7. Kết cấu luận văn
1.2.2. Sự cần thiết và mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp
1.2.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về nông nghiệp
QLNN về nông nghiệp là một yêu cầu tất yếu khách quan. Điều đó thể hiện từ những lý do chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, xuất phát từ vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển KT -
XH của đất nƣớc. Nông nghiệp phát triển nhanh hay chậm tác động tới sự phát triển chung, đặc biệt ảnh hƣởng đến sự ổn định KT - XH của cả đất nƣớc.
Thứ hai, nhiệm vụ của nhà nƣớc là phải giải quyết các mâu thuẫn giữa
các giai cấp, tầng lớp có nguy cơ dẫn đến xung đột trong xã hội. Các vấn đề NN, ND, NT luôn là những vấn đề KT - XH rất nhạy cảm mà bất kỳ nhà nƣớc nào cũng phải quan tâm đặc biệt và thƣờng xuyên.
Thứ ba, vấn đề thiếu đất sản xuất, lao động nông nghiệp dôi dƣ, nông
dân thu nhập thấp, rủi ro trong nông nghiệp thƣờng xuyên xảy ra, bảo hộ nông nghiệp trong quá trình hội nhập… Chỉ có nhà nƣớc mới có đủ sức mạnh để giải quyết.
Thứ tư, nông nghiệp là bộ phận rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Nông nghiệp sử dụng tƣ liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt quan trọng thuộc sở hữu nhà nƣớc nhƣ tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, tài nguyên nƣớc… nên nhà nƣớc phải biến nó thành công cụ quan trọng giúp nhà nƣớc điều tiết theo định hƣớng nhất định trong từng giai đoạn.
Thứ năm, một trong những đặc điểm của SXKD nông nghiệp là mức độ
sản xuất nhỏ cần phải đƣợc bảo hiểm trong sản xuất và trên thị trƣờng. Các dịch vụ về xây dựng cơ sở hạ tầng, thủy lợi, giao thông… phải do nhà nƣớc đảm nhiệm. Đây là điều kiện tiên quyết để phát triển nông nghiệp mà những ngƣời nông dân cá thể, các hộ gia đình hầu nhƣ không có khả năng thực hiện.
Thứ sáu, cung cấp dịch vụ thông tin trong nền kinh tế thị trƣờng với xu
thế hội nhập quốc tế, nhà nƣớc phải có trách nhiệm cung cấp thông tin, hỗ trợ về sản xuất, giá cả thị trƣờng các yếu tố sản xuất, nông sản….
Thứ bảy, chuyển sang SXNN hàng hóa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế
đòi hỏi những chính sách, tác động của nhà nƣớc và hành vi kinh doanh của nông dân phải đƣợc đặt trên “bàn ăn” và “luật chơi” quốc tế.
1.2.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước về nông nghiệp
Thứ nhất, nâng cao vai trò của nông nghiệp đối với phát triển nền kinh
tế, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch các yếu tố sản xuất ra ngoài khu vực nông nghiệp với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Hệ thống các chính sách của nhà nƣớc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch lao động, tăng sức mua ở khu vực nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và mối liên hệ giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, tăng năng suất và sản lƣợng nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đối với nông sản. Bảo đảm an ninh lƣơng thực, từng bƣớc đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Thứ ba, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống
nông dân bằng các chƣơng trình nhƣ chƣơng trình mục tiêu quốc gia về việc làm, về xây dựng NTM, chính sách giao đất giao rừng, chính sách tín dụng cho ngƣời nghèo, chính sách giá cả, chính sách bảo hộ nông nghiệp. Nhà nƣớc hoạch định và tổ chức thực hiện nhằm bảo vệ lợi ích của những ngƣời trực tiếp SXKD nông nghiệp, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bền vững.
điều kiện tự nhiên, KT - XH, ứng dụng tiến bộ KHCN để tạo ra nhiều nông sản có chất lƣợng cao, có khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trƣờng.
1.2.3. Chức năng, nội dung và những nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp
1.2.3.1. Chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp
Thứ nhất, Nhà nước tạo lập môi trường và điều kiên thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Nhà nƣớc tạo môi trƣờng chính trị, pháp luật, kinh tế, văn
hóa ,xã hội, kết cấu hạ tầng thuận lợi cho các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tự do, bình đẳng hoạt động kinh doanh. Nhà nƣớc sử dụng những chính sách, cơ chế nhằm mở rộng thị trƣờng, khuyến khích đầu tƣ vào NN, NT. Với chức năng này, nhà nƣớc có vai trò nhƣ một bà đỡ giúp cho nông nghiệp phát triển, đồng thời bảo đảm các điều kiện tự do, bình đẳng trong kinh doanh nông thôn.
Thứ hai, Nhà nước định hướng và hướng dẫn nông nghiệp phát triển theo quỹ đạo và mục tiêu KT - XH đã được Đảng và Nhà nước định ra cho mỗi giai đoạn. Nhà nƣớc định hƣớng và hƣớng dẫn bằng các công cụ nhƣ
chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, kế hoạch, thông tin... Nhà nƣớc không can thiệp thô bạo bằng mệnh lệnh hành chính vào nông nghiệp mà chủ yếu sử dụng cách thức và phƣơng pháp tác động gián tiếp, theo các nguyên tắc của thị trƣờng. Cách thức tác động gián tiếp mang tính chất mềm dẻo, uyển chuyển, vừa bảo đảm tính tự chủ các chủ thể kinh tế, vừa thực hiện mục tiêu chung.
Thứ ba, Nhà nước tổ chức và điều tiết sự phát triển của nông nghiệp.
Muốn phát triển nền nông nghiệp hàng hóa nhiều thành phần một cách bền vững, có khả năng cạnh trạnh cao, nhà nƣớc vừa phải tuân thủ và vận dụng các quy luật khách quan của thị trƣờng, phát huy mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của thị trƣờng tác động đến nông nghiệp, vừa điều tiết sự hoạt động của nông nghiệp theo định hƣớng của Nhà nƣớc, đảm bảo cho nông nghiệp
phát triển ổn định. Để điều tiết, Nhà nƣớc phải sử dụng các chính sách, các công cụ nhƣ: tài chính, tiền tệ, thuế, tín dụng, lãi suất...
Thứ tư, Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra và xử lý vi phạm các hoạt động liên quan đến nông nghiệp. Chức năng này của nhà nƣớc nhằm phát
hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực nhƣ: SXKD hàng giả (nông sản, giống, vật tƣ phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, lợi ích nhân dân. Đồng thời, chức năng kiểm tra, giám sát nhà nƣớc phát hiện những điểm hạn chế của cơ chế, chính sách quản lý đã ban hành trong lĩnh vực nông nghiệp để từ đó sửa đổi, bổ sung.
1.2.3.2. Nội dung quản lý nhà nước về nông nghiệp của chính quyền cấp tỉnh
Cơ sở pháp lý để thực hiện nội dung QLNN về nông nghiệp của chính quyền cấp tỉnh là căn cứ vào: Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phƣơng số 47/2019/QH14 ngày 22 tháng 11 năm 2019; Nghị định số 24/ 2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; Thông tƣ liên tịch số 14/2015/TTLT-BNNPTNT-BNV ngày 25 tháng 3 năm 2015 về hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
QLNN đối với nông nghiệp của chính quyền cấp tỉnh là nhằm triển khai thực hiện chủ trƣơng, chính sách, pháp luật của Trung ƣơng tại địa phƣơng trong lĩnh vực nông nghiệp sao cho phù hợp với điều kiện KT - XH, cũng nhƣ thực hiện đầy đủ, toàn diện và đúng đắn nhất những gì đã đề ra.
QLNN đối với nông nghiệp của chính quyền cấp tỉnh tác động trực tiếp đến nông nghiệp bao gồm những nội dung sau:
Ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chƣơng trình, đề án, dự án về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; chất lƣợng, an toàn thực phẩm đối với nông sản, lâm sản, thủy sản và muối; quy hoạch phòng, chống thiên tai phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH, mục tiêu quốc phòng, an ninh của địa phƣơng; chƣơng trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nƣớc về các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN đƣợc giao;
Tổ chức và quản lý tổ chức bộ máy QLNN về nông nghiệp. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở NN và PTNT; Quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo cấp Trƣởng, cấp Phó các tổ chức thuộc UBND huyện; Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức thuộc Sở theo quy định của pháp luật… Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lƣợng ngƣời làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lƣơng và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dƣỡng, khen thƣởng, kỷ luật đối với CC, VC và lao động; Tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng CB, CC, VC và cán bộ không chuyên trách của xã, phƣờng, thị trấn làm công tác quản lý về nông nghiệp; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng an toàn thực phẩm đối với nông nghiệp theo quy định của Bộ NN và PTNT.
Ban hành Quy chế quản lý, phối hợp công tác và chế độ thông tin báo cáo của các tổ chức ngành NN và PTNT cấp tỉnh đặt tại địa bàn cấp huyện với UBND cấp huyện; các nhân viên kỹ thuật trên địa bàn cấp xã với UBND cấp xã;
Thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển, chƣơng trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm
nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phát triển nông thôn; phòng, chống thiên tai; chất lƣợng an toàn thực phẩm đã đƣợc phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và theo dõi thi hành pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi QLNN đƣợc giao;
Tổ chức thực hiện công tác hƣớng dẫn và phát triển sản xuất NLTS; Tổ chức thực hiện công tác khuyến nông theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về giám định, đăng kiểm, đăng ký, cấp và thu hồi giấy phép, chứng nhận, chứng chỉ hành nghề thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân công, ủy quyền của UBND tỉnh và hƣớng dẫn của Bộ NN và PTNT.
Xây dựng hệ thống thông tin, lƣu trữ dữ liệu về NN, LN, TS, thủy lợi, diêm nghiệp; tổ chức công tác thống kê diễn biến đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất diêm nghiệp, diễn biến rừng, mặt nƣớc NTTS và hoạt động thống kê phục vụ yêu cầu quản lý theo quy định;
Quản lý đầu tƣ xây dựng chuyên ngành theo quy định của pháp luật; hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các dự án và xây dựng mô hình phát triển về NN, LN, TS, thủy lợi, diêm nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện các chƣơng trình, dự án đƣợc giao;
Quản lý các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tƣ nhân, các hội và các tổ chức phi chính phủ thuộc các lĩnh vực NN, LN, TS, thủy lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn theo quy định của pháp luật; Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất của ngành NN và PTNT trên địa bàn tỉnh;
Thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và xử lý vi phạm pháp luật về NN, LN, TS, thủy lợi, phát triển nông thôn, phòng, chống thiên tai, chất lƣợng an
toàn thực phẩm đối với NN, LN, TS và muối trong phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.
1.2.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về nông nghiệp của chính quyền cấp tỉnh
* Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát triển nông nghiệp và QLNN về nông nghiệp. Cụ thể, đất: Ảnh hƣởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất, phân bố cây trồng vật nuôi. Khí hậu, nƣớc: Ảnh hƣởng đến thời vụ, cơ cấu, khả năng xen canh tăng vụ, mức ổn định của sản xuất nông nghiệp. Sinh vật: Ảnh hƣởng mức độ phong phú của giống cây trồng vật nuôi, khả năng cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Lao động ngành nông nghiệp phần lớn là làm việc theo kinh nghiệm, chƣa đƣợc đào tạo nhiều, do đó Nhà nƣớc phải có trách nhiệm đào tạo, tập huấn những kiến thức cơ bản cho họ. Yếu tố này đòi hỏi công tác QLNN đối với nông nghiệp phải thực hiện những công việc sau: Tổ chức các lớp đào tạo chuyên môn và cấp bằng hoặc chứng chỉ cho từng loại hoạt động với các trình độ chuyên môn khác nhau; Thiết lập các chƣơng trình hỗ trợ ngƣời nông dân trong các chƣơng trình khuyến nông, khuyến ngƣ, ứng dụng KHCN mới.
* Khoa học công nghệ
KHCN có ảnh hƣởng hết sức quan trọng đến công tác QLNN nói chung và công tác QLNN về nông nghiệp nói riêng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu càng đòi hỏi các ngành hàng, lĩnh vực phải thích ứng nhanh, tận dụng tốt lợi thế từ nền tảng công nghệ hiện đại để đổi mới, tối ƣu hóa sản xuất. Những nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần vào cơ cấu lại ngành nông nghiệp, đổi mới
mô hình tăng trƣởng gắn với xây dựng NTM. Đây cũng là giải pháp quan trọng để nông sản Việt Nam nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
* Cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp
Vai trò của QLNN về nông nghiệp bắt nguồn từ sự cần thiết phải phối hợp các hoạt động lao động chung trên cơ sở xã hội hoá sản xuất và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Lực lƣợng sản xuất và trình độ phát triển sản xuất hàng hoá càng cao thì càng cần thiết phải thực hiện vai trò này một cách chặt chẽ và nghiêm ngặt. Tuỳ theo trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất hàng hoá của nông nghiệp trong từng giai đoạn nhất định mà giữa các phân ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cũng nhƣ các yếu tố kinh tế của toàn ngành nông nghiệp có những mối quan hệ tỷ lệ phù hợp đảm bảo khai thác hợp lý các nguồn lực và phát triển.
Sự phát triển không ngừng của lực lƣợng sản xuất, sự tác động thƣờng xuyên hay biến động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc cũng nhƣ quốc tế luôn là những nguyên nhân phá vỡ những mối quan hệ tỷ lệ nói trên, trƣớc tình hình đó, Nhà nƣớc là ngƣời nhận thức đúng các quy luật vận động phát triển, nắn vững và dự báo đƣợc các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội trong nƣớc và quốc tế để vạch ra các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển thể chế hoá các chủ trƣơng đƣờng lối phát triển nông nghiệp thành các quy chế, luật lệ để hƣớng dẫn và sử dụng các kích thích kinh tế nhằm định hƣớng phát triển các vùng nông nghiệp các thành phần kinh tế các loại hình doanh nghiệp, hoạt động ở nông thôn v.v… phát triển đúng hƣớng và có hiệu quả.
* Chất lượng nguồn nhân lực quản lý nông nghiệp
Năng lực, trình độ của các CB,CC là yếu tố quan trọng góp phần thành công vào QLNN về nông nghiệp, do vậy, việc đào tạo con ngƣời nói chung hay đội ngũ CB,CC nói riêng cần đƣợc quan tâm, chú trọng. Đội ngũ CB,CC