Bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc là bệnh viện chuyên khoa hạng II trực thuộc Sở Y tế Tỉnh Vĩnh Phúc, thành lập từ năm 2009 và chính thức đi vào hoạt động từ 20 tháng 10 năm 2011. Là bệnh viện mới thành lập trên cơ sở tách Sản và Nhi từ bệnh viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc, hiện có: 11 khoa lâm sàng , 4 khoa cận lâm sàng, 4 đơn nguyên và 4 phòng chức năng với 300 giường bệnh kế hoạch (nội trú) và 431 giường bệnh thực kê (nội trú). Hiện nay, bệnh viện nhận điều trị chuyên khoa cho tất cả đối tượng là Sản và Nhi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc và các vùng lân cận. Trong những năm qua bệnh viện luôn vượt chỉ tiêu khám chữa bệnh và số người bệnh tới khám và điều trị có xu hướng gia tăng. Đặc biệt số ca đẻ tăng lên đáng kể, năm 2016 có 4674 ca đến sinh tại bệnh viện trong đó mổ đẻ là 1468 ca và đẻ thường là 3206 ca.
Là một bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phụ sản trung ương nên được tách rất nhiều khoa chuyên sâu để đáp ứng với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em ngày càng cao, giảm tải cho tuyến trên.
Riêng khối sản có 4 khoa: khoa Sản đẻ, khoa Sản Bệnh, khoa Phụ và khoa Hiếm muộn.
Khoa sản đẻ là khoa tập chung nhiều đội ngũ NHS có tay nghề, có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng để đáp ứng với nhu cầu chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ nhằm giảm thiểu nguy cơ tử vong mẹ và con.
bị bệnh viện cần chú trọng nâng cao nguồn lực trong công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
4.1. Thực trạng chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và sau đẻ tại khoa sản bệnh viện Sản - Nhi Vĩnh Phúc
4.1.1.Lau khô và ủ ấm cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh)
Có thực hiện nhưng chưa đầy đủ hoặc không đủ thời gian 90 phút
Nguyên nhân:
1. Trẻ cần hỗ trợ hô hấp nên phải cắt rốn và chuyển ra bàn hồi sức sơ sinh 2. Sản phụ mệt chưa muốn ôm con
3. Sợ bẩn, để cho CBYT lau khô mặc áo vệ sinh sạch cho con mới yên tâm. 4. Cần phải chuyển bà mẹ sang giường khác để có chỗ cho thai phụ khác.
Giải pháp:
- Tư vấn cho sản phụ việc cho trẻ tiếp xúc da kề với mẹ: giúp điều hòa thân nhiệt cho trẻ, làm tăng sự gắn kết tình cảm mẹ con, giúp cho trẻ bắt đầu bú sớm. Tiếp xúc da kề da liên tục không gián đoạn sẽ giúp trẻ bú lần đầu thuận lợi.
- Động viên hỗ trợ bà mẹ ôm con.
- Cần thiết chuyển cả mẹ và trẻ sang giường theo dõi sau đẻ.
24
Hình 9: Hình ảnh sản phụ sau sinh
Hình 11: Hình ảnh trẻ sau sinh được nằm tại bàn làm rốn
26
Hình 13: Hộ sinh đang tư vấn cho sản phụ sau sinh
4.2. Tiêm bắp 10UI oxytoxin
- Thực hiện đúng thời điểm và thực hiện 100%.
4.3. Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì
- Có thực hiện nhưng chưa đúng thời điểm và thời gian
Nguyên nhân:
1. Trẻ cần hỗ trợ hô hấp nên phải cắt rốn và chuyển ra bàn hồi sức sơ sinh 2. Chưa tập huấn/ đã tập huấn nhưng vẫn theo thói quen cũ
3. Không tuân thủ quy trình
Giải pháp:
- Nâng cao nhận thức của nhân viên y tế, lợi ích của việc kẹp và cắt dây rốn muộn: giúp cho trẻ sơ sinh nhận thêm được một lượng máu và nguồn dự trữ sắt có từ người mẹ, có thể ngăn ngừa được nguy cơ xuất huyết não thất, nhiễm khuẩn huyết muộn, giảm nguy cơ phải truyền máu vì thiếu máu nhất là đối với trẻ sinh non và nhẹ cân.
- Cần tuân thủ quy trình kỹ thuật chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sơ sinh trong và ngay sau đẻ
4.4. Kéo dây rốn có kiểm soát
- Có thực hiện nhưng chưa đúng kỹ thuật, chưa xuất hiện cơn co tử cung đã kéo dây rốn, kéo không đúng cơ chế.
Nguyên nhân:
- Không tuân thủ quy trình kỹ thuật
- Chưa tập huấn/ đã tập huấn nhưng vẫn theo thói quen cũ - Chưa có kỹ năng của người đỡ đẻ
Giải pháp:
- Tuân thủ quy trình kỹ thuật
- Đào tạo lại, đào tại tại chỗ, cầm tay chỉ việc
4.5. Xoa đáy tử cung 15ph/lần kéo dài 2h
- Có thực hiện 100%, nhưng chưa đủ thời gian
Nguyên nhân:
- HS và sản phụ hợp tác chưa tốt, HS phải chăm sóc, theo dõi sản phụ khác. - Nhiều sản phụ sau sinh, mệt ngủ thiếp đi nên cũng quên không xoa đáy tử cung.
Giải pháp:
- Tư vấn, hỗ trợ, động viên sản phụ hợp tác với nhân viên y tế thực hiện đúng nội dung HS tư vấn và yêu cầu.
- Có thể nhờ người nhà sản phụ phối hợp xoa đáy tử cung cho sản phụ.
4.6. Hướng dẫn cho trẻ bú sớm
- Thực hiện được 10%
Nguyên nhân:
- Như những nội dung trên công tác tư vấn cho bà mẹ chưa hiệu quả. - Sản phụ sau sinh thường mệt chỉ muốn nhìn ôm con một lúc, muốn ngủ. - Sau cắt rốn trẻ được đưa ra bàn làm rốn để mặc áo, mũ và nằm lại luôn trên bàn sưởi nên mẹ cũng không có điều kiện ôm con và cho con bú.
- HS nhiều việc không có thời gian hỗ trợ mẹ cho trẻ bú sớm mà thường hướng dẫn xong bỏ mặc.
Giải pháp:
28
- Hỗ trợ, giúp đỡ bà mẹ cho trẻ bú. Cần thiết có thể nhờ người nhà hỗ trợ cho trẻ bú mẹ.
5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC CHĂM SÓC THIẾT YẾU CHO BÀ MẸ VÀ TRẺ SƠ SINH SAU ĐẺ TẠI BỆNH VIỆN SẢN - NHI VĨNH PHÚC.
Đối với người dân
Nhận thức của người dân đặc biệt là sản phụ phải được nâng cao, phải được tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng về các dịch vụ CSSKSS một cách đầy đủ.
Đối với hộ sinh:
1. Cần hiểu rõ công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ là cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của ngành y và của toàn xã hội đẻ nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khẻo bà mẹ và cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ tử vong mẹ, tử vong sau sinh trong và ngay sau đẻ.
2. Được tập huấn thường xuyên, liên tục bổ sung kiến thức chuyên ngành đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản dưới mọi hình thức: ngắn hạn, dài hạn, cầm tay chỉ việc.
3. Áp dụng các kiến thức mới được cập nhật vào công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
4. Tuân thủ các bước trong QTKT đặc biệt là các nội dung chưa đạt được như đã chỉ ra ở trên: lau khô ủ ấm cho tiếp xúc da kề da với mẹ kéo dài ít nhất 90 phút, kẹp cắt rốn muộn 1 thì, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa đáy tử cung 15phút/ lần trong 2h, hỗ trợ cho trẻ bú sớm.
5. Phải có lòng yêu nghề, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Coi sản phụ như là khách hàng của mình.
Đối với lãnh đạo khoa, bệnh viện:
1. Khoa có thể sắp xếp, bố trí lại phòng đẻ có bàn làm rốn sơ sinh cạnh bàn đẻ. 2. Mở rộng tập huấn, tập huấn lại, cho HS tham gia cung cấp dịch vụ để cập nhật quy trình theo HDQG về các DVCSSKSS mới nhất, trong đó lưu ý các bước còn yếu kém hoặc chưa được coi trọng như đã phát hiện trong chuyên đề này.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ việc thực hiện các QTKT. 4. Lắp đặt hệ thống camera giám sát việc thực hiện QTKT.
5. Giáo dục trính trị, tư tưởng cho CBYT yên tâm tin tưởng và yêu nghề, coi sản phụ như người thân, như khách hàng, luôn quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ sản phụ.
6. Tổng kết, sơ kết báo cáo các tai biến sản khoa hàng tháng, có kế hoạch/ biện pháp nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh.
7. Hàng năm tổ chức cuộc thi tay nghề của Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên cả lý thuyết và thực hành để nâng cao tay nghề.
8. Bổ sung kiến thức trong các buổi giao ban chuyên môn
6. KẾT LUẬN
Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em là vấn đề luôn được các quốc gia trên thế giới quan tâm. Ở nước ta, việc chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ luôn là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước và của ngành Y tế. Song kết quả vẫn còn hạn chế. Từ cuối những năm 80 và đầu những năm 90, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu. Chương trình chăm sóc sản khoa thiết yếu tạo điều kiện tốt nhất để mỗi phụ nữ khi mang thai được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc trước sinh, trong và sau sinh có chất lượng góp phần làm giảm các tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh. Qua báo cáo chuyên đề ở trên tôi có đưa ra một số kết luận sau:
1) Việc thực hiện chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ theo HDQG về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, của WHO, của Bộ Y tế tại Bệnh viện đã được triển khai thực hiện.
2) ĐD/HS đã được cập nhật thông tin, tập huấn đầy đủ và có những quy trình đã được thực thiện tương đối đầy đủ và đúng quy trình.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực đó vẫn còn một số tồn tại sau:
1) Nhận thức của người dân đặc biệt là sản phụ chưa cao, chưa được tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng về các dịch vụ CSSKSS một cách đầy đủ nên nhiều khi không theo sự tư vấn, hướng dẫn của CBYT.
2) Do hoàn cảnh cũng như tình hình xã hội hiện nay ngành y luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhưng chưa được xã hội thật sự tôn trọng nên cũng có nhiều CBYT chưa chuyên tâm, chưa tâm huyết với nghề nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung, bà mẹ và trẻ em nói riêng chưa cao, chỉ làm cho xong. Việc tập huấn, cập nhập, bổ xung kiến thức chuyên ngành, áp dụng vào thực tế chưa đạt hiệu quả cụ thể:
* Lau khô và ủ ấm cho trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da (trẻ được đặt lên bụng mẹ ngay sau khi sinh và kéo dài ít nhất 90 phút sau sinh): thực hiện nhưng chưa đầy đủ, không đủ thời gian 90 phút.
30
* Kẹp dây rốn muộn và cắt dây rốn một thì: chưa đúng thời điểm và thời gian.
* Kéo dây rốn có kiểm soát: thực hiện nhưng chưa đúng kỹ thuật, chưa xuất hiện cơn co tử cung đã kéo dây rốn, kéo không đúng cơ chế.
* Xoa đáy tử cung 15ph/lần kéo dài 2h: có thực hiện được 100%, nhưng chưa đủ thời gian.
* Hướng dẫn cho trẻ bú sớm: thực hiện được 10%.
* Tiêm bắp 10UI oxytoxin thực hiện được 100%, đúng thời điểm.
Một số giải pháp nâng cao công tác công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ:
Đối với người dân
Nhận thức của người dân đặc biệt là sản phụ phải được nâng cao, phải được tiếp cận với các loại hình thông tin đại chúng về các dịch vụ CSSKSS một cách đầy đủ.
Đối với hộ sinh:
1. Cần hiểu rõ công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ là cần thiết trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản của ngành y và của toàn xã hội đẻ nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao sức khẻo bà mẹ và cho ra đời những đứa trẻ khỏe mạnh đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ tử vong mẹ, tử vong sau sinh trong và ngay sau đẻ.
2. Được tập huấn thường xuyên, liên tục bổ sung kiến thức chuyên ngành đặc biệt là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản dưới mọi hình thức: ngắn hạn, dài hạn, cầm tay chỉ việc.
3. Áp dụng các kiến thức mới được cập nhật vào công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
4. Tuân thủ các bước trong QTKT đặc biệt là các nội dung chưa đạt được như đã chỉ ra ở trên: lau khô ủ ấm cho tiếp xúc da kề da với mẹ kéo dài ít nhất 90 phút, kẹp cắt rốn muộn 1 thì, kéo dây rốn có kiểm soát, xoa đáy tử cung 15phút/ lần trong 2h, hỗ trợ cho trẻ bú sớm.
5. Phải có lòng yêu nghề, thay đổi phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Coi sản phụ như là khách hàng của mình.
Đối với lãnh đạo khoa, bệnh viện:
2. Mở rộng tập huấn, tập huấn lại, cho HS tham gia cung cấp dịch vụ để cập nhật quy trình theo HDQG về các DVCSSKSS mới nhất, trong đó lưu ý các bước còn yếu kém hoặc chưa được coi trọng như đã phát hiện trong chuyên đề này.
3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ việc thực hiện các QTKT. 4. Lắp đặt hệ thống camera giám sát việc thực hiện QTKT.
5. Giáo dục trính trị, tư tưởng cho CBYT yên tâm tin tưởng và yêu nghề, coi sản phụ như người thân, như khách hàng, luôn quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ sản phụ.
6. Tổng kết, sơ kết báo cáo các tai biến sản khoa hàng tháng, có kế hoạch/ biện pháp nâng cao công tác chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh.
7. Hàng năm tổ chức cuộc thi tay nghề của Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên cả lý thuyết và thực hành để nâng cao tay nghề.
32
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt
1. Bệnh viện Phụ Sản Hải Dương (2012), "Báo cáo tổng kết công tác năm 2012,
phương hướng nhiệm vụ năm 2013".
2. Bộ Y tế (2001), Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế vê việc ban hành qui định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sinh sản tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế, Hà Nội.
3. Bộ Y tế (2008), Điều dưỡng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản giáo dục.
4. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
5. Bộ Y tế và Liên hợp quốc tại Việt Nam (2011), "Đánh giá người đỡ đẻ có kỹ năng ở Việt Nam".
6. Bộ Y tế và Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (2011), Báo cáo rà soát thực hiện can
thiệp về làm mẹ an toàn, tập trung vào cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh giai đoạn 2006 - 2010.
7. Bộ Y tế (2012), Báo cáo thẩm định tử vong mẹ.
8. Bộ Y tế - Số 4637/QĐ-BYT-2014: Quyết định về việc phê duyệt tài liệu hướng dẫn chuyên môn chăm sóc thiết yếu bà mẹ, trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ.
9. Chính phủ (2014), Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu phát triển