Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những vấn đề chung về chất lượng tín dụng" pdf (Trang 34 - 35)

2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHU VỰC

2.1.1. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án

Thực hiện đúng quy trình thẩm định dự án, nâng cao chất lượng thẩm định

dự án trước khi quyết định cho vay là một việc làm rất cần thiết nhằm nâng cao

chất lượng tín dụng. Để làm được điều đó, việc thẩm định dự án phải thu thập

thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, đối chiếu kiểm tra nguồn thông tin đảm bảo

tính chính xác của nguồn thông tin thu nhận được, xử lý các thông tin đó để

quyết định có cho vay hay không.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ Ngân hàng phải tiến hành thẩm định khách

hàng xin vay ở những vấn đề sau:

- Tư cách pháp lý: Đó là việc căn cứ vào các văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập.

- Qua các báo cáo thường kỳ của doanh nghiệp kết hợp với sự thanh tra, giám

sát của cán bộ chuyên môn để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,

khả năng quản lý tài chính của doanh nghiệp.

- Về vấn đề tài sản thế chấp: Chi nhánh cần phải xem xét tính hiệu quả kinh tế

của dự án. Đây là yếu tố dự phòng khi sảy ra rủi ro tín dụng và là một vấn đề

cần sự quan tâm hơn nữa từ phía Ngân hàng.

- Về thẩm định hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh: Đây là khâu chủ

chốt và quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng nhằm đạt hiệu quả mong muốn

cũng như phòng tránh rủi ro. Trong khi àans đề tài sản thế chấp đang còn nhiều vướng mắc, thì việc căn cứ vào tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh để ra

quyết định cuối cùng là điều hết sức cần thiết. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tín dụng

phải thực sự có năng lực, kinh nghiệm đánh giá xem xét tính khả thi của dự án

trên toàn bộ phương diện kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội và tinh thần trách

nhiệm cao trước khi đưa ra quyết định.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp "Những vấn đề chung về chất lượng tín dụng" pdf (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)