Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 88)

8. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Đánh giá rủi ro

Luật quản lý thuế quy định nguyên tắc tự tính, tự khai, tự nộp thuế. Trong điều kiện số lượng NNT ngày càng tăng cao nhưng chỉ tiêu biên chế

81

Cục Thuế giao ngày càng ít nên Chi cục Thuế thị xã Sông Cầu không đủ khả năng kiểm tra hết tất cả các chi tiết mà NNT kê khai cung cấp nên dễ dẫn đến tình trạng kê khai không đầy đủ hoặc thậm chí không kê khai, trốn thuế. Do đó, CQT phải có kỹ năng phân tích hệ thống quản lý dữ liệu để kiểm soát thông tin NNT và nội bộ hệ thống điều hành của CQT. Để kiểm soát thuế có hiệu quả ngay từ khâu ban đầu là phân tích, thu thập thông tin khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế thì cần có tiêu chí và phương pháp đánh giá rủi ro đối với từng loại thuế, từng loại hình DN khác nhau, xác định các khu vực có rủi ro thất thu cao để lập kế hoạch kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm, phân bổ nguồn lực hợp lý với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin sẵn có.

Thực hiện rà soát, đánh giá sự tuân thủ chính sách pháp luật thuế của các doanh nghiệp.

- Rà soát, đánh giá tình hình đăng ký miễn, giảm thuế TNDN của doanh nghiệp với quy định của Luật thuế TNDN, để tránh tình trạng doanh nghiệp lợi dụng quy định miễn, giảm thuế để trốn thuế. Lập biểu thống kê theo dõi tình hình miễn, giảm của từng doanh nghiệp, biểu theo dõi gồm các chỉ tiêu như: đối tượng, thuế suất, mức và thời hạn áp dụng miễn, giảm, qua đó phân loại các doanh nghiệp thực hiện đúng và chưa đúng.

- Rà soát, thống kê các doanh nghiệp thường xuyên không chấp hành chính sách pháp luật thuế đúng quy định như: nộp chậm HSKT, nộp chậm tiền thuế, vi phạm về chế độ kế toán... để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Rà soát, thống kê các doanh nghiệp thay đổi thông tin đăng ký thuế như: địa chỉ trụ sở, kế toán trưởng, tài khoản ngân hàng, ngành nghề kinh doanh... như không làm thủ tục điều chỉnh, bổ sung với CQT. Thực hiện như vậy để hạn chế tình trạng doanh nghiệp thay đổi ngành nghề kinh doanh hoặc mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh để giảm số thuế phải nộp, thay đổi trụ sở kinh doanh để được hưởng ưu đãi thuế, thay đổi kế toán trưởng, tài khoản

82

ngân hàng để làm giả hoá đơn chứng từ nhưng không khai báo với CQT để trốn thuế.

* Đối với những doanh nghiệp mới phát sinh phải tích cực kiểm tra, phát hiện sự thay đổi ngành nghề kinh doanh, quy mô, để kịp thời có các biện pháp ngăn chặn ngay các hành vi vi phạm.

* Cần tiến hành phân loại doanh nghiệp để phân cấp quản lý cho phù hợp, tránh trùng lắp và thất thu thuế. Các tiêu chí để phân loại rất đa dạng, có thể dựa vào quy mô vốn của doanh nghiệp, dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh, dựa vào quy mô vốn kết hợp với số lao động... các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, kết quả sản xuất kinh doanh tốt thường chứa đựng nhiều gian lận, sai sót, trình độ sửa chữa, làm giả hoá đơn chứng từ rất tinh vi.

Để thực hiện tốt công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp NQD thì nhất thiết phải tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm về thuế. Để tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra các doanh nghiệp NQD cần tiến hành các biện pháp sau:

* Thực hiện phân loại các doanh nghiệp để kiểm tra

Thực hiện phân loại các doanh nghiệp để kiểm tra là việc CQT chọn ra những doanh nghiệp có nhiều dấu hiệu vi phạm về thuế để tiến hành kiểm tra trên cơ sở một số tiêu chí nhất định. Các tiêu chí này được CQT xây dựng trên cơ sở phân tích các thông tin về doanh nghiệp.

Việc phân loại các doanh nghiệp để kiểm tra vừa đảm bảo cho công tác kiểm tra đạt hệu quả cao (kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm) vừa động viên khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế.

Hàng năm, CQT căn cứ vào kết quả phân tích thông tin từ phần mềm áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro, tiến hành nghiên cứu các dấu hiệu vi phạm từ hệ

83

thống cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp và các thông tin trao đổi với các cơ quan liên quan, nhận dạng các hành vi vi phạm để tiến hành chọn ra những doanh nghiệp cần tiến hành kiểm tra.

* Đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra thuế tại trụ sở CQT

Khi tiến hành kiểm tra tại CQT thì CQT cần chú ý tới một số điểm sau, chúng được coi là mấu chốt để phát hiện ra gian lận, sai sót của doanh nghiệp: - Sự biến động doanh số, số thuế phải nộp của doanh nghiệp: khi kiểm tra hồ sơ thuế của doanh nghiệp cần xét xem sự biến động đó là khách quan hay chủ quan của doanh nghiệp, qua đó phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật thuế của doanh nghiệp.

- Tỷ lệ huy động vốn vào NSNN trên tổng doanh thu: đây là chỉ tiêu dùng để đánh giá, phân loại doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có cùng ngành nghề, cùng quy mô thì phải có tỷ lệ huy động vốn trên doanh thu xấp xỉ nhau.

- Phân tích mối tương quan giữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh với số thuế TNDN phải nộp, qua đó tìm ra sự bất hợp lý. Thông thường doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt thì số thuế TNDN phải nộp nhiều, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì số thuế nộp ít, thậm chí không phải nộp. Nếu doanh nghiệp nào làm ăn tốt mà lại nộp thuế ít thì có thể đây là dấu hiệu của trốn thuế, tránh thuế.

- Khi kiểm tra, phân tích hồ sơ thuế của doanh nghiệp: Tờ khai, bảng kê, báo cáo tài chính,... cần chú ý tới: tính chính xác của số liệu, tính lôgic và đầy đủ các chỉ tiêu. Ngoài ra, với mỗi một loại giấy tờ trong hồ sơ thuế cần căn cứ vào đặc điểm của nó mà cân nhắc kiểm tra phần nào của số liệu, như: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần kiểm tra đối chiếu doanh thu bán hàng hoá với doanh thu của CQT theo dõi, kiểm tra phân tích chỉ tiêu lợi nhuận gộp, các khoản chi phí quản lý kinh doanh, chi khác, lợi nhuận kế toán trước thuế

84

nhằm phát hiện sự bất thường so với các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô.

* Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra tại doanh nghiệp

Kiểm tra tại doanh nghiệp là "con đường" để CQT kiểm tra được tốt nhất tình hình chấp hành pháp luật thuế của các doanh nghiệp vì tại doanh nghiệp CQT được tiếp xúc với hầu hết tài liệu kế toán, tài liệu thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra tại doanh nghiệp chưa cao, có nhiều lý do nhưng có thể nhắc tới một phần là sự che dấu tinh vi của doanh nghiệp, doanh nghiệp thường làm 2 hệ thống sổ sách kế toán - một phản ánh tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp, một là sổ sách tương ứng với hồ sơ thuế. Để ngăn chặn tình trạng này thì nhất thiết phải nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm tra tại doanh nghiệp. Muốn vậy, khi kiểm tra thuế TNDN tại doanh nghiệp cần chú ý tới một số điểm sau:

- Kiểm tra chặt chẽ doanh thu và chi phí được trừ:

+ Các khoản liên quan tới doanh thu cần kiểm tra gồm: doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ, doanh thu bán hàng nội bộ, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản giảm trừ doanh thu.

Đối với những doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề thì phải thường xuyên phân tích tỷ suất doanh thu tổng doanh thu, xác định cơ cấu đầu tư của từng mặt hàng để loại trừ việc che dấu doanh thu.

+ Khi kiểm tra chi phí được trừ cần chú ý tới một số khoản chi sau: chi khấu hao tài sản cố định, chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, chi phí tiền lương, định mức tiêu hao nguyên vật liệu,... Đồng thời kiểm tra tính nhất quán trong việc áp dụng các phương pháp hạch toán hàng tồn kho.

85

- Đối với thu nhập khác thì cần so sánh, đối chiếu giữa sổ sách của doanh nghiệp với sổ sách của khách hàng, để kịp thời phát hiện các trường hợp doanh nghiệp không kê khai thu nhập khác, làm giảm số thuế doanh nghiệp phải nộp.

- Kiểm tra hoá đơn.

Hoá đơn là một chứng từ kế toán rất quan trọng, che dấu nhiều vi phạm của doanh nghiệp. Khi kiểm tra hoá đơn thì cần kiểm tra tính đầy đủ, đúng đắn của các chỉ tiêu trên hoá đơn; tính hợp lý, hợp pháp của hoá đơn; tính lôgic của các hoá đơn xuất ra.

Khi kiểm tra hoá đơn cần: kiểm tra đối chiếu chéo giữa các doanh nghiệp có thể trong huyện hoặc ngoài huyện; thực hiện kiểm tra theo chiều ngược và xuôi các hoá đơn, có nghĩa là khi kiểm tra hoá đơn đầu vào của doanh nghiệp này thì cần kiểm tra hoá đơn đầu ra của doanh nghiệp kia hoặc ngược lại.

3.2.3. Hoạt động kiểm soát

a) Hoàn thiện chính sách thu thuế thu nhập doanh nghiệp

Thực trạng trên đặt ra yêu cầu cần thiết phải tăng cường quản lý hiệu quả về thu nhập doanh nghiệp để phù hợp với chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Để làm được điều đó, đối với khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp, cần nghiên cứu một số tác nhân chủ yếu tác động đến chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, tính đồng bộ trong hệ thống chính sách thuế, cơ chế quản lý, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng sản xuất..., nghiên cứu các vấn đề trong triển khai thực hiện để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Cụ thể:

Một là, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT, nâng cao ý thức trách nhiệm của NNT và công dân về nghĩa vụ nộp thuế với NSNN và giám sát trong thực hiện nghĩa vụ này đối với tổ chức kinh doanh.

86

Hai là, Nhà nước cần có cơ chế quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với việc kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp của DN.

Ba là, giai đoạn hiện nay trong bối cảnh suy giảm kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến nền sản xuất của nước ta, nhiều khoản thu đang làm tăng gánh nặng về thuế. Chính phủ đang có những giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ, thị trường và đầu tư nhằm hỗ trợ nền SXKD duy trì và đi vào ổn định. Mặt khác, qua đánh giá còn có dấu hiệu tránh thuế, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp gây thất thu NSNN. Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương thức quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp cho phù hợp hơn theo hướng:

Những cơ chế, chính sách đang duy trì, ổn định, không gây biến động lớn tới nền sản xuất, thị trường, đời sống tâm lý dân cư thì vẫn duy trì hoặc nếu có thì điều chỉnh giảm để cân đối giữa các khoản thu, vừa là giải pháp kinh tế, cũng là giải pháp tâm lý; về mặt quản lý nhà nước sẽ giảm được thủ tục hành chính trong nghiên cứu, ban hành văn bản pháp luật.

Những chính sách mới, đang triển khai thực hiện thì phải được xem xét trong tổng thể các chính sách và các khoản thu khác đang thực hiện để có giải pháp điều hòa mức thu một cách cân đối hợp lý, phù hợp với năng lực thực tế SXKD và yêu cầu quản lý nhà nước.

Tập trung nghiên cứu, tháo gỡ các thủ tục hành chính bất hợp lý, gây khó khăn cho việc chấp hành nghĩa vụ thuế, cũng như quản lý thuế. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn ngừa tránh thuế, trốn thuế.

b) Về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định thuế suất thuế TNDN hiện nay đang áp dụng là 20% được tính trên tổng thu nhập chịu thuế.

87

dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật phải hạch toán riêng để kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất 22%, không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thu nhập của doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua được áp dụng thuế suất thuế TNDN 10% theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

c) Về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

Được quy định tại Điều 18 đến Điều 22, Chương VI Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 và được sửa đổi, bổ sung tại Điều 10,11 và 12 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015.

d) Hoàn thiện quy trình thanh tra, kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi cục Thuế cần có biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra thuế để phát hiện những đối tượng có hành vi trốn thuế, gian lận thuế. Việc thanh tra, kiểm tra có hiệu quả sẽ làm giảm bớt ý định trốn thuế của đối tượng nộp thuế. Thanh tra, kiểm tra thuế sẽ đảm bảo việc thu đúng và thu đủ thuế cho nguồn thu ngân sách quốc gia.

Hàng năm Chi cục Thuế cần thực hiện tốt việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của các đối tượng ngay sau khi DN nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế, việc này là điều đầu tiên nhưng hết sức cần thiết. Rà soát, sàng lọc các DN trên cơ sở phân tích các thông tin về NNT để xây dựng các tiêu chí phân loại chính xác, phù hợp. Bên cạnh đó Chi cục Thuế cần thiết lập hệ thống thông tin về doanh nghiệp càng nhiều càng tốt, cụ thể là hệ thống thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế qua các năm, báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin từ các Sở, Ban, Ngành có liên quan... Trên cơ sở các tiêu chí phân loại cụ thể, phù hợp, các thông tin có liên quan, thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm vào các DN có nhiều dấu hiệu vi phạm.

88

Khi tiến hành thanh tra, kiểm tra cần thực hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm. Kết hợp kiểm tra với thực hiện điều tra thuế để có thể phát hiện các hành vi gian lận ở các mức độ tinh vi phức tạp.

Xuất phát từ tình hình thực tế, các gian lận về thuế càng ngày càng phức tạp, các hành vi gian lận càng ngày càng tinh vi, có sự cấu kết ở nhiều địa phương trên nhiều lĩnh vực, với nhiều thành phần. Nếu chỉ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại một doanh nghiệp thì rất khó có thể phát hiện, hoặc nếu có nghi vấn cũng rất khó có đủ cơ sở pháp lý để kết luận gian lận về thuế.

e) Tăng cường công tác đôn đốc thu nợ thuế

Tăng cường đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật. Thực hiện rà soát, phân loại nợ; giao chỉ tiêu thu nợ hàng tháng cho từng bộ phận, từng cán bộ để phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Chi cục Thuế cần tăng cường áp dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh như trích tiền từ tài khoản ngân hàng, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Cụ thể:

Tăng cường công tác quản lý thu hồi nợ thuế. Giải pháp đôn đốc thu nợ không chỉ là gọi điện thoại, ban hành thông báo tiền thuế nợ mà cán bộ quản lý nợ có thể mời DN đến CQT hoặc đến trực tiếp trụ sở DN để tìm hiểu nguyên nhân nợ thuế và có giải pháp đôn đốc thu nợ thuế phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế thị xã sông cầu, tỉnh phú yên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)