Tình hình sản xuất lúa chất lƣợng trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của các dòng giống lúa thơm triển vọng tại tỉnh bình định (Trang 29)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.4. Tình hình sản xuất lúa chất lƣợng trong và ngoài nƣớc

1.4.1. Tình hình sản xuất lúa thơm chất lượng trên Thế giới

Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), sản lƣợng sản xuất gạo toàn cầu 2020 ƣớc khoảng 501,1 triệu tấn, tăng 1,21% so với 2019. Hội đồng ngũ cốc quốc tế (IGC) ƣớc tính sản xuất gạo toàn cầu 2020 đạt 500,7 triệu tấn, tăng 0,83 % so với 2019. Trong đó, các quốc gia có sản lƣợng lúa cao nhất là: Trung Quốc với sản lƣợng là 146,72 triệu tấn; Ấn Độ là 115 triệu tấn; Việt Nam là 42,69 triệu tấn; Indônêxia là 36,4 triệu tấn; Philippin là 12,2 triệu tấn; và Thái Lan là 18,2 triệu tấn.

Các nƣớc xuất khẩu gạo chính trên thế giới bao gồm Thái Lan (7,5 triệu tấn; 18,3%); Việt Nam (6,34 triệu tấn; 15,4%); Ấn Độ (14,5 triệu tấn; 35,3%); Mỹ (3,5 triệu tấn; 8,5%), Trung Quốc (1,2 triệu tấn; 2,9%), Pakistan (2,9 triệu tấn; 7,14%) và các quốc gia khác (4,9 triệu tấn; 12%)(theo báo cáo của ngành gạo năm 2019). Lƣợng gạo xuất khẩu hàng năm từ 39-40 triệu tấn thì thị trƣờng gạo thơm Basmati của Ấn Độ chiếm không quá 10% nhƣng lợi nhuận mà nó đem lại cao hơn gấp 3 lần (từ 800-1200 đôla/tấn) so với loại gạo không thuộc loại Basmati (200-400 đôla/tấn) (N. Shobha Rani et al.,2006).

Đối với Thái Lan gạo chất lƣợng cao đƣợc xuất khẩu là gạo Hom Mali 92% với giá bán 1.053-1.057 đô la/tấn cao hơn gạo thƣờng 2-3 lần.

Các giống lúa thơm thƣờng đƣợc trồng phổ biến ở châu Á, riêng giống lúa Basmati đƣợc gieo trồng khoảng 2 triệu ha chủ yếu ở các nƣớc Ấn Độ, Pakistan và Nepan. Gạo thơm có hạt nhỏ, thon và dài từ 6,8 đến 7,0 mm, tỉ lệ chiều dài và chiều rộng từ 3,5 đến 3,7 và có hàm lƣợng amyloza trung bình 20-22%

Ở Ấn Độ có hàng trăm giống lúa thơm địa phƣơng, tuy nhiên chỉ có giống lúa thơm Basmati đƣợc ƣa chuộng nhất. Gạo thơm Basmati có hai đặc tính quan trọng hơn hết: mùi thơm và cơm nở dài, có từ 22 - 25% amyloza, gạo vẫn giữ đƣợc đặc tính này sau khi nấu. Ở Thái Lan có hai giống lúa thơm

nổi tiếng là Khao Dak Mali và Jasmine 85. Gạo thơm Khaw Dawk Mali có ít hơn 20% amylose nên hạt cơm sau khi nấu hạt còn hơi dính vào nhau.

Các giống lúa thơm ở Myanmar đƣợc gieo trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung và chủ yếu đƣợc tiêu thụ ở trong nƣớc. Một số giống lúa chất lƣợng đang đƣợc gieo trồng phổ biến ở đây nhƣ: Namathalay, Basmati, Paw San Bay Gyar [14].

Ở Philippin có giống Milsagrosa và ở Trung Quốc có các giống Bắc thơm, Quế hƣơng chiêm, Qua dạ hƣơng và Chi ƣu hƣơng là các giống lúa chất lƣợng nổi tiếng trên thế giới.

Giống lúa Koshihikari là giống lúa cổ truyền của Nhật, thuộc loài phụ

Japonica, có chất lƣợng cao, hƣơng vị rất đƣợc ƣa thích trong những bữa ăn

chính của ngƣời Nhật. Giống lúa Koshihikari đƣợc xem nhƣ là lúa Basmati của Nhật với diện tích gieo trồng chiếm khoảng 30% tổng diện tích trồng lúa ở nƣớc này.

1.4.2. Tình hình sản xuất lúa thơm chất lượng ở Việt Nam

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến hết năm 2020, diện tích sản xuất lúa ở Việt Nam là 7,24 triệu ha, năng suất bình quân trong năm là 58,7 tạ/ha và tổng sản lƣợng khoảng 42,69 triệu tấn. Lúa gạo của nƣớc ta chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (diện tích khoảng 4,48 triệu ha và sản lƣợng xung quanh 21,8 triệu tấn/năm) và đây cũng chính là vùng lúa gạo xuất khẩu chỉnh của cả nƣớc. Sản xuất lúa của các vùng còn lại trong nƣớc (đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Duyên hải miền Trung) chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ.

Ngoài vùng lúa đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất lúa chất lƣợng cũng đƣợc các vùng sinh thái khác cả nƣớc quan tâm. Ở khu vực đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung bộ, các giống lúa chất lƣợng HT1, SH2 (XT27), BT7, Tám thơm Hải Hậu, PC6, LT2,…đã đƣợc đƣa vào cơ cấu giống chủ lực của địa phƣơng. Ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ, các giống lúa chất

lƣợng nhƣ Jasmine 85, KDML 105, OM4900, TH757, HT1, SH2, VNĐ95-20, OM3536, OM6162…đã đƣợc du nhập, đánh giá và phát triển sản xuất. Tuy nhiên, sản xuất lúa chất lƣợng ở đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ chỉ mới dừng lại ở bƣớc tiêu thụ nội địa và tại chỗ là chính.

Theo Báo cáo ngành gạo(2020), Xuất khẩu gạo của nƣớc ta trong năm 2020 lên 6,34 triệu tấn giá trị xuất khẩu gạo trắng chiếm 51% tổng kim ngạch; gạo Jasmine và gạo thơm chiếm 32%; gạo nếp chiếm 12% và gạo Japonica, gạo giống Nhật chiếm 5%. Thị trƣờng xuất khẩu gạo Jasmine và gạo thơm lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc 25%, Ghana 23% và Bờ Biển Ngà 14%.

Biểu đồ 1.1. Giá trị xuất khẩu một số loại gạo của Việt Nam năm 2020 1.5. Tình hình nghiên cứu và sản suất lúa ở Bình Định

1.5.1.Tình hình sản xuất lúa ở Bình Định

Trong những năm gần đây, sản xuất lúa ở tỉnh Bình Định đã gặt hái đƣợc nhiều thành quả rất tích cực. Các diện tích lúa từ sản xuất 3 vụ/năm kém hiệu quả sang 2 vụ lúa/năm đã đƣợc chuyển đổi cơ bản. Việc sử dụng giống cấp xác nhận trong sản xuất đã trở thành nhu cầu của nông dân. Từ năm 2010 đến nay, diện tích sản xuất lúa giảm dần nhƣng năng suất và sản lƣợng lúa không ngừng tăng nhanh… Nguyên nhân là do trên địa bàn của tỉnh đã đƣợc

áp dụng tƣơng đối đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, nhƣ: Sử dụng giống mới thích hợp cho từng vụ, bố trí thời vụ hợp lý nên hạn chế đƣợc rủi ro do thiên tai, áp dụng 3 giảm 3 tăng, … nên giảm đƣợc chi phí đầu tƣ, tăng hiệu quả sản xuất . Tình hình sản xuất lúa ở tỉnh Bình Định từ năm 2010-2020 cụ thể nhƣ sau (bảng 1.2).

Số liệu thống kê ở bảng 1.2 cho thấy, từ năm 2010 đến năm 2012 tổng diện tích trồng lúa hàng năm phổ biến trong khoảng từ 113.132 ha đến 111.242 ha. Từ năm 2013 đến 2020 diện tích đất trồng lúa giảm xuống so với các năm trƣớc và dao động trong khoảng từ 94.149- 106.294 ha. Nguyên nhân giảm chủ yếu là do chuyển đổi một phần diện tích đất trồng lúa hiệu quả thấp sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn và nhu cầu sử dụng nƣớc ít hơn. Đây là chủ trƣơng đúng đắn của tỉnh đã và đang tiếp tục đƣợc áp dụng nhằm góp phần tăng thu nhập cho bà con nông dân và thích hợp với điều kiện biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng gay gắt, nguy cơ thiếu nƣớc tƣới ngày càng tăng.

Mặc dù diện tích đất trồng lúa có xu hƣớng giảm nhƣng năng suất bình quân/ha và sản lƣợng thóc có xu hƣớng tăng lên. Nguyên nhân chính làm tăng năng suất lúa là do nông dân ngày càng áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh hợp lý hơn.

Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa ở tỉnh Bình Định từ năm 2010-2020

Năm Tổng số Chia ra

Lúa Đ.Xuân Lúa Hè Thu Lúa mùa

D.Tích (ha) N.Suất (tạ/ha) S.Lượng (tấn) D.Tích (ha) N.Suất (tạ/ha) S.Lượng (tấn) D.Tích (ha) N.Suất (tạ/ha) S.Lượng (tấn) D.Tích (ha) N.Suất (tạ/ha) S.Lượng (tấn) 2010 113.132 56,0 633.269 47.694 62,0 295.535 41.329 56,7 234.294 24.109 42,9 103.440 2011 112.329 57,8 649.289 47.790 62,4 298.078 42.363 59,5 252.135 22.176 44,7 99.076 2012 111.242 58,6 651.734 47.670 63,0 300.482 42.941 59,7 256.563 20.631 45,9 94.689 2013 102.546 59,2 606.840 45.744 63,3 289.745 38.190 60,5 231.088 18.612 46,2 86.007 2014 106.294 61,1 649.670 47.811 67,9 324.456 42.355 59,1 250.177 16.128 46,5 75.037 2015 105.747 62,2 657.820 48.142 68,6 330.043 42.340 61,4 259.903 15.265 44,5 67.874 2016 102.551 62,3 638.900 48.533 66,0 320.284 40.590 63,9 259.377 13.428 44,1 59.239 2017 105.107 63,4 666.378 47.293 67,7 320.383 43.640 64,2 280.315 14.174 46,3 65.680 2018 103.627 64,3 666.494 48.226 68,8 331.939 43.714 64,2 280.453 11.687 46,3 54.102 2019 99.949 64,4 643.397 48.171 69,8 336.447 42.814 63,5 271.838 8.964 39,2 35.112 2020* 94.149 65,6 617.273 48.172 70,4 338.948 38.063 64,6 245.975 7.914 40,9 32.350

Năm 2010, năng suất lúa bình quân trong năm của tỉnh là 56,0 tạ/ha thì năm 2020 năng suất bình quân đã tăng lên 65,6 tạ/ha (tăng 17,14%), sản lƣợng thóc năm 2020 đạt 617.273 tấn, giảm 15.996 tấn so với năm 2010 (giảm 2,52%) .

Số liệu ở bảng 1.2 cũng cho thấy, diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa trong vụ Đông xuân thƣờng đạt cao hơn so với vụ Hè thu. Vụ Mùa có diện tích, năng suất và sản lƣợng thóc đạt thấp hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện thời tiết ít thuận lợi hơn và có nhiều diện tích lúa phải gieo khô, phụ thuộc hoàn toàn vào nƣớc trời nên hiệu quả sản xuất thấp. Để tăng năng suất và hiệu quả sản xuất trong thời gian tới, cần tăng cƣờng đầu tƣ thâm canh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng suất lúa giữa các vùng và nâng cao năng suất lúa ở các vùng có điều kiện sản xuất khó khăn (nhiễm mặn, chua phèn, thiếu nƣớc, ngập úng…). Mặt khác cần tăng cƣờng nghiên cứu để bổ sung thêm các giống lúa mới thích hợp hơn vào sản xuất, nhất là đối với các giống lúa có thời gian sinh trƣởng ngắn, năng suất và chất lƣợng cao, nhiễm nhẹ sâu bệnh…

1.5.2.Một số kết quả nghiên cứu về lúa ở Bình Định.

* Công tác giống: Những năm gần đây ở tỉnh Bình Định đã có chủ trƣơng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích. Đối với sản xuất lúa, đã tiến hành chuyển đổi từ 3 vụ lúa/năm hiệu quả thấp sang 2 vụ/năm hiệu quả cao cùng với việc ứng dụng các giống lúa mới có năng suất và chất lƣợng cao hơn, nhiễm nhẹ sâu bệnh. Các giống lúa đang đƣợc ứng dụng trong sản xuất là: ĐV108, VĐ8, Q5, ĐB6, ML202, ML214, SH2, BC15,TB-R1, TB-R36, VTNA1, VTNA2, ML 48, HT1, ML49… và một số giống lúa lai nhƣ: Nhị ƣu 838, BTE-1, Nghi Hƣơng 2308, TH3-3, Syn6, BTE1, BiO404…Hiện nay có khoảng 95-98% số hộ nông dân trên địa bàn của tỉnh sử dụng giống cấp xác nhận và giống tƣơng đƣơng cấp xác nhận (do HTX sản xuất), giảm mật

độ gieo còn khoảng 80-120 kg/ha (tùy từng vụ). Đây là bƣớc tiến quan trọng góp phần tăng năng suất và sản lƣợng lƣơng thực của tỉnh trong những năm gần đây [38].

* Về kỹ thuật canh tác: Kết quả nghiên cứu của Viện Duyên hải Nam Trung bộ về kỹ thuật canh tác cho giống lúa ngắn ngày và trung ngày đã rút ra một số nhận xét nhƣ sau:

- Đối với nhóm giống lúa ngắn ngày, lƣợng phân bón đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất phù sa cổ là 120N + 60-70 P2O5 + 60-70 K2O/ha. - Chế độ tƣới ngập thƣờng xuyên và luân phiên khô xen ngập cho năng suất tƣơng đƣơng nhau nhƣng ở chế độ tới luân phiên khô xen ngập sẽ tiết kiệm đƣợc khoảng 20% số lần tƣới, giảm chi phí về thủy lợi.

Kết quả mô hình sản xuất lúa có áp dụng 3 giảm 3 tăng của Trung tâm khuyến nông và Khuyến ngƣ tỉnh Bình Định (trong vụ ĐX 2008) lãi suất cao hơn đối chứng là 2.540 nghìn đồng/ha.

Kết quả nghiên cứu về 5 giảm 3 tăng của Nguyễn Thị Tố Trân [38] đã rút ra nhận xét: Xử lý hạt giống bằng thuốc CRUISER PLUS 312,5 FS, ACTARA 25WG, TANGO 800WO 800 WG trƣớc khi gieo sạ có tác dụng hạn chế bọ trĩ giai đoạn 20 ngày sau sạ. Áp dụng 5 giảm 3 tăng vào sản xuất lúa, lợi nhuận thu đƣợc cao hơn so với đối chứng từ 2,15 triệu đồng/ha đến 4,4 triệu đồng/ha.

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 2.1. Tên và nguồn gốc các dòng, giống lúa thí nghiệm

STT Tên dòng,

giống Tổ hợp lai Nguồn gốc dòng, giống

1 Giống HT1

(đ/c) Nhập nội từ Trung Quốc

2 Dòng AR19 PC6/ Hƣơng Cốm Viện KHKT NN DHNTB 3 Dòng D20 AN2/ Bắc Thơm 7 Viện KHKT NN DHNTB

4 Dòng BĐR17 Hƣơng Cốm

1/VS1//OM4900 Viện KHKT NN DHNTB

5 Dòng AR34 BĐR09/HT1 Viện KHKT NN DHNTB

2.2. Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển một số dòng/giống lúa thơm triển vọng.

- Nghiên cứu chỉ tiêu tiêu sinh hóa của một số dòng/giống lúa thơm triển vọng .

- Nghiên cứu chỉ tiêu nông học của một số dòng/giống lúa thơm triển vọng.

- Nghiên cứu chỉ tiêu chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng/ giống lúa thơm triển vọng.

- Nghiên cứu chỉ tiêu phẩm chất liên quan đến chất lƣợng gạo của một số dòng/ giống lúa thơm triển vọng.

- Nghiên cứu khả năng chống chịu với sâu, bệnh hại trong điều kiện đồng ruộng của một số dòng/ giống lúa thơm triển vọng.

2.3. Phạm vi nghiên cứu

Địa điểm: Ruộng nghiên cứu, Cơ sở II Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (KV.Tiên Hòa, P. Nhơn Hƣng, TX. An Nhơn, Bình Định).

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm đƣợc thực hiện theo Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT

- Thí nghiệm đƣợc bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần lặp lại.

- Diện tích ô thí nghiệm 10 m2 (2m x 5m), khoảng cách giữa các ô thí nghiệm trong cùng lần nhắc lại là 40 cm và khoảng cách giữa các lần nhắc lại là 40 cm, xung quanh ruộng thí nghiệm có ít nhất 3m lúa bảo vệ.

- Mật độ cấy : 20 x 10 cm ( Hàng cách hàng 20cm, cây cách cây 10cm). Mật độ 50 cây/ m2

.

SƠ ĐỒ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

Kỹ thuật canh tác thí nghiệm áp dụng theo quy trình canh tác lúa của Viện KHKTNN Duyên Hải Nam Trung Bộ (Phụ lục).

2.5. Chỉ tiêu theo dõi và phƣơng pháp đánh giá

2.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, nông học Quy chuẩn Quốc gia

Diện tích bảo vệ

KHỐI I KHỐI II KHỐI III

HT1 (đ/c) BĐR17 AR34 AR19 AR34 HT1 (đ/c) D20 HT1 (đ/c) BĐR17 BĐR17 AR19 D20 AR34 D20 AR19 Diện tích bảo vệ

QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT Ngày bắt đầu đẻ nhánh ( 10% số cây có nhánh).

Ngày bắt đầu trổ ( 10% số cây trổ). Ngày kết thúc trỗ ( 85% số cây trổ).

Tổng thời gian sinh trƣởng : Tổng số ngày từ khi gieo đến khi có 85% số hạt/bông chín.

Chiều dài phiến lá: Đo từ gối lá đến đỉnh của lá giáp lá đòng. Chiều rộng phiến lá: Đo ở vị trí to nhất của phiến lá giáp lá đòng Chiều dài bông

Chiều cao cây (cm): Đo từ mặt đất đến đỉnh bông cao nhất (không kể râu hạt).

2.5.2.Các chỉ tiêu về sinh hóa

Hàm lƣợng diệp lục tổng số trong lá:

+ Thời điểm lấy mẫu: Giai đoạn đòng và vào chắc.

+ Phƣơng pháp phân tích mẫu: (diệp lục a, diệp lục b và diệp lục tổng số) theo phƣơng pháp so màu quang phổ.

Hàm lƣợng chất khô (%) = (KL khô / KL tƣơi) x100

+ Thời điểm lấy mẫu: Giai đoạn đòng và vào chắc.

2.5.3. Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái và nông học:

Các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, nông học Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT

Sức sống của mạ, Độ dài giai đoạn trỗ, Độ thoát cổ bông, Độ cứng cây, Độ tàn lá, Thời gian sinh trƣởng (ngày), Chiều cao cây (cm), Độ rụng hạt, Dạng cây, Dạng lá đòng, Màu sắc vỏ trấu ( trừ mỏ hạt).

2.5.4. Các chỉ tiêu về yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất theo Quy

chuẩn Quốc gia QCVN 01-55 : 2011/BNNPTNT, QCVN 01-65 : 2011 /BNNPTNT

Số bông hữu hiệu/m2

, Tổng số hạt trên bông, Số hạt chắc/bông, Tỉ lệ lép/bông (%), Khối lƣợng 1000 hạt, NSLT, NSTT.

2.5.5. Các chỉ tiêu về sinh hóa và phẩm chất liên quan đến chất lượng gạo

Đánh giá mùi thơm gạo lật: Cho 10 ml dung dịch KOH 1,7% vào 2 gam hạt gạo lật đã để sẵn trong đĩa pectri, để trong 15 phút sau đó đánh giá mùi thơm và cho điểm (QCVN 01-65: 2011 /BNNPTNT).

Đánh giá mùi thơm sau khi nấu cơm: đánh giá chất lƣợng cảm quan cơm phƣơng pháp cho điểm theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8373-2010.

Kích thƣớc hạt gạo: Chọn ngẫu nhiên 20 hạt gạo cho mỗi lần lặp lại, dùng dụng cụ đo hạt Baker E-02 (Nhật) đo chiều dài và rộng của hạt (mm) và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa sinh, sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của các dòng giống lúa thơm triển vọng tại tỉnh bình định (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)