2000
3.2.2. Giải pháp về kinh tế xã hội trong quản lý và bảo vệ rừng
3.2.2.1. Chuyển đổi nghề nghiệp
Lực lƣợng lao động của huyện khá dồi dào, chủ yếu là lao động giản đơn, trình độ kỹ thuật hạn chế. Vì vậy, về cơ bản vẫn sống dựa vào nông nghiệp và khai thác rừng, để có thể sử dụng và thu hút lao động của địa phƣơng vào công tác xây dựng và phát triển rừng đạt đƣợc mục tiêu đề ra trong quy hoạch cần phải giải quyết tốt những vấn đề sau:
Tăng cƣờng các hoạt động phát triển các loại hình kinh tế nhằm thu hút một lƣợng lực lao động tham gia nhƣ: xây dựng, dịch vụ…
Đối với lực lƣợng trẻ cần tạo điều kiện thuận lợi để họ đƣợc đi học, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm chuyển sang công việc khác phù hợp hơn. Đồng thời, đầu tƣ, đẩy mạnh phát triển các làng nghề nhằm tạo ra nhiều việc làm hơn nữa, thu hút nhiều lực lƣợng lao động tham gia.
Đầu tƣ thoả đáng cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, đặc biệt chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tăng cƣờng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp có kinh nghiệm thực tiễn cho các Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ, các dự án lâm nghiệp, các trang trại lâm nghiệp.
Tổ chức các lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, học tập các mô hình sản xuất, công nghệ chế biến, tổ chức hội thảo khoa học... để chuyển giao những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đến cán bộ và ngƣời dân tham gia bảo vệ, phát triển rừng và trong chế biến lâm sản.
3.2.2.2. Thực hiện giao đất, giao rừng
Tiếp tục đẩy nhanh công tác giao đất, giao rừng, cho thuê rừng để diện tích rừng và đất lâm nghiệp đều có chủ, ngƣời dân yên tâm đầu tƣ cho phát triển rừng.
Khuyến khích ngƣời dân hoặc cộng đồng dân cƣ nhận đất trên những diện tích đất đồi núi chƣa có rừng ở các vị trí cao, xa để đầu tƣ trồng rừng hoặc khoanh nuôi tái sinh rừng theo các chƣơng trình, dự án, chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc.
Tổ chức giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình trên diện tích đất chƣa có chủ quản lý.
những yêu cầu cấp thiết hiện nay của nhân dân. Tuy nhiên, đây là một trong những vấn đề khó khăn và lâu dài, do vậy, không chỉ ngành Tài nguyên và Môi trƣờng thực hiện mà phải đòi hỏi sự tham gia của các cấp các ngành trên địa bàn huyện. Kiên quyết thu hồi các diện tích đất đã giao nhƣng không thực hiện sản xuất hoặc kinh doanh kém hiệu quả. Ƣu tiên các cá nhân, hộ gia đình và các tổ chức tập thể có khả năng tự bỏ vốn và có nhu cầu nhận đất để sản xuất và phát triển rừng.
Để việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, giao khoán rừng cho cá nhân, hộ gia đình dễ dàng và thuận lợi cần xác định rõ quỹ đất hiện có trên từng đơn vị hành chính, nhu cầu sử dụng đất của từng địa phƣơng trên cơ sở phƣơng án quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp tổng thể. Khi các lô đất thực sự có chủ, nhân dân mới mới yên tâm đầu tƣ vào sản xuất kinh doanh, sẽ đảm bảo trách nhiệm về quyền lợi và nghĩa vụ trên mảnh đất đƣợc nhận, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, quản lý rừng bền vững. Mặt khác, sẽ khai thác đƣợc tối đa các nguồn lực xã hội và tự nhiên vào việc phát triển KT- XH, từng bƣớc nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho nhân dân.
Tiến hành rà soát quy hoạch điều chỉnh sử dụng đất đai, lấy đó làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, chuyển mục đích sử dụng rừng một cách có hiệu quả hơn.