cơn phản ứng
BN sử dụng thuốc đúng thời gian quy định bị tàn tật do cơn phản ứng loại 1: 17,4%, bị tàn tật do cơn phản ứng loại 2: 8,7%
Theo Bhushan Kumar, tỷ lệ phản ứng phong là 30,9% nếu không được phát hiện sớm, xử lý kịp thời và đúng phác đồ thì trong số bệnh nhân đó tàn tật chắc chắn sẽ xẩy ra [24].
Tất cả bệnh nhân có cơn phản ứng loại 1 trong thời gian điều trị trong điều tra của chúng tôi đều xẩy ra tàn tật. Cơn phản ứng loại 2 chỉ có 2/7 BN bị tàn tật.
Dấu hiệu của cơn phản ứng loại 1 theo Nguyễn thị Hải Vân: “Tổn thương da đang tiến triển tốt tự nhiên xuất hiện sưng nề, đỏ, ranh giới với da lành rõ rệt hơn chiếm tỷ lệ 93,4%”[22]. Như vậy, trong quá trình đa hóa trị liệu nếu bệnh nhân không biết được dấu hiệu của cơn phản ứng để đi khám kịp thời và cán bộ y tế cơ sở không nắm được dấu hiệu để phát hiện sớm cơn phản ứng loại 1 thì tàn tật chắc chắn sẽ xảy ra.
Theo Đỗ Văn Thành có nhận xét công tác kiểm tra giám sát trong thời gian trước năm 1998: Cơn phản ứng nhẹ vẫn chưa được phát hiện hoặc phát hiện mà không điều trị [19]. Đối với phản ứng loại 2 trong quá trình đa hóa trị liệu khi xuất hiện thêm các nốt đỏ nếu người bệnh có hiểu biết sẽ chủ động đi khám ngay và đây cũng là dấu hiệu bất thường làm cho cán bộ y tế cơ sở chú ý hơn, phản ứng loại 1 tàn tật diễn ra nhanh và mạnh, phản ứng loại 2 tàn tật xảy ra chậm. Đa hoá trị liệu e đã làm giảm tần suất mắc và sự trầm trọng của ENL dẫn đến giảm
nguy cơ tàn tật [31], [32], [33]. Vì vậy tỷ lệ tàn tật ở phản ứng loại 1 cao hơn phản ứng loại 2.
Để giảm thiểu được tàn tật do cơn phản ứng trong quá trình điều trị bệnh nhân cần phải được theo dõi giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm song song với uống thuốc điều trị bệnh phong và xử lý kịp thời các cơn phản ứng.