giày Việt Nam và nhà nước về xây dựng chương trình phát triển thương hiệu, đẩy mạnh xuất khẩu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.
- Tình trạng thiếu vốn đầu tư lớn để nâng cấp chu trình sản xuất, còn thiếu đội ngũ những nhà thiết kế sáng tạo, có năng lực.
- Tình trạng hàng nhái thương hiệu, vi phạm bản quyền tràn lan trong nước cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc các doanh nghiệp khó có thể xây dựng được thương hiệu mạnh với những mẫu mã sản phẩm độc đáo.
- Sự quan tâm, giám sát chưa đầy đủ của nhà nước về việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp. Cơ sở pháp lý của nhà nước về bảo vệ thương hiệu của thiếu.
CHƯƠNG III:
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG DA GIÀY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ
Trên cơ sở phân tích và đánh giá những thực trạng và nguyên nhân dẫn tới việc phát triển thương hiệu hàng da giày Việt Nam chưa đạt được những thành công như mong muốn, Bộ Công Thương cũng đã họp và đưa ra mục tiêu cụ thể cho ngành da giày như sau:
Đến năm 2010 sẽ phát triển ngành da giày thành một ngành kinh tế quan trọng phấn đấu đạt 6,2 tỷ USD, sản xuất 720 triệu đôi giày dép. Để
đầu tư cho ngành Da Giầy giai đoạn 2006 - 2010 cần tổng vốn dự kiến là 9.153,5 tỷ đồng; trong đó tồng vốn đầu tư chiều sâu là 1. 844,2 tỷ đồng, tổng vốn đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da là 604 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến thu hút 5.58,94 tỷ đồng vốn đầu tư nước ngoài (tương đương 347,76 triệu USD).
Dựa trên mục tiêu đó em xin đưa ra một số đề xuất giải pháp như sau, chia thành 3 nhóm giải pháp.
Giải pháp về phía doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp Việt Nam cần có một nhận thức đúng đắn về thương hiệu. Đây là một trong nhưng yếu tố tác động đầu tiên đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Cụ thể hơn, các doanh nghiệp cần phải nhận thức được đầy đủ, sâu ắc tầm quan trọng của thương hiệu, từ đó tăng cường đầu tư xây dựng thương hiệu, xây dựng một kế hoạch phát triển thương hiệu lâu dài, hiệu quả. Tiếp đến, các doanh nghiệp phải nghiên cứu, tìm hiểu cách đăng ký nhẫn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước. Không chỉ đăng ký nhãn hiệu trong nước không thôi, cá doanh nghiệp cần phải nắm rõ quy trình đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, để tạo thuận lợi cho việc sản xuất, kinh doanh hướng ra thị trường thế giới, đồng thời góp phần tránh được một số những rủi ro trong bản quyền và sở hữu thương hiệu. Rút kinh nghiệm từ vụ kiện của cà phê Trung Nguyên tại Mỹ, nhờ việc dẫn đúng các quy định trong luật sở hữu công nghệ của 2 nước, hiệp định thương mại Việt Mỹ, Trung Nguyên đã đàm phán thành công, lấy lại được thương hiệu của mình tại Mỹ. Sau cùng, doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược, nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ,công viên từ lãnh đạo đến nhân viên, công nhân.
Ngoài việc chú trọng hơn vào khâu xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến việc quản lý chất lượng sản phẩm, sáng tạo hình thức, mẫu mã phong phú. Có được những sản phẩm
là một hoạt động quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu, giúp tạo nên sức mạnh của thương hiệu.
Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tính cấp thiết của xây dựng và phát triển doanh nghiệp đang là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết hàng đầu của cá doanh nghiệp sản xuất hàng da giầy chúng ta hiện nay. Việc đầu tư xây dựng phát triển thương hiệu của cá doanh nghiệp hiện vẫn chưa phù hợp với tốc độ phát triển, hội nhập của ngành. Nếu không sớm có những cố gắng trong việc xây dựng thương hiệu mang tính quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thể thất bại thậm chí ngay cả trên sân nhà.
Giải pháp về phía nhà Nước:
Nhiệm vụ trước mắt quan trọng nhất của Nhà nước trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu là phải hoàn thiện các quy định pháp luật về thương hiệu. Hiện nay, hệ thống bảo vệ sở hữu trí tuệ, bản quyền của Việt Nam so với các nước phát triển vẫn còn rất đơn giản, còn nhiều kẽ hở, quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ còn rắc rối, hình thức chế tài để xử lý các vụ vi phạm sở hữu trí tuệ còn yếu, chưa đủ để làm giảm thiểu số lượng các vụ vi phạm bản quyền, ăn cắp bản quyền, sản xuất hàng giả, hàng nhái. Điều này dẫn tới việc các doanh nghiệp sản xuất chưa có được một niềm tin vào nhà nước nước và đầu tư nhiều hơn vào quá trình xây dựng, bảo vệ thương hiệu.
Ngoài việc xây dựng một hế thống pháp lý đủ mạnh và hiện đại, một nhiệm vụ quan trọng khác của Nhà nước trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp da giày Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu là có một quy trình giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, giám sát và quản lý việc xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp. Một hành động quan trọng trong quy trình này là xây dựng một hệ thống hỗ trợ thông tin hiêu quả cho doanh nghiệp. Hiện nay, thông tin đang là một trong những vấn đề yếu kém và thiếu hụt nhất của các doanh nghiệp Việt Nam. Không chỉ thông tin về các quy định pháp luật vè thương hiệu
của Việt Nam còn chưa được các doanh nghiệp nắm rõ, thông tin về bảo vệ thương hiệu tại các thị trường xuất khẩu nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật Bản cũng chưa có được sự hiểu biết cần thiết của các doanh nghiệp Việt nam. Do đó, Nhà nước với vai trò là người quản lý nên xây dựng, cải thiện hơn nữa các kênh thông tin như sách báo, truyền thanh, truyền hình, … cho các doanh nghiệp. Đề xuất đưa ra là sự thể hiện vai trò của Trung tâm thông tin (Bộ thương mại) và thiết lập cầu nối giữa Nhà nước – hiệp hội – doanh nghiệp.
Giải pháp về phía hiệp hội:
Là đại diện của tất cả những doanh nghiệp sản xuất hàng da giày nói chung, Hiệp hội da giày Việt Nam cần thiết phải là cầu nối giữa nhà nước với doanh nghiệp. Hiệp hội cần phải là đầu mối thông tin cho các doanh nghiệp, đại diện trong đàm phán, đầu não vạch ra những kế hoạch, chiến lược xuất khẩu cho tất cả các doanh nghiệp, cần là cơ quan hỗ trợ Nhà nước trong việc đảm bảo chất lượng, uy tín thương hiệu da giày Việt Nam. Cho tới nay, những gì Hiệp hội da giày Việt Nam làm được vẫn chưa xứng đáng với vai trò và tầm quan trọng của nó. Do vậy cần thiết phải có sự cải thiện trong nhận thức và tổ chức của hiệp hội. Rút kinh nghiệm từ các nước phát triển trên thế giới, Hiệp hội Da giày nên là người đại diện cho ngành xuất khẩu da giày Việt nam, không nên quá phụ thuộc vào nhà nước mà cần tự tạo cho mình nội lực để có thể phát triển, đưa ngành da giày Việt Nam không chỉ có được số lượng xuất khẩu lớn mà thương hiệu Việt Nam trở nên có uy tín, giá trị lớn hơn trên thị trường thế giới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng và phát triển thương hiệu là một nhiệm vụ tối quan trọng đối với bất kỳ ngành sản xuất của một quốc gia nào. Lợi thế cạnh tranh đi cùng giá trị thương hiệu sẽ góp phần mang lại lợi nhuận lớn nhất cho quốc gia đó.
Hiện nay, trở thành quốc gia xuất khẩu giày dép lớn thứ 4 trên thế giới là một thành công đối với chúng ta nhưng không vì thế mà chúng ta quên đi những khó khăn, ngịch lý mà chúng ta đang gặp phải, tất cả bắt nguồn từ nguyên nhân chưa có một thương hiệu mạnh về hàng da giày trên trường thế giới.
Một giải pháp đưa ra cho các ngành da giày Việt Nam là thu hút vốn đầu tư nước ngoài để nâng cấp cơ sở và công nghệ sản xuất, đồng thời đầu tư đào tạo đội ngũ nhân viên thiết kế mẫu mã có trình độ, đưa sản phẩm da giày Việt Nam có thể cạnh tranh với đối thủ lớn nhất là Trung Quốc.
Tuy nhiên, ngoài những nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp thì cũng rất cần có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các cơ quan chức năng nhà nước, hội liên hiệp trong việc hoạch định chính sách, tư vấn, xây dựng chương trình phát triển thương hiệu đúng đắn và mở rộng tuyên truyền, quảng bá giúp các doanh nghiệp. Tất cả tiến tới đưa các ngành xuất khẩu của Việt Nam phát triển mạnh hơn trên con đường đi hội nhập kinh tế quốc tế.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh Thi, Vì niềm kiêu hãnh Việt Nam, Các doanh nghiệp tích cực xây dựng thương hiệu, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 412003
1. Bộ kế hoạch và đầu tư, trung tâm thông tin kinh tế và xã hội quốc gia (2004), Doanh nghiệp Việt Nam với vấn đề thương hiệu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB thống kê
2. Bộ thương mại (12/2003), Thương hiệu với tiến trình phát triển và hội nhập, VTR tạp chí thương mại
3. Lê Xuân Tùng (2005), Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao động và xã hội Các trang web: http://www.thuonghieuviet.com.vn http://www.lefaso.org.vn http://www.tuoitre.net http://www.bitis.com.vn http://www.tinhoconline.com http://www.gso.gov.vn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
CHƯƠNG I. ... 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA HÀNG HÓA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ...3
1.1/ Khái niệm thương hiệu:...3
1.2/ Các yếu tố thương hiệu...5
1.2.1/ Nhãn hiệu hàng hóa...5
1.2.2/ Tên thương mại...5
1.2.3/ Tên gọi xuất xứ hàng hóa...5
1.2.4/ Chỉ dẫn địa lý...6
1.2.5/ Kiểu dáng công nghiệp...6
1.2.6/ Sáng chế và giải pháp hữu ích...6
1.3/ Vai trò của thương hiệu...7
1.3.1. Vai trò và tầm quan trọng của thương hiệu đối với doanh nghiệp...7
1.3.2/ Vai trò của thương hiệu đối với nền kinh tế trong điều kiện hội nhập...10
1.4/ Nội dung hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu:...10
1.5/ Các điều kiện để xây dựng thành công thương hiệu:...17
CHƯƠNG II:... 19
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG DA GIÀY CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ. .19 2.1/ Thực trạng xuất khẩu hàng da giày Việt Nam 2004 – 2008...19
2.1.1/ Kim ngạch xuất khẩu...19
2.1.2/ Hình thức và chủng loại xuất khẩu...21
2.1.3/ Những thị trường xuất khẩu chủ yếu của mặt hàng da giày Việt Nam...22
2.2/ Thực trạng phát triển thương hiệu hàng da giày Việt Nam...25
2.2.1/ Điểm mặt một số thương hiệu da giày thành công của Việt Nam...25
2.3/ Đánh giá chung về tình hình xây dựng thương hiệu và phát triển thương hiệu của ngành da giày Việt Nam trong thời gian qua...29
2.3.1/ Những thành tựu đã đạt được...29
2.3.2/ Những vấn đề tồn tại...30
2.3.3/ Nguyên nhân của tồn tại...30
CHƯƠNG III:... 31
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU HÀNG DA GIÀY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ... 31