8.1.Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản 911 Bên Nợ:
- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán; - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác; - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp;
- Kết chuyển lãi. Bên Có:
- Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ;
- Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Kết chuyển lỗ.
Tài khoản 911 không có số dư cuối kỳ.
8.2.Nguyên tắc hạch toán tài khoản 911
a) Tài khoản này phải phản ánh đầy đủ, chính xác các khoản kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán theo đúng quy định của chính sách tài chính hiện hành.
b) Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (Hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính. . .). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ.
c )Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần.
8.3 Sơ đồ hạch toán tài khoản 911
Phần 2: Một số ý kiến đóng góp với chế độ kế toán hiện hành liên quan tới đề tài xác định kết quả kinh doanh
Nhìn chung , hệ thống CMKT Việt Nam là khá hoàn chỉnh, hài hòa ở mức độ cao so với hệ thống CMKT quốc tế. Có thể khẳng định, tính thực thi của hệ thống CMKT Việt
TK 632,635 TK 911 TK 511,512,515
KC giá vốn hàng bán, chi phí tài chính KC doanh thu thuần
Kết chuyển chi phí bán hàng TK 641,642
TK 142
Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 421 Kết chuyển lỗ
Doanh thu hoạt động tài chính
Nam trong thực tiễn là khá cao. Bởi vì, ngay khi bắt đầu việc nghiên cứu và xây dựng hệ thống CMKT, chúng ta đã xác định quan điểm là các CMKT Việt Nam được xây dựng dựa trên cơ sở phù hợp với CMKT quốc tế nhưng phải phù hợp với điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội - pháp luật của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại và tương lai gần. Tuy nhiên hiện nay hệ thống tài khoản chưa phù hợp đối với việc phân định các hoạt động nên dễ gây nhầm lẫn, sai phạm trong quá trình soạn thảo và trình bày báo cáo LCTT. Chẳng hạn, các dòng tiền từ hoạt động đầu tư hiện được ghi đối ứng trên các tài khoản "hoạt động tài chính" (515, 635), trong khi các khoản tiền từ thanh lý TSCĐ vốn được trong dòng tiền của hoạt động đầu tư thì được ghi đối ứng trên tài khoản "hoạt động khác" (711, 811). Do đó, để thuận lợi cho việc phân biệt các luồng tiền cũng như hỗ trợ việc tách riêng kết quả hoạt động đầu tư tài chính ra khỏi hoạt động kinh doanh, giải pháp để sửa đổi các tài khoản 515, 635, 711 và 811 như sau:
Sửa đổi TK 515 hiện là “Doanh thu hoạt động tài chính” thành “Doanh thu hoạt động đầu tư, tài chính”, và được chia thành hai TK cấp hai là: (i) TK 515.1 -“Doanh thu đầu tư” để ghi nhận các khoản Lãi thuần từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Cổ tức, lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư vốn, Lãi cho thuê tài chính, Lãi thuần từ việc mua bán chứng khoán, Lãi thu từ cho vay, đầu tư trái phiếu, gởi tiền, Lãi bán hàng trả chậm, trả góp vv… (ii) TK 515.2 - “Doanh thu tài chính” để ghi nhận các khoản Lãi thuần từ chênh lệch tỷ giá và mua bán ngoại tệ, Chiết khấu thanh toán được hưởng vv…
- Tương tự, sửa đổi TK 635 hiện là “Chi phí hoạt động tài chính” thành “Chi phí hoạt động đầu tư, tài chính” cũng được chia thành hai TK cấp hai là: (i) TK 635.1 - “Chi phí đầu tư” để ghi nhận các khoản Lỗ thuần từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, Lỗ thuần từ việc mua bán chứng khoán, Lỗ thuần từ việc thanh lý các khoản đầu tư vốn vv… và (ii) TK 635.1 - “Chi phí tài chính” để ghi nhận các khoản Chi phí lãi vay, Lỗ thuần từ chênh lệch tỷ giá và mua bán ngoại tệ, Chiết khấu thanh toán phải trả vv…
- Loại trừ nội dung thanh lý, nhượng bán TSCĐ ra khỏi các TK 711 “Thu nhập khác” và 811 “Chi phí khác” (do đã chuyển vào các TK 515.1 và 635.1 như trên). Tất nhiên, việc sửa đổi các TK và khái niệm về doanh thu, thu nhập như trên phải được thực hiện đồng bộ với việc sửa đổi chế độ kế toán và chuẩn mực về doanh thu, thu nhập khác
Kết luận.
Nhìn chung, việc xác đinh kết quả klinh doanh trong một doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp hạch toán được một cách đầy đủ, chính xác, chi phí, doanh thu, từ đó doanh nghiệp sẽ điều chỉnh sao cho giảm chi phí tối đa, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp, làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.