Kết cấu luận văn:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26)

Ngoài phần mở đầu, kết thúc, luận văn bao gồm 4 chương, kết cấu như sau: Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYT

1.1 Tổng quan về thông tin kế toán trên BCTC

1.1.1 Tổng quan về BCTC

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 năm 2002 (VAS01) – Chuẩn mực chung “Báo cáo tài chính phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp bằng cách tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, tài chính có cùng tính chất kinh tế thành các yếu tố của báo cáo tài chính. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến việc xác định tình hình tài chính trong Bảng cân đối kế toán là Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu. Các yếu tố liên quan trực tiếp đến đánh giá tình hình và kết quả kinh doanh trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là Doanh thu, thu nhập khác, Chi phí và Kết quả kinh doanh”.

Theo thông tư 200/2014 /TT- BTC các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh khi lập báo cáo tài chính cần có những bản báo cáo tài chính sau:

Bảng cân đối kế toán là Báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ

giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và cơ cấu nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận

xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản tình hình và kết quả

hoạt động kinh doanh trong một kỳ hoạt động của doanh nghiệp bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh chính và kết quả từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác của doanh nghiệp.

Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin giúp người sử dụng

đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh toán và khả năng của doanh nghiệp trong

việc tạo ra các luồng tiền trong quá trình hoạt động. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ làm tăng khả năng đánh giá khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch và hiện tượng.”

Bảng thuyết minh báo cáo tài chính cung cấp thêm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chếđộ kế toán và lý do biến động của các đối tượng quan trọng. Nó mang tính tường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính tại Việt Nam được phân loại thành báo

cáo tài chính quý và năm. Báo cáo tài chính quý phải nộp chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý, đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 45 ngày. Báo cáo tài chính năm phải nộp chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đối với công ty mẹ, Tổng công ty nhà nước chậm nhất là 90 ngày.

Theo khuôn mẫu lý thuyết của FASB đưa ra hai nhóm đặc điểm chất lượng báo cáo tài chính bao gồm các đặc điểm cơ bản và đặc điểm thứ yếu. Các đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và đáng tin cậy. Trong khi đó các đặc điểm thứ yếu bao gồm nhất quán và có thể so sánh. Khuôn mẫu lý thuyết của IASB đưa ra đặc điểm chất lượng báo cáo tài chính bao gồm: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh dựa trên hai giảđịnh cơ bản là cơ sở dồn tích và tính hoạt động liên tục.

1.1.2 Vai trò của thông tin kế toán trên BCTC

IASB cho rằng mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự thay đổi tình hình tài chính nhằm

giúp cho những đối tượng sử dụng khác nhau đưa ra quyết định tài chính. FASB đưa ra mục đích của báo cáo tài chính như sau: cung cấp thông tin hữu ích cho quyết định đầu tư vào cho vay, giúp người đọc đánh giá về thời gian và tính không chắc chắn của các dòng tiền, cung cấp các thông tin về nguồn lực kinh tế, các quyền đối với tài sản và sự thay đổi chúng.

Dự án hội tụ FASB-IASB xác định mục đích của báo cáo tài chính là

“cung cấp thông tin tài chính về doanh nghiệp báo cáo, các thông tin này hữu ích cho nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác (hiện tại và tiềm tàng) trong việc đưa ra quyết định trong khả năng của mình như một người cung cấp vốn”.

Như vậy, mục đích của BCTC là cung cấp thông tin kế toán, thông tin kế toán là những thông tin có được do hệ thống kế toán xử lý và cung cấp. Nó có

tính chất sau: là thông tin hiện thực, đã xảy ra, có giá trị pháp lý, có độ tin cậy vì mọi số liệu kế toán đều phải có chứng từ hợp lý, hợp lệ. Để thông tin kế toán hữu ích với nhà đầu tư trong quá trình ra các quyết định kinh tế, đòi hỏi các nhà đầu tư phải có kiến thức và am hiểu về ý nghĩa các số liệu kế toán. Thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng bên trong và bên ngoài.Tính

minh bạch và độ tin cậy của thông tin kế toán là cơ sở quan trọng để bảo vệ nhà đầu tư cũng như tính ổn định của thị trường chứng khoán. Khi tham gia vào thị trường chứng khoán, vấn đề quan trọng và mong muốn của nhà đầu tư là nắm được những thông tin tài chính trên thị trường.

Tùy thuộc vào từng nhóm đối tượng, thông tin trên BCTC có vai trò sau: Đối với cổ đông công ty, tức là chủ sở hữu của công ty, đánh giá được mức độ quản lý, mức lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty.

Đối với người quản lý công ty, giám sát các hoạt động hàng ngày của công ty, họ cần thông tin về tình hình tài chính của công ty để quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra các quyết định hiệu quảở hiện tại và trong

tương lai.

Đối với các nhà cung cấp biết được về khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty; khách hàng cần biết rằng công ty là nguồn cung cấp an toàn và không có nguy cơ phải đóng cửa.

Đối với ngân hàng cho phép công ty hoạt động thấu chi hoặc cung cấp tài chính dài hạn bằng cách cho vay, đảm bảo rằng công ty có thể theo kịp các khoản thanh toán lãi suất và cuối cùng là trả lại số tiền được nâng cao.

Đối với cơ quan thuế muốn biết về lợi nhuận kinh doanh đểđánh giá thuế mà công ty phải đóng. Chính phủ và các cơ quan quan tâm đến việc phân bổ nguồn lực và do đó trong các hoạt động của các tổ chức kinh doanh, họ cũng yêu cầu thông tin để cung cấp cơ sở cho thống kê quốc gia.

Đối với các nhà phân tích và cố vấn tài chính cần thông tin cho khách hàng hoặc đối tượng của họ. Ví dụ, các nhà môi giới chứng khoán cần thông tin để tư vấn cho các nhà đầu tư.

Đối với nhân viên công ty nên có quyền được thông tin về tình hình tài chính của công ty, bởi vì nghề nghiệp tương lai của họ và quy mô tiền lương và tiền công của họ phụ thuộc vào nó.

Thông tin kế toán được thể hiện trong báo cáo tài chính đểđáp ứng nhu cầu thông tin của người dùng khác nhau trong đó người quản lý doanh nghiệp cần nhiều thông tin nhất, để giúp họ đưa ra quyết định lập kế hoạch và kiểm soát công ty. Khi người quản lý muốn một lượng lớn thông tin về chi phí và lợi nhuận của từng sản phẩm, hoặc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, họ có thể có được thông qua một hệ thống chi phí và kế toán quản lý.

1.1.3. Nghĩa vụ công bố thông tin BCTC của các công ty niêm yết

1.1.3.1. Công ty niêm yết

Công ty cổ phần (CTCP)

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người

khác.

Công ty cổ phần đại chúng

Theo Luật chứng khoán 2019, công ty đại chúng (CTĐC) là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:

Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;

Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc

Trung tâm giao dịch chứng khoán;

Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm NĐT sở hữu, không kể NĐT chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên

Phần lớn những công ty cổ phần mới thành lập đã bắt đầu như những công ty cổ phần nội bộ. Đến khi cty đã phát triển, tiếng tăm đã lan rộng, hội đủ điều kiện họ có thể phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng, trở thành một công ty cổ phần đại chúng

Công ty cổ phần niêm yết

Để cổ phiếu tăng thêm tính hấp dẫn và tăng khả năng huy động vốn thì một CTĐC có thể tiến đến việc niêm yết chứng khoán, tức là đưa chứng khoán có

đủ điều kiện vào giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán (Sở GDCK) hoặc Trung tâm GDCK (Luật Chứng khoán 2019).

Việt Nam hiện nay có hai Sở GDCK TPHCM (HOSE) và Hà Nội (HNX), mỗi Sở GDCK sẽ có những điều kiện niêm yết khác nhau.

1.1.3.2. Nghĩa vụ công bố thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết

Nguyên tắc công bố thông tin

Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán về nguyên tắc công bố thông tin:

Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật.

Đối tượng công bố thông tin phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin công

bố, bảo quản, lưu giữ thông tin đã báo cáo, công bố.

Việc công bố các thông tin cá nhân (Thẻ căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, email, số tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng) chỉ được thực hiện nếu chủ thể liên quan đồng ý.

Các đối tượng thực hiện công bố thông tin khi công bố thông tin phải đồng thời báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán nơi chứng khoán đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố, bao gồm đầy đủ các thông tin theo quy định.

Ngôn ngữ thông tin công bố trên thị trường chứng khoán là tiếng Việt.

Theo thông tư số 155/2015/TT-BTC, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố:

Công bố thông tin định kỳ

1. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo

tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và công bố các nội dung khác theo quy định.

2. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo

tài chính bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận thực hiện kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng

khoán.

a) Báo cáo tài chính bán niên phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ theo Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, trình bày số liệu tài chính trong 06 tháng đầu năm tài chính của công ty. Báo cáo tài chính bán niên phải được soát xét theo Chuẩn mực về công tác soát xét báo cáo tài chính. Toàn văn báo cáo tài chính bán niên phải được công bố đầy đủ, kèm theo ý kiến kiểm toán và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp báo cáo tài chính bán niên được soát xét có kết luận của kiểm toán viên là không đạt yêu cầu;

b)Thời hạn công bố báo cáo tài chính bán niên:

Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát xét nhưng không được vượt quá 45 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính.

Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính bán niên trong thời hạn nêu trên do phải lập báo cáo tài chính bán niên hợp nhất hoặc báo cáo tài chính bán niên tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải lập báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét, báo cáo tài chính bán niên hợp nhất, báo cáo tài chính bán niên tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố báo cáo

tài chính bán niên khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày kết thúc 06 tháng đầu năm tài chính bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

3. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài

chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có).

a) Báo cáo tài chính quý phải là báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ

theo

Chuẩn mực kế toán “Báo cáo tài chính giữa niên độ”, được lập theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư này. Toàn văn báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính quý đã được soát xét (nếu có) phải được công bố đầy đủ, kèm theo ý kiến kiểm toán và văn bản giải trình của công ty trong trường hợp báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) có kết luận của kiểm toán viên là không đạt yêu cầu;

b) Thời hạn công bố báo cáo tài chính quý:

Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn phải công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn công bố báo cáo tài chính quý được soát xét (nếu có) trong thời hạn 05 ngày, kểtừ ngày tổ chức kiểm toán ký báo cáo soát

Trường hợp tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn không thể hoàn thành việc công bố báo cáo tài chính quý trong thời hạn nêu trên do phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất hoặc báo cáo tài chính quý tổng hợp; hoặc do các công ty con, công ty liên kết của tổ chức niêm yết, công ty đại chúng quy mô lớn cũng phải lập báo cáo tài chính quý hợp nhất, báo cáo tài chính quý tổng hợp thì Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét gia hạn thời gian công bố

báo cáo tài chính quý khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty, nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày kết thúc quý bảo đảm phù hợp với quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)