Đặc điểm tự nhiên tỉnh Phú Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời hòa hội đến lưới điện tỉnh phú yên (Trang 33 - 35)

1.4.1.1. Vị trí địa lý

Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, diện tích tự nhiên là 502.341,8ha, dân số của tỉnh năm 2016 là 899.433 người, với 9 đơn vị hành chính bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện. Có vị trí phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông.

Phú Yên có bờ biển dài với nhiều loài hải sản phong phú, đánh bắt quanh năm. Bờ biển dài 189km, từ Xuân Hải đến Vũng Rô, với nhiều bãi tắm đẹp, xen kẽ nhiều đầm, vịnh, vũng, như đầm Cù Mông, đầm Ô Loan, vịnh Xuân Đài và vịnh Vũng Rô đều là vị trí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng thủy sản.

Phú Yên nằm trên trục giao thông chính Bắc Nam cùng mạng lưới giao thông đường hộ quan trọng gồm QL1A, QL1D, QL25, QL29, QL19C giúp

tỉnh kết nối thuận lợi với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ, Tây Nguyên và khu vực Đông Bắc Campuchia. Bên cạnh đó, Phú Yên có cảng biển Vững Rô cùng đường bờ biển dài 189 km, có sân bay Tuy Hòa giúp tỉnh trở thành ngã ba giao lưu kinh tế và hàng hoá Bắc - Nam và Đông - Tây nơi có khả năng thuận lợi nhất về vị trí và địa hình để mở đường xuyên Đông Tây, đường sắt lên Tây Nguyên. Với địa thế này, Phú Yên vừa khai thác được nhu cầu thị trường của các tỉnh cho các sản phẩm có lợi thế của mình, đồng thời có khả năng liên kết và hợp tác với các tỉnh khác để phát triển thương mại và thị trường.

1.4.1.2. Địa hình

Địa hình tỉnh Phú Yên khá đa dạng, có tất cả các loại địa hình như đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, thấp dần từ Tây sang Đông, có thể chia thành các vùng sau:

- Vùng núi cao: Chiếm đại bộ phận diện tích của tỉnh, thuộc các huyện Đồng Xuân, Sông cầu, Sông Hĩnh, Sơn Hòa và một phần của huyện Đồng Hòa, Tây Hòa. Đây là vùng đất có diện tích rừng tự nhiên lớn chưa được khai thác.

- Vùng đồi núi thấp, đồi thoải ven biển: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng ven biển, được phân bố chủ yếu khu vực ven quốc lộ 1 và rải rác dọc bờ biển, thuộc huyện Tuy An, Sơn Hòa, Đông Hòa và TP.Tuy Hòa.

- Vùng đồng bằng ven biển: Tập trung chủ yếu ở đồng bằng các huyện Tuy An, Phú Hòa, Tây Hòa và Đông Hòa và thành phố Tuy Hòa thuộc hạ lưu sông Đà Rằng và sông Bàn Thạch, với địa hình tương đối bằng phẳng. Đây là vùng dân cư tập trung đông đúc và là vùng trồng lúa trọng điểm của tỉnh.

- Vùng bằng thấp và gò đụn ven biển: Gồm phần lớn các cồn cát, bãi cát thuộc các xã, phường của huyện Sông cầu, Tuy An, thành phố Tuy Hòa và huyện Đông Hòa, chủ yếu là đất mặn, mặn phèn và ngập mặn ven biển.

Tùy vào đặc điểm tự nhiên và địa hình để có định hướng phát triển kinh tế đặc thù cho từng vùng.

1.4.1.3. Khí hâu

Phú Yên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, đồng thời chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 với đặc trưng khô nóng do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 với lượng mưa lớn, nhiệt độ thấp, mát mẻ. Nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 23 – 27

0Clượng mưa trung bình vào khoảng 1.200 - 2.300 mm, độ ẩm tương đối của không khí trung bình 80 - 85% và tăng dần theo độ cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ảnh hưởng của nhà máy điện mặt trời hòa hội đến lưới điện tỉnh phú yên (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)