Các khái niệm, thanh đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện nhi nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 42 - 44)

2.7.1 Bộ công cụ:

2.7.1.1 Bộ công cụ thu thập số liệu

- Số liệu trong đề tài sẽ được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi soạn sẵn dựa trên các tài liệu sau:

 Tài liệu của Bộ Y tế năm 2009 về “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” [3];

 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Việt Hà và Đặng Thị Hải Vân về “Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục sức khoẻ bệnh tiêu chảy cấp cho các bà mẹ có con bị tiêu chảy cấp tại khoa tiêu hoá bệnh viện Nhi Trung ương” năm 2012 [8];

- Bộ câu hỏi phỏng vấn bao gồm 32 câu được chia thành 3 phần:

 Phần A: Đặc điểm thông tin của đối tượng nghiên cứu gồm 5 câu hỏi từ câu A1 đến câu A5. Thông tin của đối tượng nghiên cứu bao gồm tuổi, tình trạng hôn nhân hiện tại, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú.

 Phần B: Kiến thức chăm sóc trẻ tiêu chảy của mẹ gồm 23 câu hỏi từ câu B1 đến câu B23 bao gồm các nội dung: kiến thức về bệnh tiêu chảy (5 câu), kiến thức về Oresol và việc bù nước, điện giải cho trẻ (9 câu), kiến thức về chế độ dinh dưỡng cho trẻ tiêu chảy (5 câu), kiến thức về vệ sinh và dùng thuốc cho trẻ tiêu chảy (4 câu).

- Phần C: Kiến thức phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ của mẹ gồm 4 câu từ câu C1 đến câu C4, bao gồm các nội dung: thời điểm cho trẻ ăn dặm (1 câu), thời điểm cai sữa cho trẻ (1 câu), rửa tay bằng xà phòng (1 câu), những việc cần làm để phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ (1 câu).

2.7.1.2 Bộ công cụ can thiệp giáo dục

hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em của Bộ Y tế năm 2009 [3], tài liệu “Nuối dưỡng trẻ nhỏ” năm 2015 của Bộ Y tế dành cho cán bộ y tế công tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ bà mẹ-trẻ em tại các tuyến [4], sổ tay hướng dẫn chăm sóc dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi của Vụ Sức khoẻ-Bà mẹ trẻ em năm 2016 ][40].

- Tờ gấp hướng dẫn chăm sóc trẻ mắc bệnh tiêu chảy của vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em phát hành năm 2015 (phụ lục 3).

- Tờ gấp về các biện pháp phòng chống bệnh tiêu chảy cấp của Bộ Y tế năm 2014 (phụ lục 4).

- Nội dung can thiệp giáo dục:

Nội dung giáo dục sức khoẻ được xây dựng dựa trên tài liệu “Hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em” của Bộ Y tế năm 2009 tập trung vào 2 vấn đề chính là kiến thức chăm sóc và kiến thức phòng bệnh cho trẻ.

 Kiến thức chăm sóc bao gồm: Kiến thức về bệnh, kiến thức về Oresol, việc bù nước và điện giải, kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ, kiến thức về vệ sinh và dùng thuốc cho trẻ khi bị tiêu chảy.

 Kiến thức phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ bao gồm: Thời điểm ăn bổ sung, thời điểm cai sữa đúng, rửa tay bằng xà phòng, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vệ sinh ăn uống cho trẻ, tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ.

2.7.2 Đánh giá kiến thức của bà mẹ

- Câu hỏi chọn ý đúng nhất: Chọn đúng được 1 điểm; chọn sai 0 điểm.

- Câu hỏi nhiều lựa chọn: Mỗi ý chọn đúng được 1 điểm, các ý chọn sai 0 được điểm.

- Xác định đúng sai dựa trên đáp án trả lời của bộ câu hỏi (phụ lục 2).

- Phân loại kiến thức chăm sóc và phòng bệnh tiêu chảy cho trẻ của các bà mẹ:

 Kiến thức tốt: Bà mẹ trả lời được ≥80% tổng số điểm (>39/49 điểm) .

 Kiến thức khá: Bà mẹ trả lời được từ 65%-79% tổng số điểm (32-39/49) điểm.

 Kiến thức trung bình: Bà mẹ trả lời được từ 50%-64% tổng số điểm (25- 31/49 điểm).

 Kiến thức kém: Bà mẹ trả lời được <50% tổng số điểm (<25/49) điểm.

- Đánh giá sự thay đổi kiến thức sau can thiệp giáo dục so với trước can thiệp giáo dục dựa trên mức chênh điểm trung bình trả lời các câu hỏi và sự khác biệt về tỷ lệ trả lời đúng đối với mỗi nội dung đánh giá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thay đổi kiến thức chăm sóc và phòng bệnh của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi mắc tiêu chảy điều trị tại bệnh viện nhi nam định sau can thiệp giáo dục (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)