Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2017 (Trang 29 - 34)

1.Lau khô và ủ ấm.

Thực hiện đúng thời điểm và thực hiện 100% + Nguyên nhân:

- Có đủ phương tiện để thực hiện;

- Bàn chăm sóc sơ sinh ngay trong phòng mổ có quạt sưởi ấm; - Thao tác đơn giản, dễ thực hiện.

2. Tiêm bắp 10UI oxytoxin

Thực hiện đúng thời điểm và thực hiện 100% + Nguyên nhân:

- Do cán bộ gây mê thực hiện - Có đủ phương tiện để thực hiện; - Thao tác đơn giản, dễ dàng thực hiện

3.Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì

Chưa thực hiện đúng thời điểm và thời gian + Nguyên nhân:

22

- Do tâm lý phẫu thuật viên làm sao kết thúc ca phẫu thuật nhanh, an toàn;

- Nhiệt độ trong phòng phẫu thuật không cho phép; - Bàn hồi sức bố trí xa bàn mổ;

- Nữ hộ sinh thực hiện theo thói quen.

4. Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên ngực mẹ ngay trong khi

mổ lấy thai và kéo dài ít nhất 90 phút sau mổ) Chưa thực hiện đúng thời điểm và thời gian + Nguyên nhân:

- Bà mẹ đang phải trải qua can thiệp phẫu thuật nên chưa sẵn sàng ôm con; - Tác dụng của thuốc gây tê khiến bà mẹ buồn ngủ, ngủ;

- Nhiệt độ phòng không đảm bảo để thực hiện tiếp xúc da kề da;

- Điều kiện sắp xếp giường bệnh chưa hợp lý (do quá tải nên ngay sau phẫu thuật bà mẹ được chuyển sang phòng hồi sức để chăm sóc cùng nhiều bệnh nhân khác);

- Thiếu nữ hộ sinh trong việc hỗ trợ bà mẹ ôm con.

5. Cho trẻ bú sớm trong giờ đầu và bú mẹ hoàn toàn.

Chưa thực hiện đúng thời điểm và thời gian + Nguyên nhân:

- Bà mẹ đang phải trải qua can thiệp phẫu thuật nên chưa sẵn sàng ôm con; - Tác dụng của thuốc gây tê khiến bà mẹ buồn ngủ, ngủ;

- Nhiệt độ phòng không đảm bảo để thực hiện tiếp xúc da kề da, bú sớm; - Điều kiện sắp xếp giường bệnh chưa hợp lý (do quá tải nên ngay sau phẫu thuật bà mẹ được chuyển sang phòng hồi sức để chăm sóc cùng nhiều bệnh nhân khác);

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, GIẢI PHÁP

Nhằm nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau:

1. Làm tốt công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuên môn:

- Tập huấn cho cán bộ trực tiếp chăm sóc bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau MLT về quy trình chăm sóc thiết yếu;

- Đưa quy trình “Chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau MLT” vào nội quy chế chuyên môn;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hỗ trợ thực hiện;

- Phối hợp Sở Y tế lên kế hoạch đào tạo, chuyển giao kỹ thuật: Phẫu thuật lấy thai, phẫu thuật phụ khoa phức tạp, phẫu thuật nội soi...cho tuyến dưới nhằm giảm tải cho bệnh viện;

2. Bệnh viện cần lên kế hoạch xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các khoa, đặc biệt là khoa PT – GMHS:

- Cần trang bị phòng mổ, phòng hồi sức đạt yêu cầu để thực hiện các bước chăm sóc thiết yếu: ánh sáng, độ ấm, các máy móc hỗ trợ…

3. Tăng cường nữ hộ sinh cho khoa PT - GMHS:

- Biên chế thêm nữ hộ sinh cho khoa hoặc hỗ trợ nhân lực từ các khoa khác. - Tăng cường nữ hộ sinh trong kíp mổ để hỗ trợ bà mẹ;

4. Bố trí giường bệnh hợp lý: đảm bảo kín đáo, riêng tư; 5. Làm tốt công tác tư vấn trước mổ cho bà mẹ:

- Tư vấn cho bà mẹ hiểu rõ những nội dung và lợi ích của việc thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai; đồng thời hỗ trợ bà mẹ thực hiện các bước trong quy trình chăm sóc như: da kề da, cho trẻ bú sớm...

24

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Hiện nay tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng, làm tăng nhu cầu về chăm sóc sản phụ và sơ sinh sau mổ. Sau mổ sản phụ và trẻ sơ sinh được chăm sóc một cách tích cực, khoa học sẽ tạo được tiền đề tốt cho sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh, góp phần giảm thiểu tỷ lệ bệnh tật và tử vong, đảm bảo sự an toàn, phòng tránh hoặc phát hiện sớm những tai biến sau sinh mổ, giúp bà mẹ chóng hồi phục về sức khỏe, trẻ sơ sinh nhanh chóng thích nghi với hoàn cảnh và môi trường bên ngoài tử cung.

Qua kết quả báo cáo chuyên đề ở trên về công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa chúng tôi có thể đưa ra kết luận như sau:

* Quy trình chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai đã được thực hiên cụ thể như sau:

- Lau khô và ủ ấm: thực hiện đúng thời điểm và thực hiện 100%;

- Tiêm bắp 10UI oxytoxin: thực hiện đúng thời điểm và thực hiện 100%; - Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì: Chưa thực hiện đúng thời điểm và thời gian;

- Cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da: Chưa thực hiện đúng thời điểm và thời gian;

- Cho trẻ bú sớm trong giờ đầu và bú mẹ hoàn toàn: Chưa thực hiện đúng thời điểm và thời gian.

* Một số khuyến nghị nhằm cải thiện thực trạng này:

1. Làm tốt công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn.

2. Bệnh viện cần lên kế hoạch xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho các khoa, đặc biệt là khoa PT - GMHS.

3. Tăng cường nữ hộ sinh cho khoa PT – GMHS. 4. Bố trí giường bệnh hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế (2016), Quyết địnhsố: 6734/QĐ-BYT ngày 15/11/2016 của Bộ

trưởng Bộ Y tế.

2 Đặng Thị Hà, “Tình hình mổ lấy thai tại Bệnh viện Đại học Y Dược

TPHCM”,Y học TPHCM, tập 14-4.

3 Nguyễn Đức Hinh, Dương Tử Kỳ (2005), “Nhận xét 247 trường hợp mổ

lấy thai ở khoa sản bệnh viện Bạch Mai”, Tạp chí Y học Việt Nam, Số (1), tr. 1-6.

4 Vương Tiến Hoà (2004), “Nghiên cứu chỉ định mổ lấy thai ở người đẻ

con so tại bệnh viện Phụ sản trung ương năm 2002”, Nghiên cứu y học, Số (5), tr.79-84.

5 Phạm Thị Hoa Hồng (2007), “Các chỉ định mổ lấy thai”,Bài giảng sản

phụ khoa tập 1, Nhà xuất bản y học Hà Nội, Tr. 105 – 111.

6

Nguyễn Văn Tư, “Thực trạng mổ lấy thai tại khoa sản bệnh viện đa khoa

trung ương Thái Nguyên năm 2004- 2006, Tạp chí Y học thực hành, Số (3), tr.15–17.

7 Ma Văn Từng (2014),Khảo sát thực trạng sinh mổ và sinh đẻ tại khoa

Phụ sản bệnh viện Đa khoa Hùng Vương 6 tháng đầu năm 2014, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp cơ sở bệnh viện Hùng Vương, Phú Thọ.

8 D. a Forster and H. L. McLachlan, “Breastfeeding initiation and birth

setting practices: a review of the literature.,” Journal of midwifery & women’s health, vol. 52, no. 3. pp. 273–80, 2007.

9 E. R. Moore, G. C. Anderson, N. Bergman, and T. Dowswell, “Early

skin-to-skin contact for mothers and their healthy newborn

infants.,” Cochrane database Syst. Rev., vol. 5, no. 4, p. CD003519, 2012.

10 F. S. Bergman NJ, Linley LL, “Randomized controlled trial of skin-to-

skin contact from birth versus conventional incubator for physiological stabilization in 1200 g to 2199 g newborns.,” Acta Paediatr., vol. 95, no. 1, pp. 15–16, 2006.

11 J. Baley, “Skin-to-Skin Care for Term and Preterm Infants in the

Neonatal ICU,” Pediatrics, vol. 136, no. 3, pp. 596–599, 2015.

12 J. Stevens, V. Schmied, E. Burns, and H. Dahlen, “Immediate or early

26

literature,” Matern. Child Nutr., pp. 456–473, 2014.

13 N. Charpak, J. G. Ruiz, J. Zupan, A. Cattaneo, Z. Figueroa, R.

Tessier, M. Cristo, G. Anderson, S. Ludington, S. Mendoza, M.

Mokhachane, and B. Worku, “Kangaroo Mother Care: 25 years

after.,” Acta Paediatr., vol. 94, no. 5, pp. 514–22, 2005.

14 S. Gouchon, D. Gregori, A. Picotto, G. Patrucco, M. Nangeroni, and

P. Di Giulio, “Skin-to-skin contact after cesarean delivery: an

experimental study.,” Nurs. Res., vol. 59, no. 2, pp. 78–84, 2010.

15 S. Lang, “Development and Evaluation of a Skin-To-Skin in the

Operating Room Protocol Development and Evaluation of a Skin-To-Skin in the Operating Room,” Nurs. Masters, 2015.

16 International Childbirth Education Association, “Skin-to-Skin

Contact.” pp. 1–4, 2015.

17 WHO. The Global Numbers and Costs of Additionally Needed and Unnecessary Caesarean Sections Performed per Year: Overuse as a Barrier to Universal Coverage. World Health Report (2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản thanh hóa năm 2017 (Trang 29 - 34)